Giấc ngủ của trẻ thay đổi thế nào theo từng độ tuổi?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Bùi Thị Hà - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Trẻ sơ sinh ngủ ít hay ngủ nhiều đều khiến cha mẹ lo lắng. bởi việc ngủ quá ít hay quá nhiều đều ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vậy giấc ngủ trẻ sơ sinh sẽ có thay đổi theo từng năm tháng không?

1. Đặc điểm và tầm quan trọng của giấc ngủ trẻ sơ sinh

Giấc ngủ trẻ sơ sinh khác với giấc ngủ của người lớn và có đặc điểm như sau:

  • Trong 6 tháng đầu đời, mỗi chu kỳ ngủ trong giấc ngủ của trẻ sơ sinh rất ngắn, chỉ từ 20 - 50 phút. Trong mỗi chu kỳ ngủ đó, trẻ sơ sinh đa phần ngủ động (REM), giấc ngủ động chiếm đến 50%.
  • Do có chu kỳ ngắn nên trẻ sơ sinh rất dễ bị đánh thức và tỉnh ngủ hoàn toàn khi có tiếng động nhỏ, đặc biệt là khi tiếng động rơi vào giai đoạn ngủ động.
  • Khi trẻ sơ sinh ngủ, các cơ quan trong cơ thể tăng hoạt động hơn so với lúc trẻ thức như trẻ thở nhanh hơn, tim đập nhanh hơn và não tăng chuyển hóa hơn...

Giấc ngủ trẻ sơ sinh đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ về cả thể chất lẫn tinh thần:

  • Đối với trẻ nhỏ, ngủ là một hoạt động giúp các tế bào não phát triển. Cụ thể, các nghiên cứu đã cho thấy rằng, chỉ trong 1 tháng đầu đời số lượng tế bào não của trẻ đã phát triển lên đến 80% so với khi trẻ được 3 tháng tuổi. Tỷ lệ này cũng tương đương khi trẻ được 3 tuổi nhưng có số lượng tế bào não phát triển đến 80% so với người trưởng thành.

Giấc ngủ ảnh hưởng đến sựu phát triển trí não và thể chất của trẻ
Giấc ngủ ảnh hưởng đến sựu phát triển trí não và thể chất của trẻ
  • Về thể chất, giấc ngủ là thời điểm cơ thể trẻ sản xuất các hormone tăng trưởng có lợi phát triển xương, cơ.

Nếu trẻ sơ sinh thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc và đủ sâu sẽ gây ra những ảnh hưởng sau:

  • Mệt mỏi, cáu kỉnh, khó chịu, hay quấy khóc.
  • Mất tập trung, suy giảm trí nhớ, nếu để lâu có thể ảnh hưởng đến việc học của trẻ khi lớn.
  • Ảnh hưởng đến hành vi và cảm xúc của trẻ khi trưởng thành.

Trắc nghiệm: Nhận biết sớm dấu hiệu chậm phát triển thể chất và trí tuệ ở trẻ

Nếu 6 tuổi không biết đếm số, 7 tuổi vẫn chưa phân biệt được giữa thực tế và tưởng tượng thì có thể bé chậm phát triển thể chất và trí tuệ hơn so với bạn bè cùng lứa. Bạn đã nhận biết được các dấu hiệu bất thường sớm này chưa? Cùng làm nhanh bài trắc nghiệm sau để trang bị thêm kiến thức cho mình nhé!

Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Ma Văn Thấm , chuyên khoa Nhi , Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Dương Đông(Phú Quốc)

Ma Văn Thấm
Ma Văn Thấm
Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa,
Nhi
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Dương Đông(Phú Quốc)

2. Giấc ngủ trẻ sơ sinh thay đổi thế nào theo từng giai đoạn?

Trải qua từng giai đoạn, giấc ngủ trẻ sơ sinh thay đổi như sau:

  • Trẻ 1 tuần tuổi - 2 tháng tuổi: Trong tuần đầu tiên sau khi chào đời, trẻ có thể ngủ nhiều nhất đến 18 - 20 giờ/ngày và ngủ vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, mỗi giấc của trẻ có thể kéo dài trong khoảng 30 phút - 3, 4 giờ. Trung bình, trẻ dưới 2 tháng tuổi có thể ngủ 16 - 18 giờ mỗi ngày.
  • Trẻ từ 3 - 6 tháng tuổi: Từ 3 tháng tuổi, giấc ngủ của trẻ thay đổi, trẻ có thể ngủ dài hơn và ngủ theo nhu cầu. Trung bình trẻ có thể ngủ từ 14 - 16 giờ mỗi ngày, trong đó, giấc ngủ ngày có thể từ 3.5 - 5.5 giờ và giấc ngủ đêm kéo dài từ 9.5 - 11.5 giờ.
  • Trẻ từ 6 - 12 tháng tuổi: Giấc ngủ trẻ trong giai đoạn này đã thay đổi nhiều, trẻ có thể ngủ theo nhu cầu, giờ ngủ và nhịp sinh học của trẻ có thể đã được hình thành và giống như người lớn. Trung bình trẻ có thể ngủ 14 giờ mỗi ngày, trong đó, các giấc ngủ ngày giảm còn 1 - 2 giấc.
  • Trẻ từ 1 - 5 tuổi: Sau 1.5 tuổi, giấc ngủ của trẻ đã thay đổi rất nhiều và gần giống người lớn hoàn toàn. Trung bình, trẻ từ 1 - 5 tuổi có thể ngủ từ 10 - 12 giờ mỗi ngày.

Giấc ngủ trẻ sơ sinh thay đổi thế nào theo từng giai đoạn?
Giấc ngủ trẻ sơ sinh thay đổi thế nào theo từng giai đoạn?

3. Đảm bảo giấc ngủ trẻ sơ sinh và trẻ lớn như thế nào?

Để hoạt động ngủ mang lại những lợi ích tối đa cho sự phát triển về cả trí tuệ và thể chất đối với trẻ, cha mẹ và người chăm sóc trẻ cần đảm bảo ngay từ giấc ngủ trẻ sơ sinh.

3.1 Đối với trẻ sơ sinh

  • Đảm bảo không gian ngủ của trẻ phải an toàn, hạn chế những đồ vật có thể ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp của trẻ, gây ngạt thở như thú nhồi bông, chăn, mền, gối, ...
  • Nơi ngủ của trẻ như giường, nôi, cũi nên được đặt gần với cha mẹ để tiện theo dõi và chăm sóc trẻ.
  • Trẻ sơ sinh ngủ ít có thể là do môi trường ngủ chật chội, ồn ào, ngột ngạt, nóng bức. Vì vậy, cần đảm bảo không gian, phòng ngủ của trẻ thoáng mát, yên tĩnh, ánh sáng vừa phải.
  • Để trẻ ngủ sâu giấc hơn, ngủ ngon hơn, có thể cho trẻ nghe nhạc có giai điệu nhẹ nhàng, êm dịu hoặc hát ru trẻ.

Tránh cho trẻ vừa ngủ vừa bú vì có thể gây sặc sữa
Tránh cho trẻ vừa ngủ vừa bú vì có thể gây sặc sữa
  • Tránh mặc quá nhiều áo quần hoặc quấn nhiều khăn ủ ấm cho trẻ, bởi trẻ có thân nhiệt cao hơn người lớn sẽ làm thân nhiệt tăng cao, khiến trẻ đổ mồ hôi và dẫn đến cảm lạnh.
  • Tránh rung lắc bằng võng hoặc đung đưa trẻ khi ngủ, đặc biệt là trong những tháng đầu đời vì có thể ảnh hưởng đến não bộ.
  • Giấc ngủ trẻ sơ sinh có thể bị ảnh hưởng nếu cho trẻ bú lúc ngủ, khi đó trẻ dễ bị sặc sữa hơn và hệ tiêu hóa của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng.
  • Nên tập cho trẻ phân biệt giữa ngày và đêm bằng cách giữ phòng trẻ có nhiều ánh sáng ban ngày và ban đêm khi ngủ thì hạn chế ánh sáng để trẻ có thể ngủ đúng theo nhịp sinh học.

3.2 Đối với trẻ lớn

  • Với những trẻ lớn hơn, giúp trẻ cảm thấy an toàn khi ngủ, đặc biệt là trong trường hợp trẻ ngủ riêng, bằng cách cho trẻ mang thú nhồi bông, gối ôm và những đồ vật mà trẻ yêu thích ....
  • Ngay từ giấc ngủ trẻ sơ sinh, cha mẹ cũng nên giúp trẻ xây dựng và hình thành các thói quen bằng việc thực hiện lặp đi lặp lại một số hoạt động như tắm rửa, thay quần áo, massage, đọc sách, ... trước khi ngủ để thông báo cho trẻ về thời gian ngủ và giúp trẻ ngủ ngon hơn.
  • Với những trẻ dưới 6 tuổi, nên thiết lập và duy trì thời gian biểu sinh hoạt và ngủ cho trẻ, kể cả những ngày cuối tuần. Nên cho trẻ đi ngủ trước 9 giờ tối để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
  • Trước khi ngủ, nên tránh cho trẻ vui chơi, vận động quá nhiều.

Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ về thể chất và trí tuệ. Trong đó, nắm rõ đặc điểm giấc ngủ trẻ sơ sinh thay đổi qua từng giai đoạn sẽ giúp cha mẹ chăm sóc trẻ tốt hơn, đảm bảo trẻ có giấc ngủ chất lượng.


Massage trước khi ngủ giúp trẻ ngủ ngon hơn
Massage trước khi ngủ giúp trẻ ngủ ngon hơn

Ngoài chế đọ dinh dưỡng, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng, phát triển toàn diện.

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe