Giữ cho mẹ không bị mất sữa khi trẻ phải cách ly sau sinh

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Trương Thành Tâm - Bác sĩ Nhi khoa - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Khi trẻ phải cách ly do nhiều nguyên nhân như trẻ non tháng, trẻ mắc bệnh mà mẹ không thể chăm sóc trực tiếp,... thì người mẹ có nguy cơ cao bị mất sữa sau sinh. Trường hợp này, sản phụ cần chú ý thực hiện một số biện pháp cần thiết để tránh bị mất sữa.

1. Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ ngay sau khi sinh

Sữa mẹ là nguồn chất dinh dưỡng hoàn hảo, dễ hấp thu, có nhiều kháng thể. Các bà mẹ được khuyến nghị nên cho con bú ngay sau khi sinh và nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời của bé và tiếp tục cho trẻ bú tới khi được 2 tuổi để đảm bảo trẻ phát triển toàn diện.

1.1 Lợi ích của việc cho trẻ bú ngay sau sinh đối với trẻ

  • Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo, đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dinh dưỡng và nước của trẻ trong 6 tháng đầu đời;
  • Sữa mẹ thúc đẩy sự phát triển cơ thể và kích thích sự phát triển trí não của trẻ;
  • Sữa mẹ dễ tiêu hóa, sử dụng hiệu quả, phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt là tiêu chảy và nhiễm trùng đường hô hấp cho bé.

Nên cho trẻ bú ngay sau khi sinh
Nên cho trẻ bú ngay sau khi sinh

1.2 Lợi ích của việc cho trẻ bú ngay sau sinh đối với bà mẹ

2. Làm thế nào để mẹ không bị mất sữa khi mẹ cách ly con sau sinh?

Việc giữ cho người mẹ không bị mất sữa sau sinh khi bé phải tạm thời cách ly với mẹ là rất quan trọng. Việc này càng thiết yếu với những trường hợp trẻ non tháng, trẻ sơ sinh mắc bệnh phải nhập khoa sơ sinh hoặc phải chuyển tới một bệnh viện khác mà mẹ không thể nằm cạnh trẻ, không chăm sóc trực tiếp cho trẻ được. Việc mất sữa cũng có thể xảy ra ở các bà mẹ đi làm lại sớm hoặc đi làm khi bé chưa cai sữa.

2.1 Biện pháp giữ cho mẹ không bị mất sữa khi trẻ phải cách ly

Một số biện pháp giúp người mẹ không bị mất sữa khi phải cách ly với bé là:

  • Nếu không thể cho trẻ bú mẹ trực tiếp thì người mẹ nên vắt sữa bằng tay hoặc bằng các dụng cụ hút sữa để bảo quản cho bé dùng;
  • Cần đảm bảo yếu tố tâm lý của người mẹ, chỉ cần người mẹ nghĩ đến con cũng sẽ giúp duy trì nguồn sữa mẹ;
  • Nếu trẻ có thể tiêu hóa được sữa mẹ thì người mẹ nên vắt sữa, gửi cho trẻ sử dụng mỗi 3 giờ 1 lần.

Mẹ nên duy trì vắt sữa bằng tay hoặc dụng cụ để gửi cho trẻ khi cách ly
Mẹ nên duy trì vắt sữa bằng tay hoặc dụng cụ để gửi cho trẻ khi cách ly

2.2 Hướng dẫn bảo quản sữa cho mẹ

Với những mẹ phải đi làm, vẫn có thể lưu trữ, bảo quản sữa để không bị mất sữa, giúp trẻ có thể tận dụng được nguồn sữa mẹ quý giá. Việc bảo quản sữa được thực hiện như sau:

  • Trước khi vắt sữa hoặc hút sữa, người mẹ cần rửa tay sạch, lau sạch đầu vú và quầng vú;
  • Chỉ đựng sữa mẹ trong bình thủy tinh hoặc nhựa trong đã được khử trùng và có nắp đậy;
  • Sữa vắt xong cần được lưu trữ, bảo quản ngay ở nhiệt độ mát hoặc trong tủ lạnh có nhiệt độ thích hợp;
  • Thời điểm cho trẻ sử dụng sữa được bảo quản lạnh:
    • Nếu sữa được bảo quản ở nhiệt độ 25 - 27°C thì phải cho trẻ bú ngay trong vòng 4 giờ;
    • Nếu sữa được bảo quản ở nhiệt độ 20 - 22°C thì phải cho trẻ bú trong vòng 10 giờ;
    • Trường hợp sữa được bảo quản ở nhiệt độ khoảng 15 - 16°C thì có thể cho bé dùng trong vòng 24 giờ;
    • Nếu sữa mẹ được bảo quản trong tủ lạnh với nhiệt độ 4°C thì có thể cho bé bú trong vòng 120 giờ (khoảng 5 ngày) sau khi đã hâm nóng lại;
    • Nếu sữa được bảo quản ở nhiệt độ 0°C thì có thể cho trẻ sử dụng trong vòng 2 tuần (sau khi đã hâm nóng lại).

Sữa vắt ra nên được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp
Sữa vắt ra nên được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp

2.3 Hướng dẫn cách hâm nóng sữa mẹ

  • Làm ấm sữa trong bình chứa bằng cách ngâm cả bình sữa trong một ca nước ấm, đảm bảo nhiệt độ trong bình sữa không vượt quá 40°C;
  • Nếu sữa mẹ đã đông lạnh thì có thể làm tan băng bằng cách cho bình sữa vào ca nước sôi. Khi sữa đã tan băng thì nên lắc đều, thử nhiệt độ để đảm bảo sữa ở nhiệt độ thích hợp trước khi cho trẻ bú.

Lưu ý:

  • Tuyệt đối không đun sôi sữa mẹ trên bếp vì nếu làm vậy sẽ hủy hoại các thành phần có lợi trong sữa mẹ, đặc biệt là các kháng thể và nhiều loại vi chất khác;
  • Chỉ nên làm ấm đủ lượng sữa mà trẻ cần bú trong cữ bú đó;
  • Nếu nghi ngờ sữa bảo quản bị chua hoặc hư thì cần kiểm tra lại, nếu đúng thì không được cho trẻ bú.

Để mẹ không bị mất sữa sau sinh khi trẻ phải cách ly, người mẹ nên áp dụng các biện pháp trên, kết hợp với việc ăn uống đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng với số lượng đảm bảo, tránh kiêng khem quá mức.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe