Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những kinh nghiệm giúp những người lần đầu làm cha mẹ cách ghi nhật ký sóc bé. Khi quá mệt mỏi để nhớ các chi tiết, bạn nên in các bảng nhật ký dưới đây để giúp bạn dễ dàng theo dõi việc trẻ sơ sinh tắm mấy giờ, giờ ăn của trẻ sơ sinh, trẻ sơ sinh ngủ thế nào.
1. In nhật ký chăm sóc em bé
Điểm lợi lớn nhất của thói quen ghi nhật ký chăm sóc trẻ đó chính là giúp bạn nhận ra sớm những dấu hiệu bình thường và bất thường của trẻ. Bên cạnh đó, nhật ký chăm sóc bé cũng sẽ giúp bạn trả lời chính xác các câu hỏi mà bác sĩ có thể hỏi, để đảm bảo trẻ sơ sinh của bạn khỏe mạnh và ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng.
Bạn hãy mở xem bảng excel chăm sóc em bé được điền sẵn dưới đây để tìm hiểu về cách sử dụng bảng nhật ký này.
Tiếp theo, sau khi in bảng nhật ký chăm sóc em bé này và bạn tự điền các thông tin cần theo dõi. Bạn nên in ít nhất 14 bản để kéo dài trong hai tuần đầu tiên trẻ sơ sinh của bạn ở nhà và bạn không cần ra khỏi nhà để đi in.
2. Nhật ký chăm sóc em bé theo dõi những gì?
Hãy theo dõi những điều gì có ý nghĩa nhất đối với bạn. Dưới đây là một số gợi ý để bạn bắt đầu ghi nhật ký của mình:
2.1. Cho trẻ ăn
- Nếu bạn đang cho con bú (breastfeeding): Trong thời gian em bé bắt đầu bú mẹ hoàn toàn, bạn hãy ghi thời điểm bắt đầu bú sữa mẹ, thời gian mỗi lần bú và số lần bú mỗi ngày.
- Nếu bạn cho bé bú bình (bottle feeding): Bạn đã cho trẻ ăn bao nhiêu ounce sữa cho bé uống mỗi lần bú và số lần bú mỗi ngày.
- Nếu bạn đang hút sữa: Bạn hãy ghi lại mỗi lần hút sữa, bạn hút được bao nhiêu ml sữa và tần suất hút sữa.
- Nếu em bé của bạn nôn trớ: Bạn hãy ghi tần suất em bé của bạn nôn trớ, đặc biệt là nếu bạn lo lắng rằng em bé đang có xu hướng nôn trớ nhiều lần và một lần nôn trớ rất nhiều.
2.2. Thay tã
- Thời gian của mỗi thay tã
- Số lần thay tã/ngày
- Tính chất phân như thế nào, màu sắc phân ra sao
- Ngoài phân và nước tiểu ra, bạn có phát hiện có gì bất thường khác không?
2.3. Ngủ
- Thời điểm bé ngủ, ngủ ở đâu và trong bao lâu
- Trong khi ngủ trẻ có quấy khóc hay không
- Khi em bé của bạn có khoảng thời gian quấy khóc thì chúng kéo dài bao lâu (nhật ký bạn giữ có thể giúp bác sĩ nhi khoa phân biệt giữa tiếng khóc bình thường và khóc do trẻ bị đau bụng)
3. Một ngày của bạn diễn ra như thế nào?
- Ngủ: Khi nào bạn ngủ và bạn ngủ trong bao lâu
- Thuốc: Ghi lại tất cả những loại thuốc mà đang sử dụng, uống khi nào, liều lượng ra sao và bạn cảm thấy như thế nào sau khi uống thuốc
- Nuôi con bằng sữa mẹ: ghi lại những điểm lợi và những bất lợi của bạn khi phải nuôi con bằng sữa mẹ.
- Cảm xúc: Ghi lại những cảm xúc mà bạn có trong quá trình chăm sóc em bé, bạn nhận được sự ủng hộ hay quan tâm, hỗ trợ từ người thân ra sao.
- Chế độ ăn uống: Bạn đã ăn những gì và ăn vào thời điểm nào trong ngày.
- Mối quan hệ: Ghi lại những công việc mà bạn và đối tác cùng nhau thực hiện để chăm sóc bé và làm thế nào bạn hòa hợp cuộc sống giữa gia đình và bạn bè.
Lần đầu làm cha mẹ, hẳn bạn sẽ gặp phải rất nhiều điều bỡ ngỡ mà không thể nhớ hết để xử lý chúng. Nhất là trong thời điểm sau sinh, trẻ có thể gặp phải nhiều vấn đề về việc ăn, ngủ, chơi, nôn trớ, trào ngược,... Vì thế bạn có thể ghi lại nhật ký theo cách trên để để đưa ra cách chăm sóc trẻ tốt nhất.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: babycenter.com