Ghép tế bào gốc sống được bao lâu

Ghép tủy xương hay còn gọi là ghép tế bào gốc là một trong các liệu pháp được sử dụng để điều trị một số loại ung thư. Ngoài ra, ghép tế bào gốc cũng là một liệu pháp được sử dụng để điều trị một số bệnh về máu. Trước đây, phương pháp này được gọi là ghép tủy xương vì tế bào gốc được thu thập từ tủy xương. Ngày nay, tế bào gốc thường được thu thập từ máu thay vì tủy xương. Vì vậy, chúng thường được gọi chung là ghép tế bào gốc. Vậy ghép tế bào gốc sống được bao lâu? Cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của TS.BS Đàm Thị Minh Phương, Khối Sản xuất Tế bào - Trung tâm Công nghệ cao Vinmec.

1. Tại sao tủy xương và tế bào gốc lại quan trọng?

Tủy xương là một phần quan trọng của hệ thống xương, nơi tạo ra các tế bào máu cần thiết. Được bao phủ bởi một lớp mô mềm bên trong xương, tủy xương chứa các tế bào gốc tạo máu có khả năng biến đổi thành nhiều loại tế bào khác nhau. Những tế bào này có thể phát triển thành các tế bào tủy xương hoặc bất kỳ loại tế bào máu nào. 

Tuy nhiên, một số bệnh như ung thư có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của các tế bào gốc tạo máu, làm giảm khả năng phát triển và chất lượng của tế bào máu mới được tạo ra. Để khắc phục điều này, cấy ghép tế bào gốc được thực hiện để cung cấp cho cơ thể tế bào gốc mới, giúp tái tạo các tế bào máu mới và khỏe mạnh.

2. Các loại cấy ghép tế bào gốc

Trước khi tìm hiểu ghép tế bào gốc sống được bao lâu, các phương pháp cấy ghép tế bào gốc bao gồm:

2.1. Cấy ghép tự thân

Một trong những phương pháp phổ biến được sử dụng là cấy ghép tự thân, sử dụng tế bào gốc từ cơ thể của chính bệnh nhân. Quy trình này bắt đầu bằng việc thu thập tế bào gốc từ máu bệnh nhân và đông lạnh. 

Sau đó, bệnh nhân sẽ thực hiện hóa trị liệu mạnh và không thường xuyên là xạ trị. Khi quá trình này hoàn thành, tế bào gốc đông lạnh được rã đông và đưa lại vào máu thông qua ống đặt trong tĩnh mạch (IV).

Quá trình này mất khoảng 24 giờ để tế bào gốc di chuyển đến tuỷ xương. Sau đó bắt đầu phát triển, thúc đẩy sự tái tạo và sản xuất tế bào máu khỏe mạnh.

Thường mất khoảng 24 giờ để tế bào gốc di chuyển đến tuỷ xương.
Thường mất khoảng 24 giờ để tế bào gốc di chuyển đến tuỷ xương.

2.2 Cấy ghép dị thân

Cấy ghép dị thân là quá trình người bệnh nhận tế bào gốc từ một người khác. Để thực hiện phương pháp này, tìm người có tủy xương phù hợp với người bệnh là điều cần thiết. 

Người hiến tặng tốt nhất nên có kháng nguyên bạch cầu người (HLA) giống với protein của người bệnh để giảm nguy cơ của bệnh ghép chống lại vật chủ (GVHD) - tình trạng tế bào từ người hiến tấn công cơ thể.

Sau khi tìm được người hiến tặng, người bệnh sẽ trải qua hóa trị có hoặc không kèm theo xạ trị. Sau đó, tế bào gốc sẽ được truyền qua ống đặt trong tĩnh mạch (IV). Thường thì tế bào của liệu pháp này không bị đông lạnh, vì vậy, bác sĩ có thể truyền tế bào ngay sau hóa trị hoặc xạ trị. 

3. Lựa chọn cấy ghép

Để giải quyết vấn đề ghép tế bào gốc sống được bao lâu, bác sĩ chuyên khoa sẽ tập trung vào căn bệnh của người bệnh đang phải đối mặt để quyết định liệu pháp cấy ghép nào là phương pháp phù hợp. Những yếu tố khác bao gồm tình trạng sức khỏe của tủy xương, tuổi tác và tình trạng tổng quát của cơ thể. Ví dụ, nếu người bệnh đang chiến đấu với ung thư hoặc các bệnh khác liên quan đến tủy xương, bác sĩ có thể đề xuất cấy ghép dị thân. 

Quá trình lựa chọn loại cấy ghép là một quá trình phức tạp. Do đó, người bệnh cần sự hỗ trợ từ các chuyên gia trong lĩnh vực tại trung tâm chuyên về cấy ghép tế bào gốc. Tại đây, người bệnh sẽ được tư vấn và thực hiện các kiểm tra, đánh giá y tế.

Bác sĩ sẽ tập trung vào căn bệnh để lựa chọn phương pháp cấy ghép
Bác sĩ sẽ tập trung vào căn bệnh để lựa chọn phương pháp cấy ghép

Trước khi quyết định cấy ghép, cần xem xét các khía cạnh phi y tế, bao gồm:

  • Ai sẽ chăm sóc trong quá trình điều trị?

  • Người bệnh sẽ phải nghỉ việc và giao trách nhiệm gia đình trong thời gian bao lâu?

  • Bảo hiểm có chi trả cho quá trình cấy ghép không?

  • Hỏi các thông tin liên quan cần thiết mà người bệnh thắc mắc như ghép tế bào gốc sống được bao lâu?

4. Ghép tế bào gốc sống được bao lâu?

Đội ngũ y tế của người bệnh sẽ giúp giải đáp chi tiết những thắc mắc này. Sau cấy ghép tế bào gốc, những bệnh nhân sống ít nhất 5 năm mà không tái phát bệnh ban đầu thường có khả năng sống thêm ít nhất 15 năm nữa, nhưng tuổi thọ sẽ không trở lại mức bình thường như trước khi mắc bệnh.

Ghép tế bào gốc sống được bao lâu? Bệnh nhân có thế sống ít nhất 15 năm nếu sau khi ghép tế bào gốc không tái phát bệnh.
Ghép tế bào gốc sống được bao lâu? Bệnh nhân có thế sống ít nhất 15 năm nếu sau khi ghép tế bào gốc không tái phát bệnh.

Thời gian sống sau khi ghép tế bào gốc phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm loại bệnh, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và phản ứng của cơ thể sau cấy ghép. Những bệnh nhân sống ít nhất 5 năm sau khi ghép tế bào gốc mà không bị tái phát bệnh có khả năng cao sống thêm 15 năm nữa. Tuy nhiên, tuổi thọ không được phục hồi hoàn toàn và có thể gặp các biến chứng như bệnh ghép chống chủ (GVHD). Điều quan trọng là tuân thủ theo dõi và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để tối ưu hóa kết quả sau cấy ghép.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe