Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Gây mê hồi sức - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.
Bị đau mãn tính có thể ảnh hưởng đến tâm lý, cảm xúc, khả năng vận động, sự linh hoạt của cơ thể và cả khả năng chịu đựng bởi những cơn đau. Để giảm cơn đau mãn tính thì người bệnh cần được chẩn đoán và xử trí sớm từ các bác sĩ chuyên khoa.
1. Đau mạn tính là gì?
Đau kéo dài hơn 3-6 tháng gọi là đau mạn tính. Một số loại đau có thể không chữa khỏi được. Nhưng nếu được điều trị thì cơn đau cũng có thể giảm bớt. Và đòi hỏi người bệnh phải có sự lựa chọn đúng cho quá trình điều trị. Sự lựa chọn này phụ thuộc vào:
- Cơ chế của cơn đau
- Khoảng thời gian cơn đau kéo dài
- Nó ảnh hưởng tồi tệ như thế nào
- Cái gì làm cho cơn đau ngày càng tăng hoặc giảm
- Vị trí đau ở chỗ nào, hướng lan của cơn đau...
Các phương pháp điều trị đau mãn tính đã thay đổi nhiều trong năm qua, và các chuyên gia nghiên cứu đã chứng minh rằng có thể sử dụng nhiều lựa chọn cùng nhau để giúp cơn đau thuyên giảm mang lại cảm giác thoải mái cho người bệnh.
2. Phương pháp điều trị giảm đau mãn tính
2.1. Cắt đốt thần kinh bằng sóng cao tần (RFA)
Cắt bỏ bằng tần số bức xạ cao tần (RFA) nhắm vào các dây thần kinh gửi tín hiệu đau đến não. Bác sĩ sẽ sử dụng một cây kim có đầu nóng và đặt gần với dây thần kinh. Hơi nóng sẽ làm cho dây thần kinh không thể truyền tín hiệu đau đến não nữa.
Việc điều trị đau mãn tính này giúp giảm nhiều loại đau bao gồm viêm khớp và các bệnh liên quan đến thần kinh. Nghiên cứu cho thấy, phương pháp này cũng giúp giảm đau lưng và đau hông. Ngoài ra, nó cũng có thể làm giảm đau mãn tính ở các vị trí như đầu gối và cổ.
Một loại điều trị cải tiến của phương pháp này gọi là làm lạnh cùng với cắt bỏ tần số bức xạ RFA có thể điều trị giảm đau mãn tính tốt hơn so với điều trị cắt bỏ tần số bức xạ RFA thông thường.
Cắt bỏ tần số bức xạ RFA có thể giảm đau trong 8 tháng đến một năm. Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng liệu pháp này điều trị đau mãn tính thêm một lần nữa để làm giảm tối đa các cơn đau có thể xảy ra.
2.2. Tiêm giảm đau
Phương pháp này thường được cung cấp thuốc trực tiếp tại vị trí gây đau. Bác sĩ sẽ sử dụng tia X để tìm vị trí tiêm thuốc thuận lợi nhất. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ chọn loại thuốc có tác dụng tốt cho từng vị trí được tiêm. Steroid và thuốc gây tê cục bộ (thuốc giảm đau) thường được sử dụng cùng nhau. Thuốc gây tê cục bộ làm tê liệt dây thần kinh hoặc cơ còn steroid làm giảm viêm và giảm đau.
Có nhiều loại mũi tiêm được sử dụng cho điều trị đau mãn tính. Một trong số đó là:
- Tiêm steroid ngoài màng cứng có thể làm giảm đau cho các vấn đề về đĩa đệm như thoát vị đĩa đệm.
- Tiêm điểm kích hoạt hoạt động trên cơ bắp. Đôi khi, những điểm kích hoạt này quá chặt khiến chúng chèn ép dây thần kinh và dẫn đến đau ở các vị trí khác của cơ thể.
- Phongt bế các đám rối thần kinh hoặc các dây thần kinh dọc theo cột sốt dẫn cảm giác đau đến khu vực khác trong cơ thể chẳng hạn như cánh tay hay chân.
Lợi ích của phương pháp này có thể kéo dài từ 4 tuần đến 1 năm, tuỳ thuộc vào loại đau, nguồn gốc cơn đau và mức độ tiến triển của bệnh. Đôi khi cần phải tiến hành một loạt các mũi tiêm để kết quả điều trị có thể kéo dài.
Để giảm đau mãn tính lâu hơn, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng máy bơm giảm đau. Bơm được cấy ghép vào vị trí thường ở gần cột sống. Máy bơm sẽ cung cấp thuốc từ từ và quy trình hoạt động của máy được bác sĩ thiết lập tự động.
2.3. Opioids
Bác sĩ có thể kê toa những loại thuốc này để giúp giảm đau mãn tính. Chúng có tác dụng ngăn chặn hoặc giảm tín hiệu đau ở não hoặc tủy sống. Những loại thuốc này có tác dụng hiệu quả với những cơn đau dữ dội. Nhưng chúng cũng có nhiều tác dụng phụ như:
Ngoài ra nhóm thuốc này còn có thêm các tác dụng phụ khác chẳng hạn như gây nghiện. Trong trường hợp sử dụng quá liều những loại thuốc này có thể khiến cho tình trạng trầm trọng như ngừng thở và gây ra tử vong. Đây là tình trạng rủi ro khi sử dụng liều quá cao hoặc khi sử dụng cùng với các loại thuốc khác hoặc sử dụng cùng với rượu.
Thuốc này sẽ giảm hiệu quả sau vài tháng sử dụng. Và tình trạng nghiện là phổ biến với những người sử dụng thuốc trong thời gian dài. Một trong những loại sử dụng an toàn nhất đó là buprenorphine. Nó có tác dụng ngăn chặn cơn đau như các Opioid khác, nhưng tác dụng của nó sẽ giảm dần ở liều cao hơn. Vì vậy, nó ít gây nghiện hơn. Đôi khi, các bác sĩ cũng sử dụng buprenorphine để điều trị gây nghiện opioid.
Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục nghiên cứu các loại thuốc mới để điều trị giảm đau mãn tính với ít tác dụng phụ hơn và khả năng gây nghiện ít hơn nhưng hiệu quả thuốc trong điều trị giảm đau mãn tính tốt hơn.
2.4. Một số lựa chọn khác
Một số loại thuốc không kê đơn cũng có khả năng làm giảm các cơn đau mãn tính như aspirin và ibuprofen. Tuy nhiên, người bệnh sử dụng những loại thuốc này hoàn toàn không đúng theo quy định. Ngoài ra, còn có thuốc acetaminophen cũng có tác dụng làm giảm đau từ nhẹ đến trung bình. Nó có thể sử dụng kết hợp với các loại thuốc có sẵn theo đơn.
Khi sử dụng các loại thuốc này hãy luôn chú ý vì chúng vẫn có thể gây ra các rủi ro. Và nên cho bác sĩ biết về tất cả loại thuốc đã dùng trước khi thử nghiệm phương pháp điều trị mới.
Ngoài ra, để giúp giảm đau mãn tính có thể lựa chọn phối hợp thêm các thuốc như:
- Thuốc chống trầm cảm
- Thuốc chống động kinh cho đau thần kinh, đau nửa đầu, đau cơ xơ
- Thuốc giãn cơ để giảm co thắt cơ và đau thắt lưng
2.5. Phương pháp bổ sung và thay thế
Những phương pháp như yoga, xoa bóp, châm cứu không phải là mới và đã có rất nhiều nghiên cứu để tìm hiểu về hiệu quả của những phương pháp này trong điều trị giảm đau mãn tính.
Châm cứu là cách đặt kim nhỏ trên da tại một số điểm nhất định của cơ thể. Nhiều nghiên cứu cho thấy nó có thể làm giảm đau thắt lưng và giảm đau khớp do viêm khớp.
Mát xa hay xoa bóp, điều chỉnh cột sống và yoga có thể giúp cho một số người bị đau thắt lưng giảm được cơn đau. Tuy nhiên, đây chỉ là những phương pháp ngắn hạn.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: webmd.com
XEM THÊM: