Nguy cơ thường được sử dụng để mô tả khả năng một người bị mắc ung thư. Nó cũng được sử dụng để nói đến khả năng ung thư có thể quay trở lại hoặc tái phát. Các nhà nghiên cứu và bác sĩ nghiên cứu về nguy cơ mắc ung thư để cải thiện sức khỏe của con người.
1. Các yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư
Yếu tố nguy cơ bệnh ung thư là bất cứ điều gì có thể làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư của một đối tượng nào đó. Tuy nhiên, hầu hết các yếu tố nguy cơ không trực tiếp gây bệnh ung thư. Một số người có một số yếu tố nguy cơ nhưng không bao giờ tiến triển thành bệnh ung thư.
Điều quan trọng là phải biết các yếu tố nguy cơ của bạn và đề cập đến nó với bác sĩ của bạn. Điều đó sẽ giúp cho bạn lựa chọn lối sống tốt hơn để cải thiện sức khỏe của bạn. Những thông tin này cũng giúp cho bác sĩ có thể quyết định xem bạn có cần xét nghiệm và tư vấn di truyền hay không?
Các yếu tố nguy cơ chung của bệnh ung thư bao gồm:
- Tuổi tác
- Tiền sử mắc bệnh ung thư hoặc gia đình có thành viên mắc bệnh ung thư
- Sử dụng thuốc lá
- Béo phì
- Rượu
- Một số loại bệnh nhiễm virus, chẳng hạn như papillomavirus ở người (HPV)
- Một số loại hóa chất
- Tiếp xúc với bức xạ, bao gồm cả tia cực tím từ mặt trời
Bạn có thể tránh một số yếu tố nguy cơ bằng cách ngăn chặn các hành vi làm tăng nguy cơ. Bao gồm sử dụng thuốc lá và rượu, tình trạng thừa cân, béo phì, cháy nắng nhiều lần. Các yếu tố nguy cơ khác không thể tránh như tuổi tác.
2. Yếu tố nguy cơ và sàng lọc ung thư
Nguy cơ ung thư có thể được phát hiện khi bạn thực hiện:
- Xét nghiệm sàng lọc ung thư, chẳng hạn như chụp X- quang tuyến vú hoặc nội soi.
- Xét nghiệm sàng lọc và thường xuyên hơn so với việc sàng lọc thường quy
- Phẫu thuật hoặc thuốc để giảm nguy cơ ung thư
Ví dụ một người phụ nữ có mẹ bị ung thư vú thì có khả năng bị ung thư vú gấp đôi so với đối tượng không có người thân bị ung thư vú. Một số phụ nữ có tiền sử gia đình hoặc đột biến gen có liên quan đến ung thư vú. Vì họ có nguy cơ mắc ung thư rất cao, họ có thể chọn cách loại bỏ vú để ngăn ngừa ung thư. Việc thực hiện phẫu thuật làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú ít nhất 95%. Ngoài ra, những phụ nữ này có thể chọn dùng thuốc để giảm nguy cơ ung thư vú.
Những người có người thân trong gia đình mắc bệnh ung thư có thể thực hiện xét nghiệm di truyền. Bác sĩ hoặc nhân viên tư vấn di truyền sẽ cho bạn lời khuyên khi bạn nhận được kết quả xét nghiệm di truyền nhất định. Họ có thể cho bạn biết nguy cơ mắc bệnh ung thư dựa vào tiền sử gia đình và các yếu tố rủi ro khác.
Việc thực hiện các phương pháp xét nghiệm, sàng lọc giúp người bệnh có thể phát hiện sớm ung thư đặc biệt là giai đoạn tiền ung thư. Ở giai đoạn này, có thể can thiệp kịp thời, ngăn ngừa tiến triển thành ung thư.
Trắc nghiệm: Thử hiểu biết của bạn về bệnh ung thư
Ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng thứ 2 trên thế giới. Thử sức cùng bài trắc nghiệm sau đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về yếu tố nguy cơ cũng như cách phòng ngừa bệnh ung thư.
Bài dịch từ: webmd.com
3. Sự khác biệt về nguy cơ tuyệt đối và nguy cơ tương đối
Nguy cơ tương đối và nguy cơ tuyệt đối được dùng để đánh giá xem tỷ lệ nguy cơ mắc bệnh của một người cao hay thấp.
- Nguy cơ tuyệt đối: là tỷ lệ mà một người sẽ mắc bệnh trong thời gian nhất định. Điều này xác định có bao nhiêu người có nguy cơ mắc bệnh trong tổng dân số.
Chẳng hạn, 1 trong số 8 phụ nữ (12,5%) sẽ bị ung thư vú. Nó không thể xác định rủi ro cho một đối tượng hoặc một nhóm người nhất định.
- Nguy cơ tương đối: so sánh nguy cơ mắc bệnh giữa hai nhóm đối tượng. So sánh một nhóm với một yếu tố rủi ro nhất định đối với nguy cơ của nhóm khác.
Ví dụ, so sánh nguy cơ ung thư vú giữa 2 nhóm 100 phụ nữ. Nhưng chỉ có một số đối tượng nhất định có nguy cơ mắc bệnh này. Những phụ nữ khác lại không có yếu tố nguy cơ này. Các nhà nghiên cứu theo dõi có bao nhiêu người từ mỗi nhóm bị ung thư trong khoảng thời gian nhất định. Có 2 đối tượng có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuy nhiên chỉ có một đối tượng không có yếu tố nguy cơ này bị ung thư. Những đối tượng trong nhóm thứ nhất có nguy cơ mắc bệnh gấp 2 lần nhóm thứ hai. Đây là một sự gia tăng 100% nguy cơ tương đối. Nguy cơ tuyệt đối sẽ là 2% hoặc 2 trên 100 người.
Người bệnh có thể sử dụng các yếu tố nguy cơ để đưa ra những lựa chọn phù hợp để thay đổi lối sống hoặc thực hiện sàng lọc ung thư. Cần thiết để xác định được đâu là nguy cơ tương đối và đâu là nguy cơ tuyệt đối. Nguy cơ tương đối nghe thì xác suất có vẻ cao nhưng khi nhìn vào nguy cơ tuyệt đối sẽ có được bức tranh hoàn chỉnh hơn. Hầu hết các báo cáo đều đưa ra dự báo về các nguy cơ tương đối.
Hiện Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có các gói Sàng lọc ung thư, giúp tầm soát và sàng lọc các loại ung thư thường gặp, phát hiện bệnh kịp thời ngay cả khi chưa có triệu chứng. Một số loại ung thư có thể sàng lọc tại Vinmec bao gồm: Sàng lọc ung thư vú, Ung thư phụ khoa, Ung thư đại tràng, Ung thư tuyến tiền liệt, Ung thư dạ dày, Ung thư đường tiêu hóa, Ung thư gan, Ung thư đầu cổ, Ung thư phổi...
Ngoài ra, tại Vinmec hiện có Gói Khám phát hiện sớm ung thư tổng quát (chuyên sâu) - Nữ và Gói Khám phát hiện sớm ung thư tổng quát (chuyên sâu) - Nam dành cho khách hàng trên 40 tuổi, có nhu cầu sàng lọc ung thư định kỳ và có nguy cơ ung thư cao.
Để đăng ký sàng lọc ung thư tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY
Nguồn tham khảo: Cancer.net
XEM THÊM: