CA 19-9 là một chất chỉ điểm khối u được sử dụng trong chẩn đoán, đánh giá phản ứng của bệnh nhân với điều trị và theo dõi bệnh nhân ung thư tuyến tụy hoặc gan - mật. Trong chẩn đoán ung thư tuyến tụy, sự hiện diện của triệu chứng tắc tuỵ hay tắc mật và chỉ số định lượng CA 19-9 tăng cao sẽ giúp bác sĩ kết luận nguy cơ ung thư tuyến tụy thay vì u tụy lành tính. Tương tự, bệnh nhân có triệu chứng cổ trướng, vàng da và kết quả xét nghiệm CA19-9 tăng sẽ có nguy cơ mắc ung thư gan.
1. Định lượng CA 19-9 bình thường là bao nhiêu?
Chỉ số định lượng CA 19-9 bình thường trong huyết tương hoặc huyết thanh là ≤ 37 U/mL. Giá trị bình thường của CA 19-9 có thể thay đổi chút ít tùy thuộc vào phương pháp định lượng, hệ thống máy phân tích và các kít sử dụng của từng phòng xét nghiệm.
2. CA 19-9 trong chẩn đoán nguy cơ ung thư tụy
CA 19-9 là dấu ấn ung thư có độ nhạy 79 - 81% và độ đặc hiệu 82 - 90% để chẩn đoán ung thư tụy ở những bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ. Với giá trị ngưỡng 37 U/mL, độ nhạy chẩn đoán ung thư tụy là 81% (68% - 93%), độ đặc hiệu là 90% (76% - 100%). Tuy nhiên, khi mức độ CA 19-9 tăng lên lớn hơn 1000 U/mL thì độ nhạy chẩn đoán ung thư tụy là 41% (68% - 93%), độ đặc hiệu là 99,8%.
Trắc nghiệm: Bạn biết gì về các yếu tố nguy cơ, chẩn đoán và điều trị ung thư tuyến tụy?
Ung thư tuyến tụy phổ biến thứ 10 trong những bệnh ung thư mới và là nguyên nhân thứ 4 gây tử vong do ung thư ở nam, nữ. Bài trắc nghiệm này sẽ kiểm tra kiến thức của bạn về các yếu tố nguy cơ, chẩn đoán và cách điều trị ung thư tuyến tụy.
Bài viết tham khảo nguồn: medicalnewstoday 2019
3. CA 19-9 trong đánh giá tình trạng ung thư tụy
Tỷ lệ tăng của CA 19-9 có sự liên quan với vị trí của khối u với ngưỡng >37 U/mL, khối u ở vị trí đầu tụy thì tỷ lệ tăng của CA 19-9 là 80%, khi khối u ở thân và ở đuôi tụy thì tỷ lệ tăng của CA 19-9 là 57%.
Tỷ lệ tăng của chỉ số CA 19-9 có sự tương quan với giai đoạn bệnh với ngưỡng >120 U/mL: khi ung thư tụy ở giai đoạn T2/3 thì tỷ lệ tăng CA 19-9 là 33%, ở giai đoạn T + N1 thì tỷ lệ tăng CA 19-9 là 71%, ở giai đoạn TN + M1 thì tỷ lệ tăng CA 19-9 là 85%.
Tỷ lệ tăng của CA 19-9 cũng có sự tương quan với kích thước khối u với ngưỡng 37 U/mL: khi kích thước khối u <3 cm thì tỷ lệ tăng CA 19-9 là 57%, khi kích thước khối u 3-6 cm thì tỷ lệ tăng CA 19-9 là 80%, khi kích thước khối u > 6 cm tỷ lệ tăng CA 19-9 là 100%.
Khi mức độ CA 19-9 cao >1000 U/ mL thì giá trị chẩn đoán ung thư tụy dương tính và độ đặc hiệu đạt khoảng 100% và không còn khả năng phẫu thuật cắt bỏ.
4. CA 19.9 trong theo dõi đáp ứng điều trị và tiên lượng ung thư tụy
Mức độ giảm của chỉ số CA 19-9 huyết tương sau phẫu thuật tụy thể hiện sự đáp ứng điều trị và tỷ lệ thuận với thời gian sống còn của bệnh nhân. Trái lại, mức độ tăng của chỉ số CA 19-9 huyết tương sau phẫu thuật tụy sẽ tỷ lệ thuận với khả năng tái phát và tỷ lệ nghịch với thời gian sống sót của bệnh nhân.
5. Kết quả xét nghiệm CA 19.9 trong đánh giá tái phát ung thư tụy
Mức độ CA 19-9 huyết tương trước phẫu ở mức độ bình thường (<37 U/ mL) thì bệnh nhân có thời gian sống trung bình là 32 - 36 tháng, dài hơn so với bệnh nhân có mức độ CA 19-9 tăng (>37 U/ mL) có thời gian sống trung bình chỉ là 12 - 15 tháng.
Sau phẫu thuật cắt bỏ hoặc hóa trị liệu, mức độ CA 19-9 huyết tương trở về bình thường hoặc giảm ≥ 20-50% so với mức độ ban đầu thì thời gian sống sót của bệnh nhân sẽ kéo dài hơn so với trường hợp mức độ CA 19-9 không thể trở về bình thường hoặc tăng lên.
6. Chỉ số định lượng CA 19-9 trong một số ung thư khác
Mức độ CA 19-9 huyết tương có thể tăng trong một số ung thư khác như: ung thư gan, mật, dạ dày, đại trực tràng, buồng trứng, thực quản...
6.1. Chỉ số CA 19-9 trong ung thư biểu mô tế bào gan (HCC)
Độ nhạy lâm sàng của chỉ số CA 19-9 trong ung thư biểu mô tế bào gan là 22 - 49%.
6.2. Chỉ số CA 19-9 trong ung thư đường mật
Độ nhạy của CA 19-9 với ngưỡng >100 U/mL trong chẩn đoán ung thư đường mật là 53%. Để phân biệt giữa sự tắc mật lành tính và ác tính nên chọn ngưỡng CA 19-9 là 200 U/mL (với độ nhạy 65% và độ đặc hiệu 91%) phù hợp hơn so với ngưỡng 37 U/mL (độ nhạy 83% và độ đặc hiệu 45%). Việc kết hợp ngưỡng CA 19-9 > 200 U/mL cùng với ngưỡng CEA > 5 ng/mL sẽ giúp phân biệt tốt ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) với viêm xơ đường mật nguyên phát có hoặc không ung thư đường mật.
6.3. Chỉ số CA 19-9 trong ung thư dạ dày
Độ nhạy lâm sàng của chỉ số CA 19-9 trong ung thư dạ dày là 26 - 60% và phụ thuộc vào giai đoạn ung thư. Sự kết hợp cả CA 19-9 và dấu ấn CEA làm độ nhạy lâm sàng tăng lên gấp đôi, đồng thời cũng là một yếu tố tiên lượng giúp đánh giá mức độ xâm lấn, di căn gan, di căn phúc mạc và giai đoạn của bệnh ung thư.
6.4. Chỉ số CA 19-9 trong ung thư đại - trực tràng
Trong ung thư đại - trực tràng, độ nhạy của CA 19-9 (18-58%) thấp hơn so với độ nhạy của dấu ấn CEA (38-58%). Tỷ lệ tăng của CA 19-9 trong ung thư đại trực tràng phụ thuộc vào giai đoạn ung thư (giai đoạn Dukes A là 0-7%, Dukes B là 17%, Dukes C là 47% và Dukes D là 75%). Trong khi đó, tỷ lệ tăng của chỉ số CEA trong các giai đoạn của ung thư đại trực tràng cao hơn nhiều (giai đoạn Dukes A là < 20%, Dukes B là 40-60%, Dukes C là 60-80% và Dukes D là 80-85%).
6.5. Đối với các ung thư còn lại
Độ nhạy của CA 19-9 trong chẩn đoán một số ung thư khác nói chung thấp: đối với ung thư phổi độ nhạy là 7-42%, đối với ung thư vú là 10%, ung thư buồng trứng là 15-38% (thể nhày là 68-88%, thể không nhày là 25-29%) và đối với ung thư tử cung chỉ là 13%.
7. Chỉ số CA 19-9 trong một số bệnh lành tính
Mức độ tăng chỉ số CA 19-9 huyết tương còn có thể tăng trong một số bệnh lành tính như: tắc mật, viêm đường mật, viêm ruột, viêm tụy cấp hoặc mãn tính, xơ gan, xơ nang, bệnh tuyến giáp. Khoảng 10-30% các trường hợp có sự tăng CA 19-9 thoáng qua, phụ thuộc vào hoạt động và mức độ của bệnh. Sự tăng này thường <100 U/mL, tối đa là khoảng 500 U/mL hoặc tăng nhẹ dai dẳng, cần theo dõi ít nhất trong khoảng 2 tuần.
XEM THÊM: