Hình ảnh thực tế về sự phát triển của thai nhi theo tháng

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Lê Văn Lịnh - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc và Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Lâm Khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Thật khó để có thể diễn tả niềm hạnh phúc khi được làm mẹ. Thêm vào đó là những lo lắng, tò mò, liệu em bé có đang phát triển bình thường không? Em bé đã lớn như thế nào? Em bé trông như thế nào và bao giờ thì có thể cảm nhận được em bé di chuyển? Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự phát triển của thai nhi theo tháng thông qua một số hình ảnh thực tế.

1. Giai đoạn thụ thai


Hình ảnh giai đoạn thụ thai
Hình ảnh giai đoạn thụ thai

Sự thụ tinh xảy ra khi một tinh trùng gặp và xâm nhập vào trứng. Nó cũng được gọi là thụ thai.

Trong vòng ba ngày sau khi thụ thai, trứng được thụ tinh phân chia rất nhanh thành nhiều tế bào. Nó di chuyển vào ống dẫn trứng rồi bắt đầu làm tổ tại tử cung. Nhau thai nuôi dưỡng em bé cũng bắt đầu được hình thành.

2. Thai nhi lúc 4 tuần tuổi

Tại thời điểm này, em bé đang phát triển các cấu trúc, hình thành khuôn mặt và cổ. Tim và mạch máu cũng đang tiếp tục phát triển. Trong lúc đó, phổi, dạ dày và gan mới bắt đầu phát triển.


Hình ảnh thai nhi lúc 4 tuần tuổi
Hình ảnh thai nhi lúc 4 tuần tuổi

3. Thai nhi lúc 8 tuần tuổi

Bây giờ em bé của bạn có kích thước khoảng 2,5cm. Mí mắt và tai đang hình thành, và bạn có thể thấy chóp mũi của bé. Cánh tay và chân được đang trên đà tiếp tục phát triển. Các ngón tay và ngón chân phát triển dài hơn và rõ ràng hơn.


Hình ảnh thai nhi lúc 8 tuần tuổi
Hình ảnh thai nhi lúc 8 tuần tuổi

4. Thai nhi lúc 12 tuần tuổi

Em bé ở giai đoạn này dài khoảng 5,3cm và bắt đầu thực hiện được một số động tác. Bác sĩ có thể nghe thấy nhịp tim của em bé với các trang thiết bị đặc biệt. Các cơ quan sinh dục của em bé nên bắt đầu trở nên rõ ràng.


Hình ảnh thai nhi lúc 12 tuần tuổi
Hình ảnh thai nhi lúc 12 tuần tuổi

5. Thai nhi 16 tuần tuổi

Hiện tại em bé có kích thước khoảng 11,6cm và nặng khoảng 99g. Bạn có thể cảm nhận về cử động của thai ở vị trí bên dưới rốn khoảng 4,5 cm. Tim và mạch máu đang được hình thành. Ngón tay và ngón chân của em bé hình thành dấu vân tay.

Ở giai đoạn này, bé cũng trở nên nhạy cảm hơn với ánh sáng, âm thanh và thường xuyên bị nấc cụt. Tuy nhiên, nấc cụt chính là dấu hiệu cho thấy khả năng hít thở của bé đang dẫn trở nên hoàn thiện hơn. Chính vì vậy, mẹ đừng nên quá lo lắng.


Hình ảnh thai nhi 16 tuần tuổi
Hình ảnh thai nhi 16 tuần tuổi

6. Thai nhi 20 tuần tuổi


Hình ảnh thai nhi 20 tuần tuổi
Hình ảnh thai nhi 20 tuần tuổi

Em bé nặng khoảng 300 gram và dài hơn 15cm. Tử cung của bạn lúc này có thể ở ngang vị trí của rốn. Giai đoạn này, bé có thể mút ngón tay cái, ngáp, duỗi và làm các khuôn mặt khác nhau.


Em bé nặng khoảng 300 gram và dài hơn 15cm
Em bé nặng khoảng 300 gram và dài hơn 15cm

Siêu âm thai thường được thực hiện cho tất cả phụ nữ mang thai ở tuần 22. Trong quá trình siêu âm này, bác sĩ sẽ đảm bảo rằng nhau thai bình thường và em bé của bạn đang phát triển đầy đủ. Bạn có thể thấy nhịp tim và chuyển động của cơ thể, cánh tay và chân của em bé thông qua siêu âm.

7. Thai nhi 24 tuần tuổi

Hiện tại bé nặng khoảng hơn 500 gram và phản ứng với âm thanh bằng cách di chuyển hoặc tăng nhịp đập. Bạn có thể nhận thấy em bé chuyển động hay khi bé nấc. Bé có thể hiểu được những lời mà bạn trò chuyện với bé. Cơ thể của bé ở giai đoạn này cũng đã phát triển đầy đủ.


Hình ảnh thai nhi 24 tuần tuổi
Hình ảnh thai nhi 24 tuần tuổi

8. Thai nhi 28 tuần tuổi

Em bé nặng khoảng hơn 1kg. Bé có thể thay đổi vị trí thường xuyên ở giai đoạn này.


Hình ảnh thai nhi 28 tuần tuổi
Hình ảnh thai nhi 28 tuần tuổi

9. Thai nhi 32 tuần tuổi

Em bé nặng khoảng 2kg và thường xuyên di chuyển. Da của em bé có ít nếp nhăn hơn khi một lớp mỡ bắt đầu hình thành dưới da. Từ giờ đến khi sinh, em bé của bạn sẽ tăng tới một nửa số cân nặng khi chào đời.

Ở giai đoạn này, bạn nên hỏi bác sĩ về cách theo dõi cử động của thai nhi. Bạn có thể nhận thấy một chất lỏng màu vàng rỉ ra từ ngực của bạn tại thời điểm này. Đó chính là sữa non, điều này cho thấy ngực của bạn đã sẵn sàng sản xuất sữa để nuôi bé. Hầu hết các mẹ bầu đi khám bác sĩ hai tuần một lần ở giai đoạn này của thai kỳ.


Hình ảnh thai nhi 32 tuần tuổi
Hình ảnh thai nhi 32 tuần tuổi

10. Thai nhi 36 tuần tuổi

Mỗi bé sẽ có sự khác nhau về kích thước, tùy thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như giới tính, số lượng em bé có trong bụng mẹ và kích thước của cha mẹ. Vì vậy, tốc độ tăng trưởng chung của bé cũng quan trọng như kích thước thực tế.

Trung bình, một em bé ở giai đoạn này dài khoảng 47cm và nặng gần 2,7kg. Bộ não đã được phát triển nhanh chóng. Phổi gần như phát triển đầy đủ. Bây giờ đầu của bé thường đã được quay xuống phía dưới và bắt đầu đi vào tiểu khung của xương chậu. Em bé của bạn được coi là trưởng thành khi được 37 tuần tuổi.


Hình ảnh thai nhi 36 tuần tuổi
Hình ảnh thai nhi 36 tuần tuổi

11. Em bé ra đời

Ngày dự sinh của mẹ được đánh dấu vào ngày kết thúc của tuần thứ 40. Ngày sinh được tính bằng ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng của mẹ. Dựa trên điều này, việc mang thai có thể kéo dài từ 38 đến 42 tuần.


Hình ảnh em bé ra đời
Hình ảnh em bé ra đời

Mang thai và sinh con là một hành trình đầy thiêng liêng của người phụ nữ, ở đó bên cạnh niềm vui còn có cả những vất vả, lo lắng và tiềm ẩn không ít nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Thấu hiểu điều này, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec xây dựng nên Chương trình Chăm sóc Thai sản, với mong muốn mang lại dịch vụ chăm sóc đặc biệt và ưu ái nhất cho các bà mẹ và em bé ngay từ khi mang thai đến khi sinh nở.

Các bác sĩ, điều dưỡng tại Vinmec sẽ tư vấn, theo dõi và chăm sóc chu đáo cho mẹ và bé từ thời kỳ thai nghén. Sau khi sinh, mẹ và bé sẽ được nghỉ ngơi, thư giãn trong phòng bệnh tiện nghi với sự chăm sóc tận tình và chuyên nghiệp của đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng tại Bệnh viện.

Bác sĩ Lê Văn Lịnh có 16 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa. Với thế mạnh chuyên môn như điều trị các bệnh lý về sản phụ khoa, sàng lọc ung thư phụ khoa, sàng lọc ung thư tuyến vú và theo dõi thai kỳ,... bác sĩ Lịnh từng giữ chức vụ Trưởng khoa Sản Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long (Cần Thơ). Hiện bác sĩ Linh đang công tác tại khoa Sản - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Lâm Khoa được đào tạo và đã từng làm việc chuyên về y học bào thai và chẩn đoán trước sinh sản tại Bệnh viện Necker - Trung tâm chẩn đoán tiền sản - Trung tâm điều trị và can thiệp bào thai lớn nhất nước Pháp. Đây cũng là nơi tập trung các loại bệnh khó và phức tạp với những giáo sư hàng đầu thế giới về Y học bào thai và can thiệp bào thai. Hiện tại bác sĩ Khoa đang công tác tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park, bác sĩ sẽ trực tiếp chẩn đoán, điều trị, can thiệp bào thai nhằm mang đến những em bé khoẻ mạnh và mang lại hạnh phúc cho các cha mẹ trong tương lai.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe