Giúp con bạn khi trẻ nói muộn

Tình trạng trẻ chậm nói có thể khiến cho các bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng và mất ngủ nhiều đêm. Tuy nhiên, trong phần lớn các trường hợp trẻ nói muộn thường không quá lo ngại bởi hầu hết trẻ nhỏ sẽ phát triển ngôn ngữ theo tốc độ riêng của chúng. Mặc dù vậy, đôi khi chúng ta vẫn cần đánh giá khả năng nói của trẻ để sớm có biện pháp hỗ trợ phát triển ngôn ngữ cho các bé.

1. Các cột mốc về khả năng nói và ngôn ngữ của trẻ

Theo nghiên cứu cho thấy có khoảng 15 – 25% trẻ nhỏ mắc một số rối loạn giao tiếp, trong đó các bé trai có xu hướng phát triển các kỹ năng ngôn ngữ muộn hơn một chút so với các bé gái. Nhưng nhìn chung, một đứa trẻ có thể bị “gán mác” là “trẻ nói muộn” nếu chúng nói ít hơn 10 từ ở độ tuổi từ 18 – 20 tháng, hoặc ít hơn 50 từ khi được 21 – 30 tháng tuổi.

Hầu hết các chuyên gia đều cho biết, khi trẻ được 12 tháng tuổi đã có thể nói những từ đơn lẻ, chẳng hạn như “bố” hoặc “mẹ”. Ngoài ra, trẻ ở độ tuổi này cũng có thể hiểu cũng như tuân thủ theo các yêu cầu đơn giản từ bố mẹ.

Dưới đây là các cột mốc quan trọng về khả năng nói và ngôn ngữ trong 5 năm đầu tiên của trẻ theo thông tin từ Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ, bao gồm:

  • Vào cuối năm thứ 2 sau sinh, trẻ mới biết đi có thể nói được những câu gồm 2 – 3 từ. Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể làm theo các hướng dẫn đơn giản và lặp lại các từ đã nghe được trong cuộc trò chuyện.
  • Vào cuối năm thứ 3 sau sinh, bé đã có thể làm theo hướng dẫn với 2 – 3 bước, đồng thời nhận biết và xác định thực tế tất cả các đồ vật cũng như hình ảnh thông thường. Hơn nữa, trẻ ở độ tuổi này đã hiểu được hầu hết những gì mà người khác nói với chúng và cũng nói đủ tốt để những người bên ngoài gia đình hiểu.
  • Vào cuối năm thứ 4 sau sinh, trẻ đã có thể đặt ra những câu hỏi trừu tượng (chẳng hạn như “tại sao?”), đồng thời phân biệt được các khái niệm giống nhau và khác nhau. Ngoài ra, trẻ ở cột mốc này cũng có thể nắm vững được các quy tắc cơ bản của ngữ pháp khi nghe thấy trong các cuộc trò chuyện. Mặc dù trẻ cần phải nói rõ ràng trước 4 tuổi, tuy nhiên chúng có thể phát âm sai một nửa số âm cơ bản và đây không phải là một vấn đề đáng lo ngại.
  • Đến khi được 5 tuổi, trẻ có thể kể lại một câu chuyện bằng chính lời nói của mình và sử dụng được nhiều hơn 5 từ trong một câu.

Mặc dù một số trẻ chậm nói hoặc có vẻ hơi tụt hậu trong ngôn ngữ nói, nhưng nếu khả năng tiếp thu ngôn ngữ của chúng tốt hơn, nghĩa là trẻ có thể hiểu được những điều mà người khác nói với chúng. Khi một đứa trẻ không sử dụng được nhiều từ ngữ nhưng dường như vẫn hiểu những gì mà bạn đang nói và có thể thực hiện theo các yêu cầu, thì không có lý do gì mà bạn phải quá lo lắng so với những trẻ chậm cả nói lẫn khả năng tiếp thu ngôn ngữ. Nhìn chung, khả năng tiếp thu ngôn ngữ được xem là một yếu tố dự đoán quan trọng, giúp phân biệt được những trẻ nói muộn với những trẻ chậm phát triển.


Khả năng tiếp thu ngôn ngữ là một yếu tố giúp phân biệt được những trẻ nói muộn với những trẻ chậm phát triển.
Khả năng tiếp thu ngôn ngữ là một yếu tố giúp phân biệt được những trẻ nói muộn với những trẻ chậm phát triển.

2. Nguyên nhân nào khiến trẻ nói muộn?

Theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cho biết, bệnh nhiễm trùng tai mãn tính làm suy giảm thính lực có thể góp phần khiến trẻ chậm nói. Đặc biệt, những trẻ em tiếp xúc với nguồn bệnh từ những trẻ khác cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh về tai hơn.

Nhiễm trùng tai mãn tính có thể gây ra các tác động tiêu cực đến những trải nghiệm học tập ban đầu của trẻ, trong đó bao gồm cả khả năng về ngôn ngữ. Mặt khác, những năm đầu sau sinh được xem là giai đoạn quan trọng để trẻ có thể phát triển khả năng nói cũng như ngôn ngữ của mình. Do đó, khi trẻ ở trong 5 năm đầu sau sinh gặp phải các vấn đề về thính lực có thể làm cản trở khả năng nói cũng như tiếp thu ngôn ngữ.

Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói hơn so với các trẻ khác cũng có một phần của di truyền. Tuy nhiên, các yếu tố môi trường cũng có thể đóng một vai trò nhất định đối với tình trạng trẻ nói chậm, chẳng hạn như trẻ tiếp xúc với các chất độc (ví dụ thuỷ ngân), gây ra các tổn thương thần kinh, từ đó làm ảnh hưởng đến khả năng nói và ngôn ngữ của trẻ.

3. Những chỉ báo cho biết trẻ có bị chậm nói hay không?

Mặc dù trẻ em có thể phát triển các kỹ năng ngôn ngữ ở những tốc độ khác nhau, nhưng điều quan trọng là sự tiến bộ của chúng phải ổn định và đạt được những mốc nhất định trong khoảng thời gian cho phép. Dưới đây là một số chỉ báo cho biết trẻ phát triển bình thường hay trẻ chậm nói, bao gồm:

  • Hầu hết trẻ sơ sinh sẽ bắt đầu thì thầm và bập bẹ nói trong năm đầu đời. Trẻ nên bập bẹ nói tất cả các phụ âm, nhưng nếu chúng bị hạn chế về mặt này, đây có thể là một dấu hiệu báo động đỏ của tình trạng trẻ nói muộn.
  • Trẻ sơ sinh nên bắt đầu bắt chước những âm thanh mà cha mẹ nói, nếu trẻ không có dấu hiệu này, đây cũng được xem là một cảnh báo cho thấy trẻ nói chậm.
  • Bạn cũng không nên quá lo lắng nếu trẻ không thể nói rõ ràng các âm như “l”, “r” và “s”. Những âm thanh đặc biệt này có xu hướng phát triển theo thời gian và có lẽ phải đến năm 7 tuổi một số trẻ mới hoàn thiện được khả năng nói các âm này.

4. Trẻ chậm nói – khi nào cần gặp bác sĩ?

Tình trạng trẻ chậm nói cần được giải quyết sớm để giúp trẻ cải thiện và phát triển khả năng ngôn ngữ của mình theo đúng lứa tuổi. Bác sĩ nhi khoa hoặc chuyên gia nghiên cứu về ngôn ngữ có thể cho trẻ thực hiện một số bài kiểm tra nhằm giúp phân tích khả năng nói của trẻ, đồng thời tư vấn cho cha mẹ về các cách để kích thích sự phát triển ngôn ngữ cho con. Trong trường hợp nghi ngờ trẻ nói muộn có các vấn đề về thính giác, bạn nên đưa con đi kiểm tra thính lực.

Trẻ nói chậm thường có thể gặp phải các vấn đề liên quan đến ngôn ngữ và phát triển khả năng học tập ở trường. Mặt khác, ngôn ngữ miệng là nền tảng cho tất cả các lĩnh vực học thuật, bao gồm đọc, viết và toán học. Việc phát hiện và điều trị chậm trễ cho tình trạng trẻ chậm nói sẽ khiến cho nền tảng học tập tương lai của trẻ bị suy giảm nghiêm trọng.

Một nghiên cứu mới đây cho thấy những đứa trẻ được phát hiện bị nói muộn ở độ tuổi từ 24 – 31 tháng có xu hướng trở thành người nói và đọc kém, đồng thời có khả năng về từ vựng yếu hơn so với những trẻ khác trong những năm đầu tiểu học.

Các bậc cha mẹ không nên thờ ơ khi nghĩa rằng trẻ nói muộn sẽ phát triển và bắt kịp với những trẻ khác một cách nhanh chóng, trừ khi con bạn đã được đánh giá như vậy bởi bác sĩ. Do đó, nếu trẻ có bất cứ dấu hiệu nào của tình trạng chậm nói, bạn cần đưa bé đến khám bác sĩ nhi khoa càng sớm càng tốt.


Nếu trẻ có bất cứ dấu hiệu nào của tình trạng chậm nói, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ nhi khoa để thăm khám và điều trị
Nếu trẻ có bất cứ dấu hiệu nào của tình trạng chậm nói, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ nhi khoa để thăm khám và điều trị

5. Làm thế nào để kích thích sự phát triển khả năng nói và ngôn ngữ của trẻ?

Dưới đây là một số cách giúp thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ và khả năng nói bình thường của trẻ, bao gồm:

  • Nói chuyện thường xuyên với trẻ trong suốt cả ngày, ngay cả thời gian tắm, thay tã và trong bữa ăn. Chẳng hạn, bạn có thể thu hút sự chú ý của con và sau đó nói về những việc mà bạn đang làm.
  • Khi bạn nói chuyện với con, hãy nói với mức độ cao hơn khả năng nói của trẻ. Nếu trẻ sử dụng được 3 từ một lúc, bạn cần nói nhiều hơn thế, tuy nhiên không nên quá áp đảo bé bằng các câu rất phức tạp.
  • Trẻ thường có xu hướng chú ý hơn và bắt chước nhiều hơn khi cha mẹ nói bằng phương pháp “Motherese” – kiểu nói có âm vực cao hơn, sử dụng một số cử chỉ trên khuôn mặt, nói với tốc độ chậm và nhấn mạnh âm tiết chính.
  • Bạn nên thường xuyên hát và đọc cho trẻ nghe ngay từ sớm

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe