Hội chứng Abercrombie là rối loạn hiếm gặp, thường xảy ra do biến chứng của các bệnh mạn tính như: lao, bệnh xương khớp, giang mai...
1. Hội chứng Abercrombie là gì?
Amyloid là một loại protein cellulose và tinh bột. Amyloid là protein không thể bị phân hủy hay phá vỡ. Nếu protein Amyloid xâm nhập vào các cơ quan thì thường sẽ lắng đọng trong tế vào mô liên kết và các mao mạch. Hội chứng Abercrombie là tình trạng có sự thâm nhiễm protein amyloid giữa các tế bào và sợi mô cùng các cơ quan. Amyloid thấm qua các sợi tế bào mô và gây thoái hóa.
Hội chứng Abercrombie có thể xảy ra ở bất cứ mô của cơ quan nào, nhưng thường gặp nhất là ở phần gan, thận và lá lách. Trường hợp mô liên tục bị thoái hóa, chức năng hoạt động của mô đó sẽ bị ảnh hưởng, có thể bị mất đi một phần hoặc thậm chí là toàn bộ hoạt động.
2. Dấu hiệu của triệu chứng Abercrombie là gì?
Hội chứng Abercrombie thường không có triệu chứng rõ rệt. Đa số các bệnh nhân phát hiện bệnh khi đã có một lượng mô đáng kể bị thoái hóa. Như đã nói, triệu chứng Abercrombie có thể xảy ra ở bất kỳ cơ quan nào. Tùy từng trường hợp triệu chứng Abercrombie xuất hiện ở vị trí nào mà bệnh nhân sẽ có các triệu chứng cụ thể khác nhau. Nếu người bệnh mắc triệu chứng Abercrombie ở thận thì sẽ thấy các dấu hiệu như đi tiểu nhiều lần, lượng nước tiểu tăng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa, hôi miệng, phù nề chân tay. Một số trường hợp mắc triệu chứng Abercrombie ở các cơ quan khác cũng có dấu hiệu tương tự và thêm các triệu chứng phù hợp với chứng năng của cơ quan đó khi bị ảnh hưởng.
Khi thăm khám sẽ thấy các cơ quan bị ảnh hưởng của hội chứng Abercrombie có các đặc điểm như:
- Cứng
- Phình to
- Trơn láng
Khi thấy các dấu hiệu bất thường của cơ thể, người bệnh nên tới bệnh viện để kiểm tra. Nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm 1 lần để có thể kiểm soát được tình trạng sức khỏe, kịp thời phát hiện bệnh và có biện pháp can thiệp kịp thời, đặc biệt là những người có nguy cơ cao mắc hội chứng Abercrombie.
3. Nguyên nhân dẫn đến hội chứng Abercrombie là gì?
Hội chứng Abercrombie không tồn tại dưới dạng bệnh lý riêng lẻ mà thường xảy ra do biến chứng của bệnh lao mãn tính, bệnh xương khớp kéo dài, bệnh giang mai, bạch cầu, bệnh Hodgkin... Hội chứng Abercrombie cũng có liên quan đến tình trạng viêm mạn tính thận, nhưng chưa có kết quả nghiên cứu chính xác rằng đó có phải là nguyên nhân gây ra hội chứng Abercrombie hay không.
Những người mắc bệnh thận, lao, xương khớp kéo dài.... là đối tượng có nguy cơ cao mắc hội chứng Abercrombie. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể giảm thiểu các yếu tố nguy cơ mắc bệnh. Các nhà nghiên cứu cho rằng, chế độ dinh dưỡng không hợp lý là một trong những nguy cơ lớn gây ra hội chứng Abercrombie. Do đó, người bị bệnh ung thư miệng sẽ rất dễ mắc hội chứng Abercrombie.
4. Chẩn đoán và điều trị hội chứng Abercrombie
Khi có các triệu chứng của bệnh Abercrombie, các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân thực hiện bài kiểm tra chuyên biệt và thực hiện một số xét nghiệm. Xét nghiệm màu sắc nhất định sẽ cho thấy sự hiện diện của chất Amyloid. Phản ứng i - ốt sẽ có kết quả hữu ích tại thời điểm chẩn đoán. Với mục đích vi mô, xét nghiệm với các dung dịch nước tím hoặc tím gentian do Cornil là phù hợp. Nếu các mô bình thường sẽ cho ra màu nhuộm xanh, nếu có chất Amyloid màu nhuộm sẽ chuyển sang hồng.
Điều trị hội chứng Abercrombie hướng tới cải thiện lưu lượng máu, nhằm loại bỏ các vật liệu nhiễm khuẩn. Bệnh nhân thiếu máu cần được bổ sung sắt và các dưỡng chất cần thiết giúp bổ sung oxy cho máu.
Chế độ ăn uống cũng rất quan trọng trong điều trị hội chứng Abercrombie. Ăn uống đủ chất, tập thể dục thường xuyên để ức chế tình trạng thoái hóa, nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng là biện pháp hữu hiệu giúp điều trị bệnh hiệu quả.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.