Giấm gạo và rượu gạo khác nhau như thế nào?

Rượu gạo và giấm gạo là những nguyên liệu phổ biến trong nấu ăn của người châu Á. Mặc dù đều được làm từ quá trình lên men gạo nhưng chúng đều có nhiều điểm khác biệt. Vậy giấm gạo và rượu gạo có tốt không?

1.Rượu gạo và giấm gạo khác nhau như thế nào?

Cả rượu gạogiấm gạo đều được làm từ gạo lên men, tuy nhiên về cơ bản rượu gạogiấm gạo rất khác nhau:

1.1. Khác nhau về cách chế biến

Rượu gạo là một loại đồ uống có cồn, được sử dụng phổ biến như một loại thức uống và được ứng dụng trong công thức nấu ăn. Ở Nhật Bản, rượu gạo còn được gọi là rượu sake, đây được xem là đồ uống quốc gia của đất nước này. Các phiên bản khác của rượu gạo được sử dụng để nấu ăn bao gồm rượu mirin của Nhật Bản và rượu huangjiu của Trung Quốc.

Rượu gạo có được thông qua quá trình lên men tinh bột gạo bằng cách sử dụng nấm men, nấm mốc và vi khuẩn sinh axit lactic để tạo ra rượu. Ví dụ, nấm Aspergillus oryzae chuyển đổi tinh bột thành đường và nấm men Saccharomyces cerevisiae tạo ra rượu.

Trong khi đó, giấm gạo được làm bằng cách lên men tinh bột gạo bằng cách sử dụng vi khuẩn sinh axit axetic hay còn được gọi giấm cái (Mycoderma aceti) và một lượng nhỏ rượu gạo để chuyển hóa đường thành rượu, sau đó thành axit axetic.

Nhiều người đôi khi nhầm lẫn gọi giấm gạo là “giấm rượu gạo”. Điều này cũng tương tự như giấm rượu vang đỏ và trắng, chúng không chứa cồn mặc dù có trong tên gọi có chữ "rượu” và đương nhiên nó cũng không phải là rượu gạo.

1.2. Khác nhau về hương vị

Huangjiu (rượu gạo Trung Quốc), Mirin (rượu nấu ăn Nhật Bản) và Sake (rượu gạo Nhật Bản) là những loại rượu gạo phổ biến nhất. So với các loại rượu gạo khác, chúng có vị ngọt dịu và nồng độ cồn thấp. Có nhiều loại rượu gạo khác trên thị trường với hương vị, màu sắc khác nhau tùy thuộc vào quá trình lên men và các thành phần khác trong công thức như gia vị, thảo mộc hoặc trái cây. Trong khi đó, giấm gạo có vị chua tương tự như các loại giấm khác như giấm táo. Không giống như rượu gạo, giấm gạo thường chỉ được sử dụng với số lượng nhỏ.

Do có nhiều sự khác biệt về hương vị nên chúng ta có thể dễ dàng phân biệt giấm gạo rượu gạo.

1.3. Giá trị dinh dưỡng

Giấm gạo có tốt không hoặc rượu gạo có tốt không là thắc mắc chung của nhiều người. Nhìn chung, cả 2 loại sản phẩm từ gạo này đều có những giá trị dinh dưỡng nhất định, mỗi loại sẽ mang lại những lợi sức khỏe khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng, vì vậy sẽ rất khó để so sánh về giá trị dinh dưỡng giữa giấm và rượu gạo.


Rượu gạo và giấm gạo chứa hàm lượng dinh dưỡng khác nhau
Rượu gạo và giấm gạo chứa hàm lượng dinh dưỡng khác nhau

Với mỗi 150ml rượu gạo sẽ cung cấp khoảng 201 calo, 7.5 gam carbohydrate, không chứa đường và muối. Trong khi đó, 1 muỗng canh (khoảng 15ml) giấm gạo pha sẵn có chứa khoảng 30 calo, 8 gam carbohydrate, 8 gam đường và 710 mg muối. Sự khác nhau dễ thấy nhất là giấm gạo pha sẵn có chứa đường và muối, do đó người dùng có thể chọn giấm gạo không pha nếu đang cố gắng giảm tiêu thụ 2 thành phần này. Bên cạnh đó, có một loại giấm gạo không đường sẽ không chứa đường, calo và carbohydrate.

1.4. Mục đích sử dụng

Rượu gạo vừa được dùng trong nấu ăn vừa được sử dụng phổ biến như một loại thức uống có cồn. Trong nấu ăn, rượu gạo thường được thêm trực tiếp vào các món ăn hoặc gia tăng hương vị các loại nước sốt. Hầu hết các quốc gia châu Á đều có nhiều loại rượu gạo đặc trưng. Ví dụ, rượu gạo phổ biến của Campuchia có tên là Sombai bao gồm trái cây, các loại gia vị và đường mía. Trong khi đó, Dansul (hay còn gọi là Gamju) là một loại rượu gạo phổ biến ở Hàn Quốc.

Khi nói đến giấm gạo, các loại của Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc được ưa chuộng nhất vì hương vị nhẹ nhàng và có màu vàng nhạt, bên cạnh đó giấm đen Kurozu cũng được yêu thích. Giấm gạo được sử dụng như một loại đồ ướp thức ăn hoặc làm tăng thêm hương vị các loại nước sốt, cơm chiên, rau muối và sushi. Thực tế từ sushi có nghĩa là “cơm chua” hoặc “vị chua” do cách chế biến món ăn sử dụng cơm lên men và muối. Khi đó giấm gạo được sử dụng để trộn vào cơm giúp tăng tốc quá trình lên men và cải thiện hương vị cho sushi.

Tóm lại, rượu gạo là một loại thức uống có cồn vị ngọt và được dùng trong nấu nướng. Giấm gạo là một loại giấm có vị chua được sử dụng trong các món ăn như sushi, cơm chiên, nước sốt và dầu trộn salad. Mặc dù đều có nguồn gốc từ gạo nhưng người dùng không nên đổi vị trí của chúng cho nhau.

2. Lựa chọn thay thế cho giấm gạo và rượu gạo

Do có sự khác biệt đáng kể giữa giấm gạorượu gạo, vì vậy người dùng không nên sử dụng giấm gạo rượu gạo để thay thế cho nhau. Thay vào đó, chúng ta có các lựa chọn thay thế tốt hơn để sử dụng trong trường hợp cần thiết.

2.1. Giải pháp thay thế cho giấm gạo

Có nhiều lựa chọn có sẵn trong nhà bếp có thể thay thế cho giấm gạo theo tỷ lệ 1-1, mặc dù hương vị có thể hơi khác một chút:

  • Giấm táo: Hương vị nhẹ nhàng và màu sắc của giấm tạo sẽ phù hợp để chế biến sushi, ướp thức ăn và dầu giấm;
  • Giấm Sherry: Hương vị tương tự giấm gạo nên đây là sự thay thế lý tưởng cho hầu hết các công thức nấu ăn yêu cầu giấm gạo;
  • Rượu vinegar trắng: Sử dụng để chế biến các loại nước sốt, ướp thức ăn và dầu giấm trộn salad;
  • Giấm rượu vang đỏ: Lựa chọn thích hợp để tạo hỗn hợp ướp thức ăn, chế biến nước sốt và làm các món thịt phong phú;
  • Giấm balsamic: Lựa chọn tốt nhất để trộn salad hoặc ướp đồ nướng, bao gồm cả thịt gà và bánh pizza;
  • Nước cốt chanh: Vị chua gấp đôi giấm gạo sẽ lý tưởng để tạo các loại nước sốt và trộn salad;
  • Giấm sâm panh: Với hương vị nhẹ nhàng nên phù hợp với các món hải sản, hỗn hợp ướp thực phẩm, nước sốt và trộn salad.

Bên cạnh đó, để tạo được vị ngọt của giấm gạo, người dùng có thể thêm một chút đường hoặc chất tạo ngọt tùy ý.


Giấm táo là một trong những lựa chọn thay thế cho giấm gạo và rượu gạo
Giấm táo là một trong những lựa chọn thay thế cho giấm gạo và rượu gạo

2.2. Lựa chọn thay thế rượu gạo

Người dùng có thể sử dụng các lựa chọn sau đây để thay thế rượu gạo trong trong nấu ăn:

  • Rượu Sherry: Đây là một lựa thay thế tốt cho rượu Mirin do màu sắc và hương vị tương tự, người dùng có thể thay thế với tỷ lệ 1-1;
  • Rượu Gin: Hương vị tương tự nên đây là sự thay thế tốt cho rượu gạo trắng. Tuy nhiên, người dùng chỉ nên sử dụng từ 1⁄2 đến 3⁄4 so với với lượng rượu gạo cần dùng hoặc thêm vào từ từ để đạt được hương vị mong muốn;
  • Rượu trắng: Nếu không có rượu Gin, rượu trắng có thể dễ dàng thay thế rượu gạo với tỷ lệ 1-1;
  • Rượu Sherry khô: Để thay thế rượu Thiệu Hưng (rượu gạo đen), người dùng hãy sử dụng rượu sherry khô và lượng đường thích hợp;
  • Nước ép nho: Một lựa chọn thay thế rượu gạo phù hợp đối với người không sử dụng được rượu khi chế biến các món ăn là nước ép nho. Theo đó, bạn có thể vắt thêm nửa quả chanh để tăng độ chua.

Một số lựa chọn để thay thế rượu gạo với vai trò là một loại thức uống:

  • Rượu trắng;
  • Rượu Vermouth nguyên chất;
  • Nước ép nho trắng khi người dùng không muốn sử dụng thức uống có cồn;
  • Bất kỳ loại rượu gạo nào khác như Huangjiu, Sake, Dansul/Gamju hoặc Mijiu.

Tóm lại, giấm gạorượu gạo đều được làm từ gạo lên men. Tuy nhiên, giấm phải trải qua các bước xử lý bổ sung để loại bỏ cồn và tạo ra axit axetic. Những khác biệt về quá trình chế biến tạo ra các sản phẩm khác nhau và phục vụ cho các mục đích khác nhau của người dùng.

Rượu gạo có thể sử dụng cả trong nấu ăn và làm đồ uống. Các loại phổ biến nhất bao gồm rượu Huangjiu, Mirin và Sake. Giấm gạo được sử dụng phổ biến nhất trong sushi, đồ ướp thực phẩm, các loại nước sốt và dầu trộn salad. Người dùng có thể thêm một chút đường vào giấm táo, giấm sherry, hoặc giấm rượu trắng nếu muốn chúng thay thế vị trí của giấm gạo.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe