HCV và ung thư gan nguyên phát

Bài viết được viết bởi Thạc sĩ. Bác sĩ Đoàn Trung Hiệp, Trưởng khoa Xạ trị, Trung tâm xạ trị, Bệnh viện Đa Khoa Quốc tế Vinmec Times City

Ngày 5 tháng 10 năm 2020, nhóm nghiên cứu ba người (Harvey Alter, Charles Rice từ USA, Micheal Houghton gốc UK, hiện sống ở Canada) được trao Nobel mảng Y-sinh học về thành tựu phát hiện Virus viêm gan C, việc phát hiện HCV giúp cứu hàng triệu người trên trái đất mỗi năm, tăng tiêu chuẩn sàng lọc trong hiến máu, truyền máu, giúp phát triển ngành dược phẩm tìm thuốc kháng HCV, giảm tỷ lệ ung thư gan do HCV.

1.Giới thiệu

Harvey J.Alter, bác sĩ thuộc Viện sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ (NIH).

Micheal Houghton, TS, ĐH Alberta, Alberta, Canada, sinh ra tại UK.

Charles M.Rice, ĐH Rockefeller, New York, Mỹ.

Năm 1979, người ta tìm ra HAV.

Năm 1965, tìm ra HBV.

Tuy nhiên, vẫn còn một viêm gan liên quan lây nhiễm đường máu chưa được giải thích. Và 1989, nhóm 3 nhà khoa học đã phát hiện HCV.

Thư ký hội đồng xét Nobel về Y sinh, BS Perlmann phát biểu: “Tôi đã đánh thức họ, tôi gọi mấy cuộc điện mới gặp được Alter và Rice và họ rất ngạc nhiên về niềm vui này và không thể nói lên lời, nói chuyện với họ thực sự rất thú vị”.

Rice, sinh ra tại Sacramento, thủ phủ của bang California, học và làm việc tại ĐH Washington ở Saint Luis trước khi sang làm Giám đốc Trung tâm nghiên cứu viêm gan C thuộc ĐH Rockefeller năm 2001.


HCV
HCV

Alter, đã nghiên nghiên viêm gan virus trước khi phát hiện HCV, năm 1960 ông cùng phát hiện ra một kháng nguyên Australia - điểm quyết định trong nghiên cứu phát hiện HBV.

Houghton, hoàn thành luận án tiến sĩ sinh hóa tại ĐH King (King’s College London) năm 1977 rồi chuyển sang California định cư năm 1982 tại công ty Chiron, sau đó năm 2010 ông chuyển sang định cư tại Alberta, Canada, làm giám đốc trung tâm virus học ứng dụng của ĐH Alberta.

Giải thưởng Nobel gồm huy chương và 1.1 triệu đô la Mỹ được chia đều cho ba nhà khoa học.

2.HCV là tác nhân gây ung thư gan

Theo WHO, toàn cầu có 71 triệu người nhiễm HCV, HCV gây tử vong 400,000 người/năm do gây xơ gan và ung thư gan

HCV là tác nhân gây ung thư trực tiếp, mặc dù virus này không tích hợp trực tiếp vào bộ gen tế bào gan người bị nhiễm mà thông qua các hoạt động “Truyền thông liên lạc trong tế bào gan”, hoạt động tăng sinh, “chết theo lập trình”... sau một thời gian nhiễm nếu không được kiểm soát tốt sẽ sinh ra xơ gan và ung thư gan.

Nguy cơ ung thư gan của những người nhiễm HCV có xơ gan là 3-5%/năm.


Sau một thời gian nhiễm HCV nếu không được kiểm soát tốt có thể bị ung thư gan
Sau một thời gian nhiễm HCV nếu không được kiểm soát tốt có thể bị ung thư gan

Yếu tố nguy cơ nào thúc đẩy ung thư hóa ở những người nhiễm viêm gan B, C.

Các yếu tố nguy cơ lớn nhất là: nhiễm đồng thời cả virus viêm gan B,C; nhiễm HIV, bệnh gan do lạm dụng rượu, tuổi (càng tuổi cao thì nguy cơ tăng theo tuổi), nam giới có nguy cơ cao hơn nữ giới.

Một số bệnh nền phối hợp như béo phì, tiểu đường làm tăng nguy cơ ung thư gan đối với những người nhiễm HCV tuýp 1c và 3.

Riêng các yếu tố nguy cơ ung thư liên quan trên người nhiễm viêm gan B phức tạp hơn: bao gồm tất cả yếu tố liên quan bệnh nhân tương tự như yếu tố nguy cơ viêm gan B (nhiễm đồng thời cả virus viêm gan B,C; nhiễm HIV, bệnh gan do lạm dụng rượu, tuổi (càng tuổi cao thì nguy cơ tăng theo tuổi), nam giới có nguy cơ cao hơn nữ giới); tiền sử gia đình nhiễm HBV, nhiễm viêm gan C, D, phơi nhiễm độc tố alpha-toxin, tình trạng kiểm soát HBV kém như men gan tăng cao kéo dài (có tổn thương tế bào gan trường diễn), HbeAg dương tính, đo tải lượng HBV-DNA cao (trên 2000 IU), nhiễm HBV tuýp D, B cũng như đột biến đoạn mồi.

3.Có nên sàng lọc ung thư gan cho tất cả ai nhiễm/mang HCV, HBV?

Nguy cơ ung thư gan đối với người nhiễm HCV 1.5%/năm, đối với người nhiễm HBV 0.2%/năm.

3.1 Các nhóm đối tượng như sau nên được sàng lọc ung thư gan


Xét nghiệm AFP và siêu âm gan là phượng tiện giúp sàng lọc ung thư gan
Xét nghiệm AFP và siêu âm gan là phượng tiện giúp sàng lọc ung thư gan

Nhóm nhiễm HBV

  • Tất cả những bệnh nhân nhiễm HBV đã bị xơ gan.
  • Người Châu Phi, Mỹ gốc Phi, nam giới châu Á từ 40 tuổi trở lên, nữ chủng tộc Á từ 50 trở lên.

Nhóm nhiễm HCV

  • Tất cả ai nhiễm HCV có dấu hiệu xơ gan hoặc nghi ngờ xơ gan đều phải khám sàng lọc ung thư gan.

Phương tiện sàng lọc và tần suất sàng lọc ung thư gan

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có các Gói Sàng lọc Gan Mật từ tiêu chuẩn đến nâng cao, giúp phát hiện Virus viêm gan ở giai đoạn sớm ngay cả khi chưa có triệu chứng. Ngoài ra, Gói sàng lọc gan mật toàn diện giúp khách hàng:

  1. Đánh giá khả năng làm việc của gan thông qua các xét nghiệm men gan;
  2. Đánh giá chức năng mật; dinh dưỡng lòng mạch;
  3. Tầm soát sớm ung thư gan;
  4. Thực hiện các xét nghiệm như Tổng phân tích tế bào máu, khả năng đông máu, sàng lọc viêm gan B, C.
  5. Đánh giá trạng thái gan mật qua hình ảnh siêu âm và các bệnh có nguy cơ ảnh hưởng gây ra bệnh gan/làm bệnh gan nặng hơn.
  6. Phân tích sâu các thông số đánh giá chức năng gan mật thông qua xét nghiệm, cận lâm sàng; các nguy cơ ảnh hưởng đến gan và tầm soát sớm ung thư gan mật.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

4.Điều trị, quản lý tốt HCV và HBV có giảm nguy cơ ung thư gan?


Thuốc adefovir giúp giảm 51% nguy cơ ung thư gan trên người nhiễm HBV
Thuốc adefovir giúp giảm 51% nguy cơ ung thư gan trên người nhiễm HBV

4.1 Đối với nhóm nhiễm HBV

Thuốc kháng virus như Lamivudine và adefovir giúp giảm 51% nguy cơ ung thư gan trên người nhiễm HBV.

Hiện nay, tenofovir và entecavir (cả hai thuốc này đều sẵn có và được dùng phổ biến tại Việt Nam) giúp kìm chế 95% HBV và giảm khả năng kháng thuốc của virus và được dùng đầu tay trong quản lý HBV.

Xét về nguy cơ tiến triển ung thư gan của nhóm bị nhiễm HBV, điều trị tenofovir và entecavir giúp giảm đáng kể nguy cơ ung thư gan nếu người bị nhiễm chưa xơ gan tại thời điểm bắt đầu điều trị, quá trình điều trị 6 năm; nhóm người bị nhiễm HBV mà đã xơ gan thì tenofovir không giảm nguy cơ ung thư gan.

Do đó, sử dụng biện pháp dự phòng nhiễm HBV (truyền máu an toàn, quan hệ tình dục an toàn, phòng lây nhiễm mẹ-con, sử dụng bơm kim tiêm an toàn), tiêm vaccine HBV và sàng lọc nhiễm HBV định kỳ, nếu nhiễm HBV phải điều trị sớm trước có xơ gan thì hiệu quả giảm nguy cơ ung thư gan phát huy được.

4.2 Đối với nhóm nhiễm HCV

Điều trị phác đồ có interferon giúp giảm 70% nguy cơ ung thư gan cũng như giảm 90% nguy cơ phải ghép gan.


Điều trị phác đồ có interferon giúp giảm 90% nguy cơ phải ghép gan.
Điều trị phác đồ có interferon giúp giảm 90% nguy cơ phải ghép gan.

5.Khi bị ung thư gan rồi, việc tiếp tục điều trị kháng virus có thể giúp ngăn chặn khả năng tái phát không?

Điều trị thuốc kháng virus tác động trực tiếp đang được nghiên cứu trên nhóm nhiễm HCV, tuy nhiên phác đồ điều trị dùng interferon mà đạt được đáp ứng hoàn toàn về virus HCV tại tuần thứ 12 giúp tăng thời gian sống thêm và giảm nguy cơ tái phát sau phẫu thuật cắt u gan.

Đối với nhóm ung thư gan do HBV, tiếp tục điều trị thuốc kháng virus giúp giảm tỷ lệ tái phát 10% sau biện pháp điều trị “triệt căn” như đốt u sóng cao tần, phẫu thuật cắt u gan.

6.Hiện nay có tiến bộ gì trong nghiên cứu/điều trị viêm gan B, C trên bệnh nhân đã bị ung thư gan?

Các nghiên cứu vẫn đang tiến hành để có sự hiểu biết đầy đủ về ảnh hưởng việc quản lý tốt viêm gan B, C lên thời gian sống thêm của bệnh nhân ung thư gan nguyên phát. Các thử nghiệm thuốc kháng virus tác động trực tiếp cũng như thuốc chữa HCV cần được làm sáng tỏ hơn.

Hiện nay, quyết định điều trị HCV dựa trên cá thể bệnh, và bắt đầu điều trị nếu có nhiễm HCV có tăng men gan kèm theo các điều kiện sau đây:


Thuốc kháng virus tác động trực tiếp nhóm ức chế NS3/4 như thuốc simeprevir được điều trị kết hợp trong quản lý HCV.
Thuốc kháng virus tác động trực tiếp nhóm ức chế NS3/4 như thuốc simeprevir được điều trị kết hợp trong quản lý HCV.

  • Người từ 18 tuổi trở lên.
  • HCV antibody dương tính, HCV-RNA dương tính.
  • Bệnh gan còn bù - tức là chưa có cổ chướng và/hoặc bệnh não-gan.
  • Chức năng gan, thận, tủy sinh máu trong giới hạn cho phép.
  • Bệnh nhân mong muốn điều trị bệnh (đồng ý điều trị).
  • Không có chống chỉ định với các thuốc điều trị sẵn có.

Các phác đồ hay dùng trong quản lý HCV:

  • Interferon và Pegylated-Interferon.
  • Interferon kết hợp ribavirin.
  • Các thuốc kháng virus tác động trực tiếp: nhóm ức chế NS3/4 (simeprevir, grazoprevir); nhóm ức chế NS5B như sofosfuvir... các nhóm thuốc này tương đối mới được FDA Hoa Kỳ chấp thuận cho điều trị kết hợp trong quản lý HCV.

7.Những lưu ý nào cần thiết nhất trong quản lý nhóm bệnh nhân này?

Lưu ý lớn nhất là chú ý tương tác giữa các thuốc dùng trong quản lý viêm gan C: giữa các thuốc kháng virus tác động trực tiếp cũng như thuốc sử dụng đồng thời.

Trích từ bài Phỏng vấn Bs Anita Kohli, Giám đốc trung tâm nghiên cứu Gan học, ĐH Y khoa Creighton, Phoenix, Arizona, USA. Đăng trên tạp chí Clinical Advances in Hematology and Oncology, 2/2016.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán ung thư gan

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Tham khảo thêm từ nobelprize.org; medscape.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe