Gây mê hô hấp: Những điều cần biết

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Đức Thông - Bác sĩ Gây mê hồi sức - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Gây mê hô hấp là phương pháp sử dụng thuốc gây mê qua đường hô hấp để đưa người bệnh vào trạng thái mất ý thức nhưng vẫn duy trì các chức năng sống trước khi phẫu thuật. Gây mê hô hấp được chỉ định trong một số phẫu thuật hay giảm đau trong một số trường hợp.

1. Gây mê hô hấp là gì?

Gây mê hô hấpphương pháp dùng thuốc mê qua đường hô hấp nhằm mục đích làm mất tạm thời ý thức của người bệnh, đây là phương pháp gây mê đầu tiên được dùng để gây mê cho bệnh nhân; Thuốc mê (TM) ở thể hơi (thể khí), nếu TM thể lỏng phải được bốc hơi biến thành thể khí trước khi vào bệnh nhân thông qua hệ thống máy mê giúp thở chuyên dụng.

Các giai đoạn gây mê hô hấp:

  • Tiền mê: Giai đoạn trước khi mê.
  • Khởi mê: Khi bắt đầu lượng thuốc gây mê đủ để người bệnh đến trạng thái mê.
  • Duy trì: Trong suốt quá trình phẫu thuật cần đưa một lượng thuốc mê để duy trì trạng thái mê. Điều chỉnh nồng độ thuốc mê theo đáp ứng của NB thông qua việc điều chỉnh bình bốc hơi và lưu lựng khí vào phổi NB.
  • Thoát mê: Giảm liều và ngừng sử dụng thuốc mê, thuốc mê sẽ được thải ra ngoài đến khi lượng thuốc không còn để có tác dụng mê, người bệnh sẽ tỉnh dần lại.

Khi bệnh nhân hít vào các loại thuốc mê từ bên ngoài đi qua mũi, miệng, thanh quản, khí quản vào phế nang. Khi thuốc mê đi vào phế nang do nồng độ thuốc mê trong phế nang cao hơn trong máu nên thuốc mê sẽ được hấp thu vào máu và đi đến các cơ quan trong đó có não bộ. Khi thuốc mê đạt được nồng độ thích hợp trong não bộ sẽ làm cho bệnh nhân mất ý thức tức tình trạng mê.

Sau đó khi không cần gây mê nữa, thuốc mê không được cung cấp vào cơ máu qua đường hô hấp thì thuốc mê sẽ thoát ra ngoài theo đường hô hấp là chủ yếu vì lúc này nồng độ thuốc mê trong máu cao hơn bên ngoài, khi nồng độ thuốc mê giảm đến một mức nhất định, bệnh nhân sẽ tỉnh.

Cơ chế tác động của thuốc gây mê hô hấp: Khi đưa các thuốc gây mê đường hô hấp vào cơ thể sinh vật nó có khả năng ức chế hệ thần kinh trung ương tạm thời với những tính chất như gây ngủ, giảm đau và mềm cơ.

Khi gây mê hô hấp, các loại thuốc gây mê được duy trì một nồng độ thích hợp vào đường thở của bệnh nhân, đến khi thoát mê giảm liều thuốc mê trong hơi thở, người bệnh sẽ tỉnh dần.

Hiện tại khi sử dụng thuốc mê hô hấp là sử dụng phối hợp với các loại thuốc như thuốc an thần, giãn cơ...làm giảm liều thuốc mỗi loại nhưng lại làm tăng tác dụng gây mê, mà vẫn đảm bảo an toàn.

Trong khi gây mê hô hấp, bệnh nhân có thể tự thở hay phải chịu hô hấp chỉ huy qua mặt nạ mũi, mặt nạ thanh quản hay ống nội khí quản.

Trong quá trình gây mê người bệnh có thể xảy ra một số tác dụng phụ do thuốc gây mê gây ra, nên bệnh nhân được theo dõi bệnh nhân bằng các dấu hiệu lâm sàng, các thông số trên máy theo dõi để điều chỉnh độ mê hay xử lý các biến chứng.

2. Các loại thuốc gây mê hô hấp

Thuốc mê là những chất khi đưa vào cơ thể với một liều nhất định sẽ làm mất tạm thời ý thức của người bệnh, nhưng vẫn duy trì được các chức năng sống như chức năng tuần hoàn,chức năng hô hấp, chuyển hóa...Các thuốc gây mê nói chung là độc, do vậy mỗi loại thuốc có liều tối đa riêng. Bởi vì nếu dùng liều quá thấp sẽ không đủ mê người bệnh, còn nếu dùng liều quá cao sẽ gây độc bệnh nhân.

Hiện nay có 2 loại thuốc mê được sử dụng gây mê hô hấp bao gồm:

  • Thuốc mê thể khí: nitơ oxit (còn gọi là khí cười) không phổ biến ở Việt Nam.
  • Thuốc mê thể lỏng bốc hơi: Các thuốc nhóm halogen gồm:Foran (isoflurane ít dung), các thuốc mới: Sevoran (Sevofluran), Desfluran có tác dụng tốt hơn ( nhanh tỉnh, ít ảnh hưởng tim mạch, ít độc tính trên gan, thận) được sử dụng rộng rãi ở các cơ sở y tế Vinmec.

2.1 Thuốc gây mê nitơ oxit

Là thuốc mê thể khí, không màu, không gây cháy nổ.

Chỉ định:

  • Giảm đau khi vận chuyển bệnh nhân bỏng, nha khoa.
  • Gây mê phẫu thuật khi phối hợp với các thuốc mê khác trong các phẫu thuật lớn và kéo dài.

Chống chỉ định:

Cơ chế tác động của nitơ oxit: Gây mê toàn thể thông qua sự tương tác của thuốc với màng tế bào thần kinh trung ương;Tuy vậy cơ chế chính xác không rõ ràng. Thuốc này hấp thu vào máu nhanh hơn so với thuốc halogen và được đào thải qua hơi thở.

Tác động của thuốc:

  • Hệ thần kinh trung ương: Có tác dụng giảm đau, gây mê, nếu nồng độ cao gây quên.
  • Hệ thống tim mạch: Tăng sức cản mạch máu phổi, suy giảm nhẻ chức năng cơ tim và cường hệ giao, cảm nhẹ, tăng nhịp tim nhẹ.
  • Hệ thống hô hấp: Làm giảm hô hấp nhẹ.

Tác dụng không mong muốn

  • Thiếu oxy khi nồng độ trên 70%.
  • Có thể gây buồn nôn và nôn.

Thuốc gây mê nitơ oxit có thể gây buồn nôn và nôn
Thuốc gây mê nitơ oxit có thể gây buồn nôn và nôn

2.2 Thuốc mê nhóm halogen

Các loại thuốc nhóm halogen có cơ chế tác động chưa rõ ràng, nhóm thuốc này được hấp thu qua đường hô hấp và thải chủ yếu qua đường hô hấp 95% và 5% qua thận, chuyển hóa ở gan . Một số loại thuốc nhóm này thường được sử dụng bao gồm:

Isoflurane: Là thuốc không có màu, không gây cháy nổ.

Được chỉ định trong trường hợp: Duy trì mê trong các phẫu thuật cho người lớn, trẻ em và gây mê ngoại trú.

Chống chỉ định:

  • Chống chỉ định tuyệt đối: Tiền sử bản thân hoặc gia đình có tình trạng tăng nhiệt độ ác tính, nhạy cảm với halogen, có bệnh rối loạn chuyển hóa porphyrin
  • Tương đối: Phụ nữ mang thai, không dùng khởi mê với trẻ dưới hai tuổi.

Tác dụng:

  • Trên thần kinh trung ương: Làm mất ý thức của người bệnh, không có tác dụng giảm đau, ức chế trung tâm hô hấp, vận mạch và nhiệt độ, ít ảnh hưởng đến điện não. Tăng áp lực nội sọ ít hơn các halogen khác, giảm tỷ lệ chuyển hóa não hơn các halogen khác, giảm tiêu thụ oxy tế bào não.
  • Trên tim mạch: Làm giảm nhẹ sức co bóp cơ tim, tăng nhịp tim. Huyết áp thay đổi theo liều dùng, dòng máu vành giảm vừa, giảm tiêu thụ oxy cơ tim.
  • Trên hô hấp: Giảm thể tích khí lưu thông và tần số thở theo liều thuốc, làm giãn phế quản.
  • Tác dụng khác: Ít ảnh hưởng đến gan, gây giãn cơ, giảm áp lực nội nhãn.

Tác dụng không mong muốn:

Sevorane

Chỉ định: Gây mê trong phẫu thuật và duy trì mê trong các phẫu thuật cho người lớn và trẻ em, có ưu thế trong phẫu thuật thần kinh và gây mê ngoại trú.

Chống chỉ định:

  • Tuyệt đối: Tiền sử bản thân hoặc gia đình có tăng nhiệt độ ác tính., nhạy cảm với halogen, rối loạn chuyển hóa porphyrin
  • Tương đối: Phụ nữ mang thai (trong gây mê mổ đẻ), phụ nữ đang cho con bú.

Tác dụng:

  • Trên thần kinh trung ương: Gây mất ý thức, không có tác dụng giảm đau, gây ức chế trung tâm hô hấp, vận mạch và nhiệt độ. ít ảnh hưởng đến điện não đồ. Gây tăng áp lực nội sọ ít hơn các thuốc thuộc nhóm halogen khác, giảm tiêu thụ oxy não.
  • Trên tim mạch: Làm giảm nhẹ sức co bóp cơ tim, ổn định nhịp tim, ổn định lưu lượng tim. Huyết áp bị ảnh hưởng tùy theo liều dùng. Dòng máu qua mạch vành giảm vừa, ổn định sức cản mạch vành, giảm tiêu thụ oxy cơ tim.
  • Trên hô hấp: Giảm thể tích khí lưu thông và tần số thở tùy theo liều thuốc, gây giãn phế quản.
  • Tác dụng khác: Không ảnh hưởng đến gan, giãn cơ, giảm áp lực nội nhãn.

Tăng thân nhiệt ác tính là tác dụng phụ của thuốc mê
Tăng thân nhiệt ác tính là tác dụng phụ của thuốc mê

Tăng thân nhiệt ác tính là tác dụng phụ của thuốc mê

Tác dụng không mong muốn:

  • Có thể gây phù nề thanh môn.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Tăng nhiệt độ ác tính.

Gây mê hô hấp được dùng để làm mất ý thức tạm thời của người bệnh, qua thời gian nghiên cứu và sử dụng một số loại thuốc gây mê không còn được sử dụng do động tính cao và khả năng gây mê kém. Các thuốc gây mê đều gây độc nên việc sử dụng loại nào được chỉ định phù hợp với từng đối tượng và liều dùng đủ để gây mê nhưng hạn chế tối đa để không gây ra độc tính.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Bác sĩ Đức Thông đã có 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Gây mê hồi sức. Đặc biệt, với quá trình 12 năm làm việc tại Khoa Gây mê hồi sức Bệnh viện C Đà Nẵng, bác sĩ Thông có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Gây mê hồi sức cho người bệnh cao tuổi, có nhiều bệnh kèm, bệnh nặng khi mổ; giúp cho nhiều ca mổ nặng, phức tạp được thành công. Hiện tại, đang là Bác sĩ gây mê Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe