Hoại tử vô mạch chỏm xương đùi

Bài viết được viết bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Đắc Nghĩa - Trưởng Đơn nguyên Chấn thương chỉnh hình - Đơn nguyên Chấn thương - Chỉnh hình - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Hoại tử vô mạch chỏm xương đùi ngày càng trẻ hóa và có xu hướng tăng nhanh. Đây là căn bệnh nguy hiểm, thậm chí còn khiến người bệnh phải đối diện với nguy cơ tàn tật. Việc tìm hiểu về căn bệnh này sẽ giúp bạn nắm được các triệu chứng và có hướng thăm khám, điều trị và phòng ngừa biến chứng.

1. Hoại tử vô mạch chỏm xương đùi là bệnh gì?

Hoại tử vô mạch chỏm xương đùi là bệnh gây đau khớp háng. Bệnh xảy ra khi mạch máu nuôi lõi chỏm bị tắc nghẽn, dẫn đến hoại tử và vỡ xẹp chỏm. Bệnh hoại tử chỏm vô mạch có các triệu chứng sau:

  • Đau tại vùng bẹn, đau tăng khi đi lại
  • Đau xuyên ra hông, xuống đùi, xuống gối
  • Đi tập tễnh

2. Chẩn đoán hoại tử vô mạch chỏm xương đùi

Hoại tử vô mạch chỏm xương đùi có dấu hiệu không rõ ràng, diễn ra từ từ, thầm lặng nên khi bạn thấy đau mơ hồ quanh vùng bẹn hông thì bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Chỉnh hình (Phẫu thuật xương khớp). Bác sĩ sẽ khám và chỉ định bạn thực hiện chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ khớp háng để chẩn đoán chính xác xem bạn có bị hoại tử vô mạch chỏm xương đùi hay không?

3. Bệnh được hoại tử vô mạch chỏm xương đùi điều trị như thế nào?

Các biện pháp điều trị hoại tử vô mạch chỏm xương đùi như sau:

3.1. Các biện pháp điều trị hoại tử vô mạch chỏm xương đùi

  • Nghỉ ngơi: không chạy nhảy, không làm việc nặng
  • Dùng hai nạng để đi lại; hạn chế đi lại
  • Thuốc: Người bệnh dùng thuốc chống viêm giảm đau kết hợp thuốc chống loãng xương (Fosamax)

Dùng hai nạng là một biện pháp điều trị hoại tử vô mạch chỏm xương đùi
Dùng hai nạng là một biện pháp điều trị hoại tử vô mạch chỏm xương đùi

3.2. Phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật tùy theo mức độ hoại tử lõi chỏm mà có cách mổ phù hợp. Cụ thể:

  • Khoan giảm áp lõi chỏm
  • Ghép xương tự thân; ghép tế bào gốc
  • Đục xương chỉnh trục cổ xương đùi
  • Thay khớp háng toàn phần (Khớp nhân tạo được chế từ nhựa polyethylene phân tử lượng cao; gốm và hợp kim đặc biệt)

4. Cách phòng chống hoại tử vô mạch chỏm xương đùi

Bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh hoại tử vô mạch chỏm xương đùi, nếu bạn:

  • Ăn thức ăn giàu canxi và vitamin D như: sữa, sữa chua, rau xanh, cá biển
  • Uống: viên can xi, Vitamin D
  • Thường xuyên đi bộ tối thiểu 30 phút / ngày trong nhiều ngày / tuần
  • Không hút thuốc lá, thuốc lào
  • Hạn chế hoặc tốt hơn không sử dụng rượu bia
  • Nếu phải dùng cortison (Vd. Medrol; Dexamethasone) chỉ dùng liều thấp nhất có thể.

Ngoài ra, bạn cần phòng tránh ngã bằng cách:

  • Dẹp gọn dây điện trong phòng, không để vướng lối đi
  • Lối đi phải đủ sáng
  • Sàn nhà không trơn trượt
  • Mang giày dép chắc chắn, có đế cao su chống trượt
  • Mắt phải nhìn được rõ
  • Nếu dùng thuốc hướng thần, thuốc ngủ phải được bác sĩ tư vấn.

Hoại tử vô mạch chỏm xương đùi là bệnh gây đau khớp háng. Bệnh có nguy cơ dẫn đến tàn tật nên những đối tượng có yếu tố nguy cơ cao, kèm theo các biểu hiện của bệnh hoại tử chỏm xương đùi, cần đi khám và được chẩn đoán bệnh sớm, không nên chủ quan để bệnh quá muộn. Phát hiện điều trị sớm giảm được tỷ lệ thay khớp háng cho người bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe