Dính âm hộ ở bé gái: Những điều cần biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi các Bác sĩ Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Dính âm hộ xảy ra khi môi âm hộ dính vào nhau. Điều này xảy ra thường xuyên nhất ở các bé gái từ 3 tháng đến 6 tuổi. Cha mẹ có thể nhận thấy cửa âm đạo của con mình bị chặn một phần hoặc hoàn toàn hoặc thấy một đường trắng khi nhìn vào vùng âm hộ. Trẻ có thể bị đau khi kẹp các đồ vật, khó đi tiểu hoặc thường xuyên bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Một bé gái lớn hơn có thể chảy nước tiểu khi nước tiểu bị kẹt lại sau khi đi vệ sinh. Không có nguyên nhân xác định nào gây ra hiện tượng dính trong môi ngoài mức độ thấp của estrogen, điều này là bình thường đối với các bé gái trong thời thơ ấu, đặc biệt là trước tuổi dậy thì. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ của trẻ kịp thời nhận biết và có giải pháp xử trí khi trẻ gái bị dính âm hộ.

1. Dính âm hộ ở trẻ gái là gì?

Môi âm hộ là những nếp da mỏng xung quanh âm đạo của một trẻ gái. Khi môi âm hộ của một trẻ gái bị dính vào nhau tạo thành một màng sáng bóng, được gọi là dính môi âm hộ hay dính âm môi ở bé gái. Đôi khi nếp da che phủ một phần hoặc toàn bộ lỗ âm đạo hay một số trường hợp lại bao phủ một phần của niệu đạo (hẹp niệu đạo), nơi nước tiểu đi ra. Dính âm hộ có mức độ nghiêm trọng từ hợp nhất gần như hoàn toàn đến các trường hợp nhẹ hơn với 30%-50% chiều dài của môi âm hộ hợp nhất.

Tuy nhiên, môi âm hộ không bị dính hoặc hợp nhất vĩnh viễn với nhau. Sự dính âm hộ thường không đau. Trên thực tế, hầu hết cha mẹ và con cái không nhận thấy tình trạng bệnh cho đến khi cha mẹ hoặc bác sĩ khám vùng sinh dục. Trong một số trường hợp, tình trạng được chú ý là do da cản trở quá trình đi tiểu.


Dính âm hộ ở các bé gái là tình trạng bình thường và không đáng lo
Dính âm hộ ở các bé gái là tình trạng bình thường và không đáng lo

2. Nguyên nhân gây dính âm hộ ở bé gái

Hiện vẫn chưa có một nghiên cứu nào tìm ra được nguyên nhân dính môi âm hộ ở trẻ là do đâu nhưng nhiều nhà khoa học cho rằng estrogen đóng vai trò quan trọng trọng hiện tượng này. Sự kết dính có xu hướng phát triển vào khoảng 3 tháng tuổi, ngay sau khi estrogen mà em bé nhận được khi sinh ra từ mẹ đã giảm dần. Hiện tượng dính môi âm hộ ở trẻ thường xảy ra với trẻ từ 3 - 6 tuổi, lứa tuổi này mức estrogen trong cơ thể thấp và khi các bé gái dậy thì và nồng độ estrogen tăng lên, sự kết dính môi âm hộ ít phổ biến hơn và có thể tự tách ra.

Các chuyên gia cho rằng sự kết dính xảy ra khi môi âm hộ bị kích ứng với tã ướt hoặc bẩn hoặc chất tẩy rửa hoặc xà phòng có mùi thơm, sau đó kết hợp với nhau khi chúng lành lại.

3. Dấu hiệu và triệu chứng của dính âm hộ ở bé gái

Dính môi âm hộ thường không có triệu chứng và không được phát hiện khi khám sức khỏe định kỳ. Các bé gái lớn có thể cho biết về tình trạng chảy nước tiểu là do trong quá trình đi tiểu nước tiểu không được đẩy hết ra ngoài mà bị giữ lại sau vết dính môi âm hộ. Điều này khiến trẻ có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu thường xuyên.

Nếu con bạn bị dính âm hộ, con bạn nên được đưa đến phòng khám phụ khoa. Bác sĩ ở đó sẽ khám cho bé, và đảm bảo rằng đứa trẻ có thể đi tiểu mà không gặp vấn đề gì hoặc không có vấn đề gì khác với âm đạo hoặc vùng da xung quanh. Nếu con bạn đã đủ lớn, bác sĩ và y tá sẽ giải thích cho bé hiểu chuyện gì đang xảy ra bằng những từ ngữ mà bé hiểu. Điều này sẽ đảm bảo rằng con bạn không sợ hãi và không cảm thấy đau khi khám.

Trường hợp nhẹ, khi sự dính âm hộ nhỏ và con bạn có thể đi vệ sinh mà không gặp vấn đề gì, con bạn có thể không cần điều trị. Bạn sẽ được yêu cầu xoa một loại kem bảo vệ da như dầu vaseline hoặc oxit kẽm lên môi âm hộ. Điều này sẽ giúp môi âm hộ không dính vào nhau nữa. Khi con gái bạn lớn hơn và cơ thể bé bắt đầu sản xuất hormone của riêng mình, môi âm hộ có thể sẽ không còn dính vào nhau nữa.

Nếu da dính vào nhau nhiều hơn trước hoặc con gái bạn khó đi vệ sinh, bạn nên đưa con đến phòng khám phụ khoa để khám lại.


Môi âm hộ có thể không dính vào nhau nữa khi cơ thể bé gái bắt đầu tự sản xuất hormone
Môi âm hộ có thể không dính vào nhau nữa khi cơ thể bé gái bắt đầu tự sản xuất hormone

4. Cách chăm sóc bé gái bị dính âm hộ

Trong hầu hết các trường hợp, không cần can thiệp gì. Bạn không nên cố tách môi âm hộ của trẻ ra, việc làm này có thể gây tổn thương và ảnh hưởng đến sự phát triển của môi âm hộ về sau. Trừ khi vấn đề dính môi âm hộ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, nếu không đừng tác động gì vì theo thời gian hiện tượng này sẽ tự hết khi lượng estrogen tăng lên theo tuổi của bé gái.

Dung giải các chất kết dính là cần thiết nếu các chất kết dính đang gây ra các triệu chứng. Có nhiều lựa chọn khác nhau và quyết định áp dụng phương pháp nào sẽ tùy thuộc vào tình trạng của con bạn và sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa. Một lựa chọn là chỉ cần thoa dầu vaseline với áp lực lên các vết dính. Theo thời gian, áp lực và vaseline có thể đủ để tách lớp kết dính.

Phá vỡ các chất kết dính theo cách thủ công, sau khi thoa kem gây tê tại chỗ, có thể là một cách tiếp cận khác cho con bạn. Nếu bác sĩ của bạn đề nghị, điều này cũng có thể diễn ra trong một cuộc gây mê toàn thân ngắn trong phòng phẫu thuật nếu chất kết dính rất dày. Trong cả hai trường hợp, điều quan trọng là phải bôi vaseline vào một trong hai bên môi âm hộ để nó không dính lại khi lành.

Tuy nhiên, nếu sự kết dính môi âm hộ kéo dài bao trùm lỗ niệu đạo và giữ lại nước tiểu không thể bài tiết ra ngoài thì bận nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để can thiệp. Nước tiểu bị mắc kẹt có thể gây kích ứng và có thể nhiễm trùng . Bạn có thể nhận biệt sự kết dính môi âm hộ có bao phủ lỗ niệu đạo hay không bằng việc quan sát bằng mắt thường, vùng bikini của trẻ có thể bị kích ứng.

Kem estrogen là lựa chọn trong trường hợp này, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn sử dụng tăm bông lấy một lượng nhỏ bằng hạt đậu bôi trực tiếp lên phần môi âm hộ bị dính, trong khoảng thời gian 2 tuần hoặc lâu hơn môi ậm hộ sẽ tự tách ra. Lưu ý trong khi sử dụng kem này cho con bạn phải theo dõi các tác dụng phụ của loại kem này như phát triển lông mu, nhú vú, kích ứng... Sau khi ngừng kem này các tác dụng phụ đó sẽ biến mất.

Phẫu thuật ngưng kết trong môi là rất hiếm khi thực hiện. Nếu kem không có tác dụng, có thể cần phẫu thuật. Nếu con gái bạn cần phẫu thuật, nó sẽ được gây mê trong suốt cuộc phẫu thuật.

5. Ngăn ngừa sự kết dính môi âm hộ xảy ra lần nữa.

Để ngăn ngừa tình trạng dính âm hộ, bạn hãy giúp bé luôn giữ cho vùng sinh dục được khô ráo và sạch sẽ.

Khi môi âm hộ của trẻ đã được tách ra, hãy sử dụng kem Vaseline hoặc Oxit kẽm bôi trên hai môi âm hộ để chúng không bị dính lại với nhau.

Nếu hiện tượng kết dính lại xảy ra lần nữa, tiếp tục sử dụng kem estrogen và kem vaseline như trước.

Khi con gái của bạn lớn hơn bước vào tuổi dậy thì cơ thể có thể tự sản xuất hormone của riêng mình, môi âm hộ của trẻ sẽ không bị dính lại với nhau nữa.


Sử dụng các loại kem bôi để giữ cho hai môi âm hộ của bé không bị dính trở lại
Sử dụng các loại kem bôi để giữ cho hai môi âm hộ của bé không bị dính trở lại

6. Những việc người mẹ có thể làm cho bé gái bị dính âm hộ?

  • Tùy theo độ tuổi của bé gái, bạn có thể giúp trẻ bôi kem, dạy trẻ không được kéo da, không dùng tay sờ nhiều bộ phận sinh dục.
  • Bạn nên dạy trẻ dang rộng chân khi đi vệ sinh và lau chùi từ trước ra sau bằng khăn giấy khô sau mỗi lần đi vệ sinh.
  • Tắm nước ấm cho bé mỗi ngày sẽ giúp làm mềm da và giữ cho khu vực sinh dục của bé sạch sẽ. Nên thoa kem estrogen, dầu khoáng hoặc oxit kẽm sau khi tắm.
  • Không sử dụng xà phòng mạnh, nước hoa hoặc tắm sủi bọt. Những chất này có thể gây kích ứng da xung quanh âm đạo của bé.
  • Bạn không nên cố gắng kéo hoặc ép mở môi âm hộ theo bất kỳ cách nào. Việc làm này sẽ gây đau đớn cho bé hoặc có thể làm rách da của trẻ. Nó cũng có thể gây ra các vấn đề trong tương lai: con bạn có thể sợ hãi nếu cần được khám lại.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: babycenter.com, aboutkidshealth.ca, chop.edu

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe