Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.
Bệnh viêm gan D do virus viêm gan D gây nên, có thể dẫn đến nhiều biến chứng như: sẹo gan, xơ gan và ung thư gan. Vậy đối tượng nào dễ mắc virus viêm gan D?
1. Virus viêm gan D là gì?
Viêm gan D là bệnh gan do siêu vi viêm gan D (HDV) gây ra. HDV là một trong nhiều dạng viêm gan. Đây là một bệnh nhiễm trùng khiến gan bị viêm. Sưng viêm này có thể làm suy giảm chức năng gan và gây ra các vấn đề về gan lâu dài như sẹo gan và ung thư. HDV được biết đến như một loại virus vệ tinh, vì nó chỉ có thể lây nhiễm cho những người cũng bị nhiễm virus viêm gan B (HBV).
Viêm gan D có thể là cấp tính hoặc mãn tính. Viêm gan D cấp tính xảy ra đột ngột và thường gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn. Nếu nhiễm trùng kéo dài sáu tháng hoặc lâu hơn sẽ trở thành viêm gan D mạn tính. Virus có thể có trong cơ thể người bệnh từ vài tháng trước khi các triệu chứng xảy ra. Khi viêm gan D mạn tính tiến triển, sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như sẹo gan, xơ gan.
Hiện tại, không có thuốc đặc trị bệnh viêm gan D, nhưng có thể phòng ngừa được ở những người bị nhiễm viêm gan B. Điều trị sớm cũng có thể giúp ngăn ngừa suy gan.
Viêm gan D có thể mắc phải đồng thời với viêm gan B dưới dạng đồng nhiễm hoặc là bội nhiễm ở những người đã bị nhiễm viêm gan B mạn tính.
Bệnh viêm gan D xuất hiện phổ biến ở Đông Âu, Nam Âu, khu vực Địa Trung Hải, Trung Đông, Tây và Trung Phi, Đông Á và lưu vực sông Amazon ở Nam Mỹ.
Có 8 kiểu gan HDV khác nhau có thể được tìm thấy trên toàn cầu. Tất cả chúng đều có chung đường truyền và nhóm rủi ro. Kiểu gen HDV 1 lưu hành chủ yếu ở Bắc Mỹ, Châu Âu, Trung Đông và Bắc Phi. Kiểu gen HDV 2 và 4 có thể được tìm thấy ở Đông Á; kiểu gen 3 chỉ được tìm thấy trong lưu vực sông Amazon ở Nam Mỹ và kiểu gen 5, 6, 7 và 8 được tìm thấy ở Tây và Trung Phi.
Virus viêm gan D chủ yếu lây truyền qua các hoạt động liên quan đến da và ở mức độ thấp hơn thông qua tiếp xúc với niêm mạc với máu hoặc dịch cơ thể (tinh dịch và nước bọt) như: quan hệ tình dục không lành mạnh, sử dụng chung dụng cụ kim tiêm, bàn chải đánh răng, tiếp xúc với máu hoặc vết thương mở của người bị nhiễm bệnh.
2. Ai dễ mắc virus viêm gan D?
Các đối tượng dễ mắc viêm gan D bao gồm:
- Người nhiễm viêm gan B mạn tính
- Trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm HDV
- Quan hệ tình dục không lành mạnh với bạn tình bị nhiễm viêm gan D.
- Quan hệ đồng tính
- Người tiêm chích ma túy
- Tiếp xúc trong gia đình của những người bị nhiễm HDV
- Nhân viên y tế có nguy cơ bị phơi nhiễm khi tiếp xúc với máu hoặc chất dịch cơ thể bị nhiễm bệnh.
- Bệnh nhân chạy thận nhân tạo.
3. Dấu hiệu và triệu chứng của virus viêm gan D
Các triệu chứng của viêm gan B và viêm gan D là tương tự nhau, vì vậy có thể rất khó xác định bệnh nào gây ra các triệu chứng. Trong một số trường hợp, viêm gan D có thể làm cho các triệu chứng viêm gan B trở nên tồi tệ hơn. Nó cũng có thể gây ra các triệu chứng ở những người bị viêm gan B. Một số triệu chứng phổ biến thường gặp ở người bệnh viêm gan D như:
- Sốt
- Mệt mỏi
- Ăn không ngon
- Buồn nôn và nôn
- Đau bụng
- Nước tiểu đậm
- Nhu động ruột màu
- Đau khớp
- Vàng da
Những dấu hiệu và triệu chứng này thường xuất hiện từ 3 tuần đến 7 tuầm sau khi bị nhiễm trùng ban đầu. Những người bị đồng nhiễm với HBV / HDV có các triệu chứng khác với những người bị bội nhiễm HDV. Viêm gan cấp tính xảy ra ở những người bị nhiễm trùng HBV / HDV. Do vậy, các triệu chứng của họ có thể theo một liệu trình hai pha. Các triệu chứng đồng nhiễm HBV / HDV có thể từ nhẹ đến nặng (viêm gan tối cấp), nhưng đối với hầu hết mọi người, đồng nhiễm là tự giới hạn: dưới 5% số người bị nhiễm trùng tiếp tục bị nhiễm trùng mãn mạn tính.
4. Chẩn đoán và điều trị virus viêm gan D
Chẩn đoán
Để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm máu để phát hiện kháng thể chống viêm gan D trong máu. Nếu tìm thấy kháng thể tức là người bệnh đã bị phơi nhiễm với virus.
Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra chức năng gan nếu họ nghi ngờ người bệnh bị tổn thương gan.
Điều trị
Hiện nay chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu nào đối với viêm gan D cấp tính hoặc mãn tính. Không giống như các dạng viêm gan khác, các loại thuốc chống virus hiện tại dường như rất hiệu quả trong điều trị HDV.
Người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc interferon trong tối đa 12 tháng. Interferon là một loại protein có thể ngăn chặn virus lây lan và giúp điều trị bệnh. Tuy nhiên, ngay cả sau khi điều trị, những người bị viêm gan D vẫn có thể xét nghiệm dương tính với virus. Do vậy, người bệnh cần áp dụng cả những biện pháp phòng ngừa ngay cả khi đã hoàn thành đợt điều trị và chủ động theo dõi các triệu chứng tái phát.
Ngoài ra, ghép gan cũng có hiệu quả trong việc điều trị xơ gan. Ghép gan là một phẫu thuật lớn nhằm loại bỏ gan bị tổn thương và thay thế bằng gan khỏe mạnh từ người hiến. Ghép gan giúp tăng tuổi thọ cho người bệnh từ 5 năm trở lên. Viêm gan D có thể chữa được nhưng cần được chẩn đoán sớm để ngăn ngừa tổn thương gan.
Cách duy nhất để phòng ngừa viêm gan D là tránh nhiễm trùng viêm gan B. Bạn có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau đây để giảm nguy cơ mắc bệnh viêm gan B:
- Tiêm phòng vắc xin viêm gan B
- Quan hệ tình dục an toàn như sử dụng bao cao su
- Tránh hoặc ngừng sử dụng các loại thuốc gây nghiện như: ma túy,..
- Không dùng chung kim tiêm với người khác.
Để đáp ứng nhu cầu về khám và điều trị các bệnh lý Gan - Mật - Tụy, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã cho ra đời các gói sàng lọc gan - mật tiêu chuẩn, gói sàng lọc gan - mật toàn diện và gói sàng lọc gan - mật nâng cao giúp đánh giá chức năng gan mật thông qua xét nghiệm, cận lâm sàng; các nguy cơ ảnh hưởng đến gan và tầm soát sớm ung thư gan mật.
Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn: healthline.com & cdc.gov
XEM THÊM