Hẹp ống sống thắt lưng gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Hẹp ống sống, nhất là hẹp ống sống thắt lưng là một bệnh lý rất hay gặp. Bệnh có thể gây ra triệu chứng từ nhẹ đến nặng như: đau lưng và đau dây thần kinh hông to, có thể lan xuống cả hai chân gây phản ứng dị cảm (tê và run chân), đôi khi liệt cơ và rối loạn cơ tròn, bí tiểu...

1. Hẹp ống sống thắt lưng do đâu?

Các nguyên nhân gây hẹp ống sống có thể bao gồm:

  • Sự thay đổi do thoái hóa có thể dẫn tới hình thành những gai xương từ thân đốt sống. Các gai xương này có thể phát triển vào trong ống sống và gây chèn ép tủy sống.
  • Sự thoái hóa của các dây chằng cột sống (ví dụ: dây chằng dọc sau, dây chằng vàng) làm các dây chằng này dày lên và làm hẹp lòng ống sống.
  • Nếu viêm khớp cột sống xảy ra, các khớp này sẽ to lên rất nhiều, đến nỗi chúng chèn ép vào ống sống. Đường kính trước sau của ống sống sẽ bị giảm khi một đĩa đệm bị thoát vị hay phình.

Sự hình thành gai xương từ thân đốt sống có thể là nguyên nhân gây hẹp ống sống
Sự hình thành gai xương từ thân đốt sống có thể là nguyên nhân gây hẹp ống sống

2. Những triệu chứng của hẹp ống sống thắt lưng

  • Đau thần kinh tọa kèm đau cột sống thắt lưng, tê và thắt chặt chân.
  • Đau chân khi đi bộ: Đây là triệu chứng có thể xảy ra do một trong hai nguyên nhân hẹp ống sống hoặc viêm tắc động mạch chi dưới. Đau chân do những nguyên nhân này đều giảm khi nghỉ ngơi, nhưng với hẹp ống sống, bệnh nhân thường phải ngồi xuống trong vài phút để giảm đau và thường kèm đau thắt lưng.

Mặc dù đôi khi những triệu chứng đau chân do hẹp ống sống đến tức thì, tuy nhiên nhìn chung chúng tiến triển trong một thời gian dài. Bệnh nhân bị hẹp ống sống thắt lưng càng đứng hay đi bộ lâu thì càng đau chân nhiều. Cong người ra trước hoặc ngồi xuống sẽ làm rộng ống sống và làm giảm đau chân cũng như giảm các triệu chứng khác, nhưng đau sẽ lại trở lại nếu bệnh nhân để lưng ở tư thế thẳng.

3. Bệnh hẹp ống sống có nguy hiểm không?

Trong những trường hợp hiếm, hẹp ống sống thắt lưng có thể gây tác hại nghiêm trọng hơn đến mức đau tồn tại dai dẳng và kèm liệt hai chân. Hầu hết các trường hợp đau lan chân khi đi bộ, đau giảm khi ngồi (hiện tượng này cũng có thể gặp trong viêm tắc động mạch chi dưới).

Hẹp ống sống cổ có thể nguy hiểm hơn do sự chèn ép tủy sống và có thể dẫn tới yếu hai tay, thậm chí liệt tứ chi. Điều này không xảy ra ở cột sống thắt lưng, do tủy sống không có ở đoạn cột sống thắt lưng.


Đau thần kinh tọa là triệu chứng của hẹp ống sống thắt lưng
Đau thần kinh tọa là triệu chứng của hẹp ống sống thắt lưng

4. Phẫu thuật hẹp ống sống thắt lưng

Chỉ định phẫu thuật được đặt ra khi bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp điều trị bảo tồn (dùng thuốc, kéo giãn cột sống, phục hồi chức năng...).

Hiện nay, có nhiều phương pháp phẫu thuật điều trị hẹp ống sống thắt lưng khác nhau như: phẫu thuật giải ép thần kinh, làm rộng ống sống đơn thuần; hoặc kết hợp đặt dụng cụ hỗ trợ cột sống liên gai sau silicon, phẫu thuật lấy bỏ toàn bộ đĩa đệm kèm hàn xương cố định; phẫu thuật nội soi mở cửa sổ xương giải ép...

Ngoài các kỹ thuật trên, tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp phẫu thuật phù hợp, như sử dụng vít loãng xương cố định sau khi giải ép thần kinh ở các trường hợp bệnh nhân loãng xương, cố định cột sống đơn thuần sau giải ép ống sống ở những trường hợp hẹp ống sống đa tầng ở người già

Tóm lại, hẹp ống sống thắt lưng không chỉ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân, mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó khi thấy đau vùng thắt lưng kèm theo đau chân, tê bì,... hay bất kỳ dấu hiệu bất thường khác, cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec được trang bị phương tiện chẩn đoán hình ảnh hỗ trợ cho chẩn đoán và điều trị tiên tiến nhất hiện nay: Máy chụp CHT (MRI) G.E 3.0, CT SCAN Toshiba 640 slices, MRA và CTA... Các thiết bị này cho những hình ảnh rõ ràng về những bệnh lý não và cột sống của cả bệnh lý nội khoa và ngoại khoa (chấn thương cột sống, hẹp ống sống thắt lưng, trượt đốt sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm...)..

Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện Vinmec thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe