Trẻ sơ sinh nôn trớ là điều phổ biến. Điều này có thể khiến các bậc cha mẹ lo lắng liệu trẻ có được nuôi dưỡng đầy đủ, nôn trớ nhiều có phải là dấu hiệu của bệnh tật, liệu trẻ có cần dùng thuốc điều trị hay không?
1. Bé nôn trớ nhiều có bình thường?
Bé nôn trớ nhiều là hoàn toàn bình thường trong hầu hết trường hợp và không phải là dấu hiệu của sức khỏe kém. Miễn là trẻ tỉnh táo, ăn uống hợp lý, tăng cân và không có các dấu hiệu bệnh tật khác thì nôn trớ thường không phải là hiện tượng đáng lo ngại.
XEM THÊM: Trào ngược dạ dày ở trẻ: Khi nào là nguy hiểm?
2. Tại sao bé nôn trớ nhiều?
Ở trẻ sơ sinh, vòng cơ giữa thực quản và dạ dày hay còn gọi là cơ vòng thực quản dưới (LES) chưa trưởng thành hoàn toàn, làm cho các chất trong dạ dày trào ngược lại thực quản, rồi ra miệng. Theo thời gian, cơ vòng thực quản dưới của trẻ sẽ phát triển hoàn thiện, chỉ mở khi trẻ nuốt, luôn đóng trong khoảng thời gian còn lại, giữ cho dịch dạ dày không bị trào ngược. Thông thường, khi trẻ được 18 tháng tuổi, hiện tượng trào ngược sinh lý (GER) sẽ tự biến mất.
Trong số ít trường hợp, trẻ có thể mắc tình trạng trào ngược dạ dày nghiêm trọng hơn gọi là GERD. GERD có thể gây nôn nhiều, trẻ cần được điều trị để tránh các biến chứng sức khỏe khác như tổn thương mô trong niêm mạc thực quản. Các bác sĩ khuyên bạn nên đưa trẻ đi khám khi xuất hiện các triệu chứng như nôn ra máu, có máu trong phân, sụt cân, không phát triển bao gồm cả chậm tăng cân và ho dai dẳng hoặc thở khò khè.
XEM THÊM: Hạn chế trẻ nôn trớ sau ăn như thế nào?
3. Trẻ nôn trớ nhiều uống thuốc gì?
Nhiều gia đình lo lắng cho sức khỏe thì có thể cho trẻ dùng các loại thuốc không kê đơn, trong đó có thuốc ức chế bơm proton (PPI) như Prilosec. PPI hoạt động bằng cách làm giảm lượng axit dạ dày tạo ra bởi các tuyến trong niêm mạc dạ dày và thường được người lớn sử dụng để điều trị GERD. Tuy nhiên, PPI không kê đơn không được FDA chấp thuận để điều trị chứng trào ngược ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, trừ khi có bằng chứng về sự bào mòn thực quản.
Thuốc điều trị chứng nôn trớ thường xuyên ở trẻ sơ sinh chỉ nên được bác sĩ kê đơn sau khi đã hoàn thành các bài kiểm tra sức khỏe kỹ lưỡng. Bạn nên sẵn sàng để nói cho bác sĩ biết về hành vi và tâm trạng trong giờ ăn của trẻ. Trước khi đưa trẻ đi khám, bạn nên chuẩn bị trả lời các câu hỏi như:
- Bé có nôn trớ sau mỗi cữ bú không?
- Lượng dịch lỏng bé nôn ra là bao nhiêu?
- Bạn đang cho bé bú sữa mẹ không?
- Nếu không cho con bú, bạn đang dùng loại sữa công thức nào?
- Gần đây bạn có chuyển đổi loại sữa cho bé không?
4. Làm sao để giảm tình trạng nôn trớ cho bé?
Sau khi được khám loại bỏ các bệnh nghiêm trọng có thể khiến bé nôn trớ hoặc bé khạc đờm nhiều. Theo đó, bạn sẽ được khuyên thực hiện các biện pháp sau để ngăn ngừa nôn trớ nhiều ở trẻ sơ sinh:
- Bế trẻ ở tư thế thẳng đứng khi cho bú
- Cho trẻ ăn từng phần nhỏ hơn tại một thời điểm
- Chuyển sang loại sữa khác
Bé hay khạc đờm và hay nôn trớ có thể là hiện tượng sinh lý bình thường hoặc có thể là dấu hiệu một bệnh lý về đường tiêu hóa hoặc viêm đường hô hấp. Vì thế, cha mẹ cần kết hợp theo dõi các dấu hiệu khác. Nếu trong một thời gian dài, trẻ không có dấu hiệu thuyên giảm thì cần đưa trẻ đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc thăm khám và điều trị các bệnh lý ở trẻ, hiện nay khoa Nhi tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã trở thành một trong các trung tâm chăm sóc sức khỏe lớn, có khả năng thăm khám, sàng lọc và điều trị nhiều bệnh lý chuyên sâu. Do đó, nếu trẻ có dấu hiệu nôn trớ hay bé khạc đờm nhiều, cha mẹ có thể đưa trẻ đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để thăm khám và nhận được sự hỗ trợ, tư vấn từ các bác sĩ và các chuyên gia sức khỏe
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: fda.gov