Giúp trẻ tắm an toàn

Cách đơn giản nhất để tránh những chấn thương trong phòng tắm đó là để trẻ tránh xa phòng tắm trừ khi có người lớn đi cùng. Điều này có nghĩa là bạn cần cài chốt cửa ngang tầm người lớn để trẻ không thể tự đi vào phòng tắm khi bạn vắng mặt. Ngoài ra, còn có một số cách tắm cho bé an toàn mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà.

1. Trẻ sơ sinh nên tắm lần đầu khi nào?

Khuyến cáo thời gian tắm lần đầu tiên của bé đã thay đổi trong vài năm qua. Trong khi hầu hết tại các cơ sở y tế thường tắm cho trẻ sơ sinh trong vòng một hoặc hai giờ sau khi sinh, tuy nhiên nhiều cơ sở đang thay đổi quy trình này.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo nên trì hoãn việc tắm đầu tiên cho trẻ sơ sinh đến 24 giờ sau khi sinh hoặc đợi ít nhất 6 giờ vì lý do văn hóa.

Dưới đây là một số lý do tại sao chúng ta nên trì hoãn việc tắm đầu tiên cho bé:

  • Nhiệt độ cơ thể và lượng đường trong máu: Trẻ tắm ngay sau sinh có thể dễ bị nhiễm lạnhhạ thân nhiệt. Sự căng thẳng nhỏ diễn ra khi tắm sớm cũng có thể khiến một số trẻ dễ bị tụt đường huyết.
  • Mối liên kết và cho con bú: Việc cho trẻ đi tắm quá sớm có thể làm gián đoạn quá trình chăm sóc da kề da, gắn kết mẹ con và việc nuôi con bằng sữa mẹ sớm. Một nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ thành công trong việc cho con bú sữa mẹ tại bệnh viện tăng 166% sau khi thực hiện trì hoãn 12 giờ trong lần tắm đầu tiên của trẻ so với những trẻ được tắm trong vài giờ đầu tiên.
  • Da khô: Vernix hay được gọi là chất gây, một chất màu trắng như sáp phủ lên da em bé trước khi sinh, chất này hoạt động như một loại kem dưỡng ẩm tự nhiên và có thể có đặc tính chống vi khuẩn. Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), tốt nhất nên để chất gây trên da trẻ sơ sinh trong một thời gian để giúp làn da mỏng manh của trẻ không bị khô. Điều này đặc biệt quan trọng đối với sinh non vì da của trẻ rất dễ bị tổn thương.

Lưu ý: Trẻ có mẹ nhiễm HIV hoặc virus viêm gan vẫn được tắm sau lần bú đầu tiên để giảm rủi ro cho nhân viên bệnh viện và người nhà.


Trẻ sơ sinh cần có thời điểm tắm sau sinh thích hợp
Trẻ sơ sinh cần có thời điểm tắm sau sinh thích hợp

2. Làm thế nào để tắm bé sơ sinh an toàn?

Trẻ sơ sinh không cần tắm mỗi ngày do trẻ hiếm khi đổ mồ hôi hoặc bị bẩn đến mức cần tắm đầy đủ thường xuyên.

Ba lần tắm mỗi tuần trong năm đầu tiên của trẻ có thể là đủ. Tắm thường xuyên hơn có thể làm khô da của bé.

Khi vùng rốn đã lành, bạn có thể thử đặt bé trực tiếp xuống nước. Lần tắm đầu tiên của trẻ nên nhẹ nhàng và diễn ra nhanh nhất có thể. Trẻ có thể phản đối một chút. Nếu điều này xảy ra, hãy quay lại với bồn tắm bọt biển (sponge baths) trong một hoặc hai tuần, sau đó thử tắm lại. Mẹo an toàn khi tắm cho trẻ sơ sinh:

  • Sử dụng bồn tắm dành cho trẻ sơ sinh. Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng Hoa Kỳ khuyến cáo nên sử dụng bồn tắm bằng nhựa cứng có bề mặt dốc, có kết cấu hoặc địu để giữ cho em bé của bạn không bị trượt. Chỉ sử dụng chậu tắm dành cho trẻ sơ sinh được sản xuất vào hoặc sau ngày 2 tháng 10 năm 2017 để nó đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn hiện hành. Một số cha mẹ cảm thấy dễ dàng nhất khi tắm cho trẻ sơ sinh trong chậu tắm, bồn rửa hoặc bồn nhựa có lót khăn sạch.
  • Tránh sử dụng ghế tắm. Những chiếc ghế này hỗ trợ để trẻ có thể ngồi thẳng trong bồn tắm của người lớn. Thật không may, những sản phẩm này có thể dễ dàng trơn trượt nên có thể khiến trẻ rơi xuống nước và chết đuối.
  • Chuẩn bị sẵn khăn tắm và các vật dụng tắm khác trong tầm với để bạn có thể luôn giúp đỡ em bé của mình. Nếu bạn quên điều gì đó hoặc cần nghe điện thoại hoặc mở cửa có khách đến trong khi tắm cho trẻ, bạn nên đưa em bé đi cùng.
  • Bắt đầu thực hành phòng chống đuối nước cho trẻ sơ sinh ngay bây giờ. Không bao giờ để trẻ một mình trong bồn tắm, dù chỉ trong chốc lát. Hầu hết các vụ chết đuối ở trẻ em tại nhà là xảy ra trong bồn tắm, và hơn một nửa số ca tử vong trong bồn tắm diễn ra ở trẻ em dưới 1 tuổi.
  • Kiểm tra nhiệt độ nước. Đổ đầy nước vào chậu với chiều cao khoảng 2 inch nước ấm, kiểm tra nhiệt độ ở bên trong cổ tay hoặc khuỷu tay của bạn. Nếu bạn đang đổ đầy nước vào chậu từ vòi, hãy bật nước lạnh trước (và tắt sau cùng) để tránh làm bỏng bản thân hoặc con bạn. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo rằng nhiệt độ nóng nhất ở vòi không được quá 120 độ F để tránh bị bỏng. Trong nhiều trường hợp, bạn có thể điều chỉnh cài đặt máy nước nóng để không vượt quá nhiệt độ này. Nước máy quá nóng có thể nhanh chóng gây bỏng nghiêm trọng đến mức phải đến bệnh viện hoặc thậm chí phẫu thuật. Trên thực tế, nước nóng là nguyên nhân hàng đầu gây bỏng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Mẹ cần kiểm tra nhiệt độ nước tắm vừa phải tránh để trẻ bị bỏng
Mẹ cần kiểm tra nhiệt độ nước tắm vừa phải tránh để trẻ bị bỏng

  • Giữ ấm cho bé. Sau khi bạn cởi quần áo cho bé, hãy đặt bé xuống nước ngay lập tức để bé không bị lạnh. Dùng một trong hai tay của bạn để đỡ đầu trẻ và tay kia để hướng trẻ vào bằng chân trước. Nói chuyện với trẻ để động viên và nhẹ nhàng hạ phần còn lại của cơ thể xuống cho đến khi trẻ ở trong bồn. Phần lớn cơ thể và khuôn mặt của trẻ phải cao hơn mực nước để đảm bảo an toàn, vì vậy bạn cần thường xuyên đổ thêm nước ấm vào bồn để giữ ấm cho trẻ.
  • Hạn chế sử dụng xà bông. Xà bông có thể làm khô da của bé. Nếu cần dùng sữa tắm cho những vùng bị bẩn nhiều, chỉ sử dụng xà bông nhẹ, có độ pH trung tính, không có chất phụ gia. Rửa sạch xà bông trên da ngay lập tức. Gội đầu cho trẻ hai hoặc ba lần một tuần bằng dầu gội nhẹ hoặc sữa tắm.
  • Bạn có thể thấy một số mảng vảy trên da đầu của trẻ được gọi là viêm da tiết bã nhờn ở trẻ sơ sinh (cradle cap), đây là một tình trạng vô hại xuất hiện ở nhiều trẻ sơ sinh. Bạn có thể làm lỏng vảy bằng bàn chải lông mềm khi gội đầu trong bồn tắm, nhưng bạn cũng có thể để yên các vảy này.
  • Làm sạch nhẹ nhàng. Dùng khăn mềm để rửa mặt và tóc cho bé, lưu ý không chà mạnh hoặc giật mạnh da. Mát xa nhẹ nhàng toàn bộ da đầu của trẻ, bao gồm cả vùng thóp. Khi bạn gội sạch dầu gội trên đầu trẻ, hãy đặt tay qua trán trẻ để dầu gội chảy ra hai bên chứ không rơi vào mắt trẻ. Nếu một số vết bẩn rơi vào mắt, hãy dùng khăn ướt để lau bằng nước ấm. Tắm phần còn lại của cơ thể trẻ từ trên xuống.
  • Hãy vui vẻ trong bồn tắm. Nếu bé thích tắm, hãy cho bé thêm chút thời gian để té nước và chơi đùa trong nước. Con bạn càng vui vẻ trong bồn tắm bao nhiêu thì con càng ít sợ nước bấy nhiêu. Tắm sẽ là một trải nghiệm rất thư giãn và nhẹ nhàng, vì vậy đừng vội vàng tắm quá nhanh trừ khi trẻ không vui.
  • Trẻ sơ sinh không thực sự cần đồ chơi khi tắm, vì chỉ cần ở dưới nước là đã đủ thú vị với trẻ rồi. Tuy nhiên, khi bé đã đủ lớn để vào bồn tắm, đồ chơi có thể khiến trẻ vui vẻ hơn.
  • Ra ngoài và lau khô. Khi tắm xong, hãy nhanh chóng quấn khăn quanh đầu và cơ thể bé để giúp bé giữ ấm khi còn ướt. Tắm cho em bé ở mọi lứa tuổi là công việc gây ướt cho bạn, vì vậy bạn có thể mặc tạp dề bằng vải bông hoặc quàng khăn qua vai để giữ khô ráo. Nhẹ nhàng lau khô người cho bé và thoa một lượng nhỏ kem dưỡng ẩm không mùi, không gây dị ứng ngay sau khi tắm để giúp ngăn ngừa khô da hoặc chàm.

Lau khô người cho trẻ ngay sau khi tắm xong
Lau khô người cho trẻ ngay sau khi tắm xong

3. Bảy điều sai lầm khi tắm cho trẻ

Bỏ mặc con bạn

Đôi khi, bạn sẽ bước ra xa trẻ để lấy một món đồ bị bỏ quên hoặc lấy điện thoại khi con bạn đang trong bồn tắm. Nhưng để con bạn một mình dù chỉ vài giây đã là quá lâu. Trước khi tiến hành tắm cho con, hãy dành thời gian để đảm bảo rằng mọi thứ bạn cần đều nằm trong tầm tay.

Không khóa phòng tắm

Mặc dù hầu hết các bậc cha mẹ đều nhận ra những chiếc bồn chứa đầy nước rất nguy hiểm trong thời gian tắm, nhưng toàn bộ phòng tắm thực sự có thể gây nguy hiểm cho con bạn bất cứ lúc nào trong ngày.

Các bồn tắm và thậm chí cả nhà vệ sinh có thể gây nguy cơ chết đuối cho trẻ nhỏ, vì vậy điều quan trọng là phải hạn chế con bạn vào phòng tắm bằng cách lắp khóa trên cửa phòng tắm và thêm chốt trên bồn cầu.

Bỏ qua các nguy cơ trượt ngã

Bề mặt của bồn tắm rất trơn khi bị ướt, điều này làm tăng khả năng trượt hoặc ngã của con bạn. Chống trơn trượt bồn tắm bằng dải chống trượt và các sản phẩm này dễ dàng lắp đặt vào đáy bồn tắm.

Ngoài ra, bạn có thể dùng nắp silicon che các tay cầm, vòi và vòi bằng kim loại cứng. Điều này có thể làm giảm các cú va đập nếu con bạn va đầu hoặc trượt và ngã vào các thiết bị này.

Không kiểm tra nhiệt độ nước

Nước tắm nóng có thể làm bỏng da của trẻ, da trẻ vốn nhạy cảm hơn da người lớn.

Để loại trừ nguy cơ bị bỏng, hãy điều chỉnh máy nước nóng của bạn, nếu có thể, để nhiệt độ không bao giờ vượt quá 120 độ F.

Bạn cũng nên tự kiểm tra nhiệt độ nước trước khi đặt con mình vào bồn.

Hãy nhớ thử nước trên cổ tay hoặc khuỷu tay thay vì chỉ ngón tay vì ngón tay của bạn có thể chịu được nhiệt độ nóng hơn.

Đổ đầy bồn

Không có gì thú vị hơn là tắm trong một bồn tắm đầy nước. Nhưng sử dụng nhiều hơn một vài inch nước sẽ gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Các chuyên gia cảnh báo, trẻ em có thể bị chết đuối trong ít nhất 3 hoặc 4 inch nước nếu mặt của trẻ bị ngập.


Không để nước quá đầy bồn tắm cho trẻ
Không để nước quá đầy bồn tắm cho trẻ

Tắm trong bong bóng và bọt biển

Tắm trong bong bóng, mặc dù rất thú vị nhưng có thể gây kích ứng làn da nhạy cảm của con bạn. Vì vậy, hãy bỏ qua bọt và chọn loại sữa tắm hoặc dầu gội dành cho trẻ em thân thiện với trẻ em không mùi hoặc da nhạy cảm.

Sử dụng khăn lau là một cách tuyệt vời để giúp làm sạch con bạn - nhưng hãy cẩn thận với bọt biển do chúng là nơi trú ẩn của vi khuẩn nếu bọt biển không bị khô hoàn toàn giữa các lần tắm.

Cho con chơi đồ chơi cũ trong khi tắm

Mặc dù đồ chơi là một thú vui của trẻ trong thời gian tắm, nhưng điều quan trọng là bạn phải chọn những đồ chơi phù hợp.

Không nên lựa chọn những đồ chơi quá nhỏ vì chúng có thể gây nguy cơ nghẹt thở. Và hãy cẩn thận với những đồ chơi mà trong lúc tắm có thể giữ nước. Giống như bọt biển, những đồ chơi này là nơi sinh sản của vi khuẩn nếu chúng không được làm khô hoàn toàn sau mỗi lần bé tắm.

Trẻ cần cung cấp đủ lượng kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.

Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Bài viết tham khảo nguồn: babycenter.com

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe