Gây tê trong phẫu thuật cắt nối niệu quản

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Hồng Dương - Bác sĩ Gây mê - Khoa Ngoại tổng hợp & Gây mê - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Gây tê trong phẫu thuật cắt nối niệu quản được xem là phương pháp vô cảm hiện đại, mang lại hiệu quả cao, an toàn, ít biến chứng và đang được sử dụng rất rộng rãi hiện nay.

1. Gây tê trong phẫu thuật cắt niệu quản là gì?

Gây tê trong phẫu thuật cắt nối niệu quản, cắt nối niệu đạo trước bao gồm cả 2 phương pháp là: gây tê tủy sống (bơm thuốc tê vào khoang dưới nhện) và gây tê ngoài màng cứng (bơm thuốc tê vào khoang ngoài màng cứng).

Mục đích của các phương pháp vô cảm này là ức chế tạm thời dẫn truyền xung thần kinh đi qua tủy sống, từ đó đáp ứng được nhu cầu vô cảm trong quá trình phẫu thuật cắt niệu quản và giảm đau tốt sau phẫu thuật.
Phương pháp vô cảm này được áp dụng trong các trường hợp cần phẫu thuật cắt niệu quản hoặc cắt nối niệu đạo trước. Tuy nhiên, giống như hầu hết các kỹ thuật gây mê hồi sức khác, kỹ thuật này vẫn có những chống chỉ định bao gồm:


Bệnh nhân bị rối loạn đông máu chống chỉ định thực hiệ thủ thuật
Bệnh nhân bị rối loạn đông máu chống chỉ định thực hiệ thủ thuật

2. Cần chuẩn bị gì trước khi gây tê phẫu thuật cắt nối niệu quản?

Người thực hiện gây tê phẫu thuật cắt nối niệu quản

  • Bác sĩ chuyên khoa gây mê hồi sức đã được đào tạo kỹ thuật gây tê tủy sống, gây tê ngoài màng cứng.
  • Điều dưỡng chuyên khoa khi được chỉ định.

Các phương tiện cấp cứu, theo dõi bệnh nhân

  • Phương tiền hồi sức: nguồn oxy, bóng, mask, phương tiện đặt nội khí quản, máy thở, máy hút đàm, máy sốc điện...
  • Thuốc hồi sức: các loại dịch truyền, ephedrine, adrenaline...
  • Thuốc chống co giật (nhóm barbiturat, benzodiazepin), thuốc giãn cơ.
  • Các máy móc theo dõi thường quy như theo dõi nhịp tim, nhịp thở, huyết áp, nhiệt độ, SpO2...

Hình ảnh máy thở được chuẩn bị trước khi tiến hành gây tê
Hình ảnh máy thở được chuẩn bị trước khi tiến hành gây tê

Phương tiện, dụng cụ gây tê

  • Bơm kim tiêm các kích cỡ, găng tay vô trùng, khăn lỗ vô trùng...
  • Kim gây tê tủy sống các cỡ.
  • Bộ gây tê ngoài màng cứng.
  • Thuốc gây tê: lidocain, bupivacain, levobupivacain, ropivacain...
  • Các thuốc giảm đau họ morphin.
  • Thuốc giảm đau họ morphin như morphine, fentanyl, sulfentanyl...
  • Intralipid 10-20%.

Chuẩn bị người bệnh

  • Người bệnh và gia đình cần được giải thích rõ kỹ thuật gây tê trong phẫu thuật cắt nối niệu quản để hiểu rõ những ưu điểm và những tai biến, biến chứng có thể xảy ra.
  • Đồng ý ký vào bản cam kết chấp nhận rủi ro trong quá trình gây tê tủy sống hoặc tê ngoài màng cứng.
  • Được thăm khám toàn diện, đánh giá khả năng gây tê...
  • Vệ sinh vùng gây tê.
  • An thần, tiền mê nếu có chỉ định.

Thuốc tê có thể được chỉ định trong trường hợp người bệnh bị kích động
Thuốc tê có thể được chỉ định trong trường hợp người bệnh bị kích động

3. Quy trình gây tê trong phẫu cắt niệu quản

Kỹ thuật gây tê tủy sống

  • Đặt đường truyền tĩnh mạch có hiệu quả để dự phòng hạ huyết áp (liều từ 5-10ml/kg cân nặng)
  • Tư thế bệnh nhân:

-Tư thế ngồi: người bệnh ngồi cong lưng, đầu cúi, cằm tì vào ngực, chân duỗi thẳng trên bàn mổ hoặc đặt bàn chân lên ghế.

-Tư thế nằm: người bệnh nằm nghiêng, cong lưng, 2 đầu gối áp sát vào bụng, cằm tì vào trước ngực.

  • Người bệnh được siêu âm cột sống để định hướng kỹ thuật gây tê.
  • Bác sĩ gây mê thực hiện các thao tác vô trùng hoàn toàn trước khi gây tê tủy sống.
  • Sát trùng vùng chọc kim gây tê, trải khăn lỗ vô khuẩn.
  • Kỹ thuật gây tê tủy sống: đường giữa hoặc đường bên

-Đường giữa: Chọc kim gây tê tủy sống vào khe giữa 2 đốt sống, vị trí từ L2-L3 đến L4-L5.

-Đường bên: Chọc kim gây tê tủy sống vào cách đường giữa 1-2cm, hướng kim đi vào giữa, lên trên, ra trước.

-Hướng mặt vát của kim gây tê song song với cột sống bệnh nhân.

-Chọc kim vào tủy sống cho đến khi đầu kim đi qua màng cứng vào khoang tủy sống.

-Kiểm tra kim gây tê đã vào khoang tủy sống hay chưa bằng cách quan sát có dịch não tủy chảy ra. Sau đó, xoay mặt vát kim về phía đầu bệnh nhân và bơm thuốc gây tê với liều lượng thích hợp.


Kỹ thuật gây tê tủy sống có thể được thực hiện theo đường giữa hoặc đường bên
Kỹ thuật gây tê tủy sống có thể được thực hiện theo đường giữa hoặc đường bên

Kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng

  • Dự phòng hạ huyết áp bằng cách thiết lập đường truyền tĩnh mạch bằng dung dịch nước muối đẳng trương (liều từ 5-10ml/kg)
  • Tư thế bệnh nhân tương tự gây tê tủy sống.
  • Người bệnh được siêu âm cột sống để định hướng kỹ thuật gây tê.
  • Vị trí chọc kim L2-L3 hoặc L3-L4.
  • Gây tê tại chỗ bằng lidocain.
  • Xác định chính xác khoang ngoài màng cứng bằng các dấu hiệu như mất sức cản, giọt nước treo hoặc chính xác nhất là dựa vào siêu âm.
  • Đánh giá kim đi đúng vào khoang ngoài màng cứng khi không có dịch não tủy chảy ra theo kim.
  • Sau đó, xoay mặt vát kim hướng lên đầu bệnh nhân, luồn catheter từ từ vào với độ dài catheter trong khoang ngoài màng cứng khoảng 3-6cm.
  • Rút kim Tuohy.
  • Hút kiểm tra và test bằng cách sử dụng 2-3ml Lidocain 2% pha trong Adrenaline 1/200.000
  • Cố định catheter trong khoang ngoài màng cứng.
  • Các loại thuốc tê sử dụng và liều lượng:

Lidocaine 2% 10-20ml.

-Bupivacaine 0.25-0.5% 10-20ml.

-Ropivacaine 0.25-0.5% 10-20ml.

-Levobupivacaine 0.25-0.5% 10-20ml.

  • Các loại thuốc truyền duy trì liên tục:

-Bupivacaine 0.125-0.25% tốc độ truyền 4-6ml/giờ.

-Levobupivacaine 0.125-0.25% tốc độ truyền 4-10ml/giờ.

-Ropivacaine 0.125-0.25% tốc độ truyền 4-10ml/giờ.

4. Theo dõi trong quá trình gây tê phẫu thuật cắt nối niệu quản

  • Các dấu hiệu sinh tồn cơ bản như tri giác bệnh nhân, nhịp tim, nhịp thở, huyết áp và SpO2.
  • Mức độ phong bế cảm giác và vận động của bệnh nhân do tác dụng của thuốc gây tê.
  • Các tai biến, tác dụng không mong muốn của gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là cơ sở y tế chất lượng cao tại Việt Nam với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, chuyên sâu trong nước và nước ngoài, giàu kinh nghiệm.

Hệ thống thiết bị y tế hiện đại, tối tân, sở hữu nhiều máy móc tốt nhất trên thế giới giúp phát hiện ra nhiều căn bệnh khó, nguy hiểm trong thời gian ngắn, hỗ trợ việc chẩn đoán, điều trị của bác sĩ hiệu quả nhất. Không gian bệnh viện được thiết kế theo tiêu chuẩn khách sạn 5 sao, mang đến cho người bệnh sự thoải mái, thân thiện, yên tâm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe