Bài viết bởi Bác sĩ Đinh Văn Lộc - Khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng
Kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng là khi bác sĩ tiến hành tiêm thuốc gây tê vào khoang màng cứng. Tác dụng gây tê thường xuất hiện sau 15 phút, giúp giảm đau trong quá trình chuyển dạ tự nhiên, hay còn gọi là đẻ không đau.
1. Gây tê ngoài màng cứng có an toàn không?
Đau khi chuyển dạ được xem là tương tự như mức độ gây ra bởi các hội chứng đau khu trú một vùng phức tạp. Cơn đau không đe dọa đến tính mạng ở phụ nữ khỏe mạnh; tuy nhiên, nếu không được giảm đau phù hợp, nó có thể dẫn đến trầm cảm sau sinh tồi tệ hơn. Ngoài ra, đau khi chuyển dạ có liên quan đến rối loạn căng thẳng sau chấn thương và suy giảm chức năng nhận thức.
Gây tê ngoài màng cứng có thể được sử dụng để giảm đau khi sinh con và rất an toàn cho mẹ và con. Bác sĩ gây mê của bạn sẽ thảo luận về các lợi ích và các tác dụng không mong muốn của sử dụng thuốc giảm đau ngoài màng cứng và đưa ra các lựa chọn giảm đau với bạn như là một phần của chăm sóc tiền sản. Ở Hoa Kỳ, kỹ thuật gây tê vùng, bao gồm gây tê ngoài màng cứng là phương pháp giảm đau được sử dụng rộng rãi nhất trong chuyển dạ kể từ năm 2000.
2. Sử dụng gây tê ngoài màng cứng để giảm đau khi chuyển dạ, thuốc tê có ảnh hưởng tới cơn gò không?
Hầu hết các thuốc gây tê cục bộ chỉ ảnh hưởng đến cơ xương, không phải cơ trơn, ở liều thông thường, mức độ ảnh hưởng của tế bào thần kinh vận động phụ thuộc vào nồng độ của thuốc gây tê cục bộ. Gây tê ngoài màng cứng giảm đau khi chuyển dạ thường sử dụng thuốc tê với hàm lượng và nồng độ thuốc thấp hơn nhiều so với gây tê ngoài màng cứng để mổ. Điều này có nghĩa là biên độ hoặc tần số của các cơn gò tử cung không bị giảm đi... Bạn vẫn có thể cảm thấy các cơn gò của mình xảy ra (nhưng bạn không cảm thấy đau ), và bạn vẫn có thể rặn khi đến lúc cổ tử cung mở hết và khi sinh.
3. Khi nào bắt đầu sử dụng gây tê giảm đau ngoài màng cứng khi chuyển dạ?
Gây tê ngoài màng cứng thường được sử dụng khi chuyển dạ ở giai đoạn tích cực và sản phụ cần yêu cầu giảm đau. Hầu hết sản phụ không yêu cầu gây tê ngoài màng cứng trước 3cm, trừ khi người bệnh đang được dùng oxytocin để tăng cường cơn gò tử cung.
Các nghiên cứu gần đây cho rằng việc sử dụng gây tê giảm đau trước khi cổ tử cung giãn nở 5cm sẽ không ảnh hưởng đến quá trình chuyển sau đó. Do đó giai đoạn lý tưởng nhất thực hiện gây tê ngoài màng cứng là khi cổ tử cung mở từ 3-5cm.
Kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng hiện đã được áp dụng tại Vinmec, giúp thai phụ trải nghiệm đẻ không đau, nhẹ nhàng vượt cạn thành công. Tại Vinmec có đội ngũ bác sĩ gây mê giảm đau chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm sẽ giúp các sản phụ trải qua một cuộc đẻ không đau an toàn nhất.
Để tìm hiểu thêm, quý khách hàng vui lòng gọi đến hotline các bệnh viện hoặc đăng ký tư vấn trực tuyến với Vinmec TẠI ĐÂY.