Enterovirus D68: Những điều cha mẹ cần biết

Enterovirus D68 (EV-D68) là một loại vi rút có thể gây nhiễm trùng tương tự như cảm lạnh thông thường. Trong một số trường hợp, nó có thể gây ra các vấn đề về hô hấp nghiêm trọng.

1. Enterovirus D68 là gì?

Enterovirus D68 lây lan khi một người bị bệnh do vi rút này ho, hắt hơi hoặc chạm vào bề mặt mà người khác chạm vào. Mặc dù người lớn có thể bị nhiễm enterovirus, nhưng enterovirus D68 thường ảnh hưởng đến trẻ em nhất. Hầu hết các trường hợp đều nhẹ và kéo dài khoảng một tuần, nhưng nếu nặng có thể phải đến bệnh viện. Trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên là những đối tượng dễ mắc bệnh này nhất. Những người có hệ thống miễn dịch yếu và những người mắc các bệnh mãn tính nặng có nguy cơ cao nhất bị các biến chứng nặng. Trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin hơn về enterovirus D68 mà cha mẹ cần biết để bảo vệ sức khỏe cho trẻ.

Enterovirus D68 (EV-D68) là một bệnh lý liên quan đến đường hô hấp thường ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên. Bệnh thường biểu hiện nhẹ, tuy nhiên đối với một số đối tượng trẻ em, đặc biệt là những trẻ bị hen suyễn các triệu chứng của bệnh có thể nghiêm trọng hơn.

Tại Mỹ, hàng năm vẫn có một số lượng nhỏ ca mắc Enterovirus D68 được báo cáo bởi Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh (CDC). Đợt bùng phát mạnh mẽ nhất dịch này xuất hiện vào khoảng thời gian từ tháng 8 năm 2014 đến tháng 1 năm 2015 với khoảng 1.153 người ở 49 tiểu bang và quận Columbia đã được chẩn đoán mắc Enterovirus D86 và hầu hết trong số đó là trẻ em.

2. Triệu chứng của Enterovirus D86

Các triệu chứng enterovirus D86 ở thể nhẹ có thể bao gồm:

Ngoài ra khi mắc enterovirus D86 thể nặng trẻ còn có thể xuất hiện một số triệu chứng nghiêm trọng như thở khò khè hoặc khó thở. Trong trường hợp này các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.


Sốt là một trong các triệu chứng enterovirus D86 ở thể nhẹ
Sốt là một trong các triệu chứng enterovirus D86 ở thể nhẹ

3. Khả năng lây lan của Enterovirus D86

Enterovirus D68 có thể lây lan trong quá trình tiếp xúc gần với người bị bệnh bởi nước bọt, dịch tiết mũi hoặc đờm của người bệnh có chứa virus. Trẻ cũng có thể bị nhiễm bệnh trong trường hợp dùng tay chạm vào mắt, mũi hoặc miệng sau khi đã chạm vào những đồ vật hay bề mặt khác có chứa virus. Nói cách khác, Enterovirus D68 lây lan theo cùng một cách mà nhiều loại virus cúm mùa thông thường khác vẫn đang sử dụng.

Trẻ em, hay cả người lớn có khả năng nhiễm Enterovirus D68 vào tất cả các thời điểm trong năm, nhưng theo một số báo cáo mới đây, virus dễ lây lan nhất vào mùa hè và mùa thu.

Cũng theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ, những người có nguy cơ mắc Enterovirus D68 cao nhất là trẻ em. Báo cáo thống kê cũng chỉ ra rằng, hầu hết những trường hợp được xác định mắc Enterovirus D68 đều thuộc nhóm đối tượng này. Nói chung, trẻ em, trẻ sơ sinh và thanh thiếu niên là nhóm đối tượng bị ảnh hưởng bởi Enterovirus D68 lớn nhất do cơ thể của chúng chưa hình thành được các miễn dịch đặc hiệu đối với một số loại virus cúm mùa thường gặp trong đó bao gồm cả Enterovirus D68.

Nhiều trẻ em được chẩn đoán mắc Enterovirus D68 bị hen suyễn hoặc có tiền sử thở khò khè. Trẻ bị hen suyễn mắc Enterovirus D68 có thể xuất hiện các triệu chứng hô hấp nghiêm trọng và thường phải nhập viện để điều trị.

Người lớn có thể bị nhiễm Enterovirus D68 nhưng khả năng xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng không cao. Thông thường Enterovirus D68 đặc trưng bởi các triệu chứng nhẹ, thậm chí không xuất hiện triệu chứng.

4. Enterovirus D68 có khả năng gây bệnh viêm tủy cấp tính không?

Hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra câu trả lời cho câu hỏi này. Một số trẻ mắc Enterovirus D68 đã xuất hiện tình trạng bệnh lý viêm tủy cấp, khiến một hoặc nhiều chi bị yếu đi rõ rệt mà không rõ nguyên nhân, thậm chí có thể dẫn đến liệt chi. Tuy nhiên rất nhiều trẻ mắc bệnh viêm tủy cấp lại không có kết quả xét nghiệm dương tính đối với Enterovirus D68. Các chuyên gia vẫn đang tiếp tục nghiên cứu về mối liên kết có thể xuất hiện giữa Enterovirus D68 với bệnh viêm tủy cấp và tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Mặc dù số trường hợp trẻ em mắc viêm tủy cấp đang có xu hướng tăng dần trong những năm gần đây. Tuy nhiên trên thực tế, đây vẫn là một bệnh lý hiếm gặp với tỷ lệ mắc chưa đến 1/1.000.000 trẻ em.


Cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời
Cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời

5. Chẩn đoán và điều trị Enterovirus D68

Enterovirus D68 được chẩn đoán bằng các xét nghiệm mẫu máu hoặc dịch tiết từ mũi và họng. Hiện nay các Trung tâm kiểm soát dịch bệnh đều được cung cấp đầy đủ các trang thiết bị để thực hiện những loại xét nghiệm này.

Một số bệnh viện và cơ sở khám chữa bệnh tư nhân có thể xem nghiệm xem bệnh nhân của họ có bị nhiễm Enterovirus hay không. Tuy nhiên hầu hết các cơ sở này không thể đưa ra kết quả cụ thể loại Enterovirus đó có phải là D68 hay không. Các chuyên gia khuyến cáo các cơ sở y tế nên cân nhắc việc cho bệnh nhân mắc các bệnh lý hô hấp nghiêm trọng xét nghiệm Enterovirus D68 khi nguyên nhân gây bệnh còn chưa rõ ràng.

Về vấn đề điều trị, hiện tại chưa có thuốc kháng virus cũng như phác đồ điều trị cụ thể cho Enterovirus D68. Tuy nhiên đại đa số trẻ em mắc Enterovirus D68 có các triệu chứng nhẹ và có thể được điều trị khỏi bệnh tại nhà bởi các loại thuốc kháng sinh thông thường. Để làm giảm các triệu chứng như đau, ho và sốt, các bà mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc cho trẻ sử dụng ibuprofen (đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên) hoặc acetaminophen. Lưu ý rằng không cho bất kỳ đối tượng nào dưới 20 tuổi uống aspirin bởi nó có thể gây ra chứng bệnh hiếm gặp nhưng có khả năng tử vong cao là hội chứng Reye.

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ không khuyến nghị các loại thuốc cảm hoặc ho không kê đơn cho trẻ em dưới 6 tuổi. Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, những sản phẩm này không an toàn cho trẻ em từ 3 tuổi trở xuống. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chúng không có tác dụng ở trẻ 4 và 5 tuổi và cũng có thể có các tác dụng phụ nghiêm trọng tiềm ẩn. Trẻ em từ 6 tuổi trở lên có thể được dùng thuốc cảm và ho miễn là tuân thủ cẩn thận hướng dẫn về liều lượng. Nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng nhẹ, hãy thử áp dụng các biện pháp điều trị cảm cúm thông thường tại nhà. Chỉ những bé có triệu chứng bệnh nghiêm trọng mới cần nhập viện để điều trị.

6. Bảo vệ trẻ khỏi Enterovirus D86


Các bậc cha mẹ có thể cố gắng tránh lây nhiễm Enterovirus D86 và các bệnh lý liên quan đến hô hấp khác cho trẻ thông qua các cách sau:

  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch đúng quy trình trong ít nhất 20 giây
  • Dạy trẻ không được cho tay lên mắt, mũi miệng
  • Tránh tiếp xúc gần với người bị bệnh. Bao gồm ôm, hôn, dùng chung cốc và các dụng cụ ăn uống khác.
  • Che miệng khi ho bằng khăn tay hoặc ống tay áo. Lưu ý không dùng bàn tay để che.
  • Làm sạch và khử trùng các bề mặt thường xuyên chạm vào chẳng hạn như đồ chơi, tay nắm cửa, đặc biệt trong trường hợp gia đình có người mắc bệnh
  • Hạn chế ra ngoài khi bị ốm.
  • Cần lưu ý rằng không có vaccine nào đặc hiệu dành cho Enterovirus D86 vì thế các biện pháp phòng ngừa lây lan bệnh là cách tốt nhất để bảo vệ trẻ khỏi Enterovirus D86.

Dạy trẻ rửa tay và vệ sinh sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch
Dạy trẻ rửa tay và vệ sinh sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch

Trẻ em bị hen suyễn và các vấn đề liên quan đến hô hấp khác có nguy cơ mắc Enterovirus D86 cao hơn những trẻ bình thường. Nếu có con nằm trong danh sách mắc các bệnh lý này, các bậc cha mẹ nên làm theo hướng dẫn sau:

  • Thảo luận và cập nhật kế hoạch hành động liên quan đến bệnh hen suyễn của bé với các cơ sở y tế chịu trách nhiệm chăm sóc trẻ.
  • Đảm bảo trẻ dùng thuốc hen suyễn theo chỉ dẫn của bác sĩ, đặc biệt là các loại thuốc điều trị lâu dài.
  • Đảm bảo trẻ luôn mang theo thuốc cấp cứu bên người
  • Tiêm chủng vaccine phòng cúm mùa hàng năm
  • Nếu trẻ có các triệu chứng hen suyễn mới hoặc nghiêm trọng hơn, hãy làm theo các bước trong kế hoạch hành động kiểm soát hen suyễn cho bé. Nếu các triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế.
  • Đảm bảo người chăm sóc hoặc giáo viên của trẻ nắm rõ tình trạng bệnh lý của bé và biết cách xử trí trong trường hợp các triệu chứng của bệnh xuất hiện.

Nếu bạn nghi ngờ con mình có thể bị nhiễm enterovirus D68, hãy liên hệ với bác sĩ của trẻ. Mặc dù không có phương pháp điều trị cụ thể, bác sĩ của con bạn có thể đưa ra lời khuyên về cách làm dịu các triệu chứng của con bạn. Gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu trẻ có các biểu hiện như: các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, trẻ bị sốt cao hoặc có các triệu chứng của bệnh cảm lạnh và chúng kéo dài hơn 7 ngày.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: babycenter.com; webmd.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe