Điều trị ung thư gây nhiễm độc tim: Những điều cần biết

Nhiễm độc tim do điều trị ung thư là tình trạng phổ biến ở các bệnh nhân được điều trị bằng thuốc hóa chất hoặc thuốc điều trị nhắm mục tiêu (thuốc điều trị đích) hoặc sau xạ trị vùng ngực, đầu mặt cổ. Hơn hết, độc tính trên tim đôi khi tiến triển nhiều năm sau khi điều trị ung thư. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn các thông tin về tình trạng này và những cách để bạn hạn chế.

1. Độc tính trên tim là gì?

Nhiễm độc tim là tổn thương tim phát sinh từ một số phương pháp điều trị hoặc thuốc điều trị ung thư. Nó có thể tiến triển trong nhiều năm sau khi điều trị ung thư, đặc biệt nó xảy ra ở người trưởng thành đã từng điều trị ung thư từ trước. Nhiễm độc tim có thể khiến tình trạng bơm máu của tim đi khắp cơ thể không còn được diễn ra bình thường. Thậm chí nghiêm trọng hơn, nó có thể dẫn đến bệnh cơ tim. Đây là tình trạng cơ tim hoạt động kém đi, khiến tim bạn bơm máu khó khăn hơn.


Nhiễm độc tim là tổn thương tim do điều trị hoặc thuốc điều trị ung thư
Nhiễm độc tim là tổn thương tim do điều trị hoặc thuốc điều trị ung thư

2. Độc tính trên tim ảnh hưởng đến ai và như thế nào?

Nhiễm độc tim có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai đã điều trị ung thư. Với những bệnh nhân đã dùng các loại hóa chất, hay thuốc điều trị đích, hoặc xạ trị vào vùng ngực hay đầu mặt cổ thì khả năng nhiễm độc cho tim cũng cao hơn. Điều này cũng diễn ra tương tự với những người lớn đã điều trị ung thư khi còn nhỏ.

Vậy độc tính trên tim ảnh hưởng đến cơ thể bạn như thế nào? Đây là một số vấn đề về tim có thể xảy ra, bao gồm:


Nhiễm độc tim có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai đã điều trị ung thư
Nhiễm độc tim có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai đã điều trị ung thư

3. Triệu chứng và nguyên nhân điều trị ung thư gây nhiễm độc tim

3.1 Các triệu chứng của nhiễm độc tim là gì?

Các triệu chứng của nhiễm độc tim có thể bao gồm:

  • Bụng to (chướng bụng )
  • Đau ngực
  • Chóng mặt
  • Tim đập nhanh
  • Khó thở (khó thở)
  • Phù (phù nề) ở mặt, chân

3.2 Nguyên nhân điều trị ung thư gây nhiễm độc tim?

Một số phương pháp điều trị ung thư hay gây nhiễm độc trên tim, có thể bao gồm:

  • Anthracyclines, chẳng hạn như doxorubicin (Adriamycin®), thuốc hóa trị thường được sử dụng để điều trị bệnh bạch cầu, ung thư hạch, ung thư vú, sarcoma hoặc đa u tủy.
  • Trastuzumab (Herceptin®), một loại thuốc trị đích trong điều trị ung thư vú, ung thư dạ dày hoặc ung thư chỗ nối dạ dày thực quản, nơi ống dẫn thức ăn (thực quản) kết nối với dạ dày của bạn. Điều này rất có thể gây ra bệnh cơ tim nếu nó được kết hợp với thuốc anthracycline.
  • Xạ trị ở ngực, khi điều trị ung thư vú hoặc bệnh bạch cầu.

4. Chẩn đoán và xét nghiệm

4.1 Chẩn đoán nhiễm độc tim như thế nào?

Các bác sĩ có thể chẩn đoán nhiễm độc tim bằng cách đo chức năng tim theo phân suất tống máu thất trái (LVEF) và đánh giá hoạt động của van tim. LVEF đo lượng máu bơm ra khỏi buồng tim trái (tâm thất trái) mỗi khi tim co bóp.

Bác sĩ cũng cũng sử dụng một số thăm dò nhất định để đo chức năng bơm máu của tim, bao gồm:

  • Siêu âm tim: Đây là phương pháp thăm dò hình ảnh phổ biến nhất trong chẩn đoán nhiễm độc cơ tim.
  • MRI tim: Một số chuyên gia coi MRI (cộng hưởng từ ) tim là tiêu chuẩn vàng để phát hiện nhiễm độc tim. Nó sử dụng thiết bị đặc biệt, dùng từ trường từ các nam châm, sóng vô tuyến và một máy tính đặc biệt để tạo ra hình ảnh chi tiết về cấu trúc của tim và đánh giá cấu trúc, chức năng tim .
  • Kiểm tra sự hoạt động tim lúc nghỉ và lúc gắng sức: Phương pháp thăm dò này đo lường cách tim bạn phản ứng với hoạt động cường độ cao. Bạn có thể đi bộ trên máy chạy bộ hoặc đạp xe tại chỗ trong khi kết nối với máy đo nhịp tim và huyết áp theo dõi trong suốt quá trình làm thăm dò.
  • Xạ hình tâm thất bằng máy quét có gắng chất phóng xạ (MUGA – MUltiple Gated Acquisition scan) ghi hình ảnh các buồng tim: Phương pháp này đánh giá chức năng tim của bạn. Nó sử dụng chất đánh dấu phóng xạ an toàn hiển thị rõ ràng khi quét hình ảnh.
  • Chụp CT tim: Chụp cắt lớp sử dụng nhiều tia X từ nhiều góc độ để có được hình ảnh chi tiết về tim của bạn. Phương pháp này có thể hữu ích nhất cho những người nghi ngờ nhiễm độc tim sau khi xạ trị vùng ngực.

Bác sĩ thăm khám để chẩn đoán tình trạng điều trị ung thư gây nhiễm tim
Bác sĩ thăm khám để chẩn đoán tình trạng điều trị ung thư gây nhiễm tim

4.2 Điều trị ung thư gây nhiễm độc tim được điều trị thế nào?

Các bác sĩ của bạn có thể khuyên bạn nên dừng một số loại thuốc hoặc giảm liều lượng, tùy thuộc vào chế độ dùng thuốc hiện tại của bạn. Bạn có thể được hướng dẫn đến gặp bác sĩ chuyên khoa tim mạch để tư vấn và có phác đồ điều trị giúp làm tăng khả năng bơm máu của tim.

  • Thuốc ức chế ACE, chẳng hạn như lisinopril (Zestril®) hoặc fosinopril natri (Monopril®), làm giãn mạch và cải thiện lưu lượng máu.
  • Thuốc chẹn beta, chẳng hạn như metoprolol (Lopressor®) hoặc atenolol (Tenormin®), để tăng lưu lượng máu và làm chậm nhịp tim của bạn.
  • Digoxin, còn được gọi là digitalis (Lanoxin®), giúp làm chậm nhịp tim và giúp tim đập hiệu quả hơn.
  • Thuốc lợi tiểu, chẳng hạn như furosemide (Lasix®), giảm bớt lượng dịch thừa trong cơ thể bạn.
  • Thuốc giãn mạch, chẳng hạn như isosorbide dinitrate (Isordil®), để mở (làm giãn) mạch vành của bạn để máu lưu thông hiệu quả hơn.

5. Làm cách nào để giảm nguy cơ nhiễm độc tim?

Không có cách nào để ngăn ngừa nhiễm độc tim. Điều quan trọng là bạn phải trao đổi với bác sĩ về những rủi ro tiềm ẩn của sức khỏe và lợi ích của việc điều trị nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh ung thư. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát nguy cơ bị nhiễm độc tim sớm bằng cách đánh giá chức năng tim thường xuyên trong quá trình điều trị ung thư. Bởi vì, khi phát hiện sớm các vấn đề về tim, bạn có nhiều cơ hội để điều trị thành công.


Chụp ảnh tim thường xuyên là cách tốt nhất để phát hiện và điều trị kịp thời
Chụp ảnh tim thường xuyên là cách tốt nhất để phát hiện và điều trị kịp thời

6. Tiên lượng và triển vọng của bệnh

6.1 Độc tính trên tim có thể được hồi phục được không?

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng độc tính trên tim phát sinh sau khi sử dụng trastuzumab có thể hồi phục được. Độc tính trên tim phát sinh do sử dụng anthracycline thường không thể hồi phục và cần điều trị lâu dài. Nhiễm độc tim liên quan đến bức xạ ngực cũng rất khó hồi phục và có thể cần điều trị lâu dài, thậm chí có thể phải phẫu thuật.

6.2 Khi nào bạn nên thăm khám tại bệnh viện?

Bạn hãy liên hệ sớm với bác sỹ của mình hoặc đến bệnh viện gần nhất nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào của biến chứng tim nghiêm trọng, chẳng hạn như:

  • Tim đập nhanh liên tục
  • Chóng mặt, choáng váng hoặc bất tỉnh.
  • Khó thở hoặc đau ngực ngày càng trầm trọng.
  • Sưng cổ họng hoặc môi của bạn.
  • Phù bất thường ở chân hoặc bàn chân của bạn.
  • Tăng cân hơn 3kg trong một tuần.
Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe