Bài viết được viết bởi Thạc sĩ Đặng Thị Thanh Tùng - Kỹ thuật viên Tâm lý - Đơn nguyên Phòng khám Y học tái tạo và tâm lý giáo dục.
Trên thực tế không ai muốn tới gặp bác sĩ. Đây là một cuộc viếng thăm mà khiến ai cũng cảm thấy lo lắng. Chính vì thế mà đối với rất nhiều người có dấu hiệu: Huyết áp lên cao chỉ khi ở bệnh viện, tỷ lệ mạch đập cũng tăng theo cảm xúc tại mỗi điểm đến thăm khám.
Đối với trẻ đặc biệt gặp nhiều khó khăn như trẻ tự kỷ, vậy làm thế nào để khiến con cha mẹ/ người thân thực sự dễ dàng hơn khi đưa con mình đến bệnh viện và thực hiện các thăm khám này một cách nhanh chóng. Trong quá trình tư vấn và tiếp xúc, làm việc với rất nhiều phụ huynh tự kỷ tại bệnh viện, chúng tôi nhận được rất nhiều ý kiến của phụ huynh về việc đưa trẻ tự kỷ đi khám quả là một cực hình với cả trẻ và cha mẹ/ người thân của trẻ.
1. Khi đi thăm khám cho trẻ các phụ huynh cần lưu ý các vấn đề sau
Chuẩn bị đầy đủ các thông tin cho trẻ về:
- Thông tin trước cho trẻ các thông tin về buổi thăm khám
- Kể cho trẻ nghe một câu chuyện: Trong đó có kể về việc khi đến khám tại văn phòng – phòng khám bác sĩ như nào cho trẻ nghe và làm quen với điều sắp diễn ra (với trẻ tự kỷ trẻ sẽ phản ứng rất dữ dội với việc phải thích nghi hoặc đón nhận những điều rất bất ngờ mà trẻ chưa được biết trước hoặc trong môi trường mà trẻ không thấy an toàn)
- Trước khi đến phòng khám/bệnh viện (nếu được) cha mẹ/ người thân cũng nên gọi điện hoặc nói trước với các nhân viên bệnh viện: Bác sĩ, y tá thăm khám và chăm sóc trực tiếp con mình các thông tin của con mình để họ biết và giúp đỡ
- Nên cân nhắc thời điểm và thời gian thăm khám phù hợp nhất với con của mình.
Ví dụ: Nên là giờ sáng hay chiều – giờ mà trẻ có thể cảm giác thư giãn và thoải mái nhất hoặc ít ra là lúc mà trẻ không khó chịu vì: Đau, vì gắt ngủ, vì các thói quen ...
- Nếu có thể: Cố gắng sắp đặt một cuộc hẹn đầu tiên hoặc cuối cùng với bác sĩ để bác sĩ và trẻ có thời gian tiếp xúc thoải mái hơn, trẻ không mất công chờ đợi hoặc có thể được khám mà ít tiếp xúc với những tác nhân gây khó chịu trước đó.
- Nếu là đi tiêm chủng hoặc hoặc bị ốm cần phải tiêm thì chúng ta chắc chắn rằng chúng ta nên chuẩn bị cho trẻ các kỹ năng: Dạy trẻ các cách thư giãn như: Hít thở, nhắm mắt hoặc kể các câu chuyện trẻ nghe về câu chuyện mà trẻ thích, đưa cho trẻ các đồ dùng trẻ thích thú, trấn an trẻ trước khi trẻ thực hiện các nội dung thăm khám như: Cân, đo, đo nhiệt độ, khám tai, mũi họng hoặc các can thiệp như: Chụp hình ảnh, tiêm, ...
2. Đưa trẻ tự kỷ đi thăm khám ở đâu?
Với một trẻ việc chấp nhận hay kháng cự với việc thăm khám của các bác sĩ là khác nhau, hoặc chấp nhận hay kháng cự với mỗi thủ tục hành chính hay mỗi địa điểm khám là khác nhau.
Ví dụ: Có trẻ đến bệnh viện cũ rất khó chịu vì khi đến đó nó gợi cho trẻ cảm giác đau đớn (nhổ răng, tiêm...) trước đó, có trẻ lại không khó chịu khi dịch vụ đó thực hiện ở bệnh viện khác/ phòng khám khác. Điều này cũng tùy vào cách tiếp cận của cả bác sĩ hoặc nhân viên y tế nơi đó với trẻ và tùy vào việc chuẩn bị tâm thế của gia đình cho trẻ trước mỗi cuộc thăm khám đó mà phản ứng cũng khác nhau.
Có những trẻ rất khó chịu, nhưng cũng có những trẻ lại rất hứng thú với các hoạt động thăm khám này... Vì thế, cha mẹ cũng tùy vào mỗi trẻ mà có được các phương án và lập kế hoạch chuẩn bị cho trẻ phù hợp hơn.
Cha mẹ có thể liên hệ trước (nếu được) với các bác sĩ và các nhân viên y tế nơi con cha mẹ/ người thân đến để biết trước một số công việc mà bác sĩ sẽ dự tính làm với con cha mẹ/ người thân, trình tự các bước ra sao để đưa cho trẻ xem trước danh sách ngắn gọn các công việc này.
Lưu ý: Danh sách này ngắn gọn, hay dài... nên được viết ra tùy thuộc vào khả năng của trẻ
Ví dụ:
Đây là một tờ giấy cha mẹ/ người thân có thể cầm theo con trong quá trình con đi thăm khám bác sĩ. Tờ giấy nên ghi ngắn gọn các bước trẻ cần thực hiện khi gặp bác sĩ tại phòng khám/bệnh viện: Điều này sẽ khiến con bạn yên tâm khi nhìn vào đó để biết lịch trình và biết điều gì tiếp theo đang chờ đợi mình để có tâm lý/hành vi phù hợp
Ví dụ 1 cuộc thăm khám nha khoa – nhổ răng cho trẻ tại bệnh viện
Thời gian đến nhà bác sĩ (a-b hay bệnh viện a,b): 9h sáng Đến bệnh viện gặp chú bảo vệ: chú cho giấy gửi xe, và đo nhiệt độ (chú hỏi chuyện bố mẹ 1-2 phút) Gặp cô y tá để đo cân nặng và đo chiều cao Ngồi ghế chờ - chờ đến lượt khám Gặp bác sĩ: sẽ xem răng của mình xem có khỏe không? – Bác sĩ sẽ gắp con sâu ra (nhổ răng) Bác sĩ thưởng phiếu khen Đi về nhà |
Lưu ý: Trong bảng kế hoạch để nói chuyện với trẻ: Đối với nhiều trẻ tự kỷ hoặc trẻ chậm phát triển về ngôn ngữ thì cha mẹ nên sử dụng hình ảnh minh họa đi kèm cùng các kế hoạch – hoạt động để trẻ dễ nhìn và hiểu tốt hơn.
Với những cách thực hiện trên đây cha mẹ đã chuẩn bị cho con mình các kiến thức tốt và tâm lý vững vàng hơn để việc trẻ đi khám ở phòng khám/bệnh viện không còn là một cuộc chiến tâm lý của trẻ và với cả cha mẹ trẻ nữa. Hơn nữa điều này cũng giúp tiết kiệm được thời gian, chi phí đi lại và chi phí khám chữa khi vẫn đề được giải quyết nhanh chóng.
Đơn nguyên Tâm lý giáo dục – Tự kỷ, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City là đơn vị tiên phong áp dụng các phương pháp khoa học và nghệ thuật đánh giá và trị liệu trẻ tự kỷ, mang lại hiệu quả cao.
Các lĩnh vực can thiệp giáo dục trẻ tự kỷ tại Vinmec:
- Tâm thần nhi
- Tâm lý lâm sàng - tâm lý giáo dục
- Giáo dục đặc biệt
- Ngôn ngữ trị liệu
- Thiền – yoga trị liệu
- Âm nhạc trị liệu
- Mỹ thuật trị liệu
Các Bác sĩ, chuyên viên trị liệu và giáo viên tại Trung tâm được đào tạo tại ở các trường uy tín: Đại học Sư phạm, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện quản lý giáo dục... đồng thời thường xuyên học tập nâng cao tay nghề thông qua các khóa đào tạo ngắn hạn và dài hạn trong và ngoài nước với các chuyên gia hàng đầu từ Mỹ, Úc, Ấn Độ, Ý.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.