Điều trị ung thư dạ dày bằng phẫu thuật: Những điều cần biết

Ung thư dạ dày là một trong những loại ung thư thường gặp ở cả hai giới. Bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa, nhận biết sớm và điều trị hiệu quả nếu phát hiện ở giai đoạn đầu.

1. Ung thư dạ dày là bệnh gì?

Ung thư dạ dày là hiện tượng các tế bào trong cấu trúc bình thường của dạ dày vì một lý do nào đó mà phân chia vô kiểm soát, nhân lên quá mức tạo thành khối u, xâm lấn các mô xung quanh và di căn ra các mô, cơ quan khác.

Ung thư dạ dày là một loại ung thư phổ biến, gặp ở cả hai giới nam và nữ. Nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm thì ung thư dạ dày sẽ dễ điều trị hơn, và tiên lượng cũng sẽ tốt hơn rất nhiều so với việc điều trị khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.

2. Điều trị ung thư dạ dày bằng phương pháp phẫu thuật

2.1 Phẫu thuật

Trong điều trị ung thư dạ dày, phẫu thuật là phương pháp điều trị cơ bản và chủ yếu nhất đối với các trường hợp bệnh ở giai đoạn sớm.

Lúc này dạ dày có thể được phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ, có thể kèm theo nạo vét hạch.


Điều trị ung thư dạ dày bằng phương pháp phẫu thuật
Điều trị ung thư dạ dày bằng phương pháp phẫu thuật

Khi bệnh đã ở giai đoạn muộn, khả năng phẫu thuật cũng như kết quả của phẫu thuật sẽ hạn chế, thậm chí sẽ không còn chỉ định phẫu thuật hoặc chỉ thực hiện phẫu thuật tạm thời nhằm mục đích tái lập lưu thông của đường tiêu hóa, kéo dài thêm thời gian sống cho bệnh nhân (ung thư dạ dày giai đoạn IV không có chỉ định phẫu thuật triệt căn, trong trường hợp cần thiết chỉ thực hiện các phẫu thuật nhằm làm giảm nhẹ triệu chứng).

2.2 Hóa trị và xạ trị

Hóa trịxạ trị là các biện pháp điều trị hỗ trợ, kết hợp với phẫu thuật ở thời điểm tiền phẫu, và/hoặc hậu phẫu.

Bên cạnh đó, các phương pháp điều trị và hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày mới, hứa hẹn nhiều triển vọng đã được thực hiện là liệu pháp miễn dịch và liệu pháp tăng cường hệ miễn dịch tự thân.

3. Chỉ định và chống chỉ định trong phẫu thuật điều trị ung thư dạ dày

3.1 Chỉ định

Các trường ung thư dạ dày chưa sang giai đoạn IV, chưa có di căn xa.


Các giai đoạn phát triển của bệnh ung thư dạ dày
Các giai đoạn phát triển của bệnh ung thư dạ dày

3.2 Chống chỉ định

Chống chỉ định của phẫu thuật điều trị ung thư dạ dày:

  • Ung thư dạ dày giai đoạn IV.
  • Toàn trạng bệnh nhân không đáp ứng được cuộc phẫu thuật, không đáp ứng được điều kiện gây mê.
  • Bệnh nhân từ chối phẫu thuật.

Sau khi được thực hiện phẫu thuật thành công, toàn trạng ổn định bệnh nhân có thể ăn và uống trở lại, và trung bình sau từ 10 tới 14 ngày kể từ thời điểm phẫu thuật, bệnh nhân có thể được xuất viện.

Chỉ định phẫu thuật cũng như kết quả phẫu thuật phụ thuộc rất lớn vào giai đoạn bệnh, giai đoạn càng sớm thì kết quả càng tốt, do đó việc phát hiện ung thư dạ dày để điều trị ngay từ thời kỳ đầu mang ý nghĩa vô cùng quan trọng.

4. Những ai cần tầm soát ung thư dạ dày?

Những người thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ sẽ cần thực hiện tầm soát nhằm phát hiện sớm ung thư dạ dày:

  • Những người từ 50 tuổi trở lên.
  • Những người có tiền sử gia đình có người mắc ung thư dạ dày hoặc các ung thư khác của đường tiêu hóa.
  • Người bị viêm loét dạ dày - tá tràng mạn tính, nhiễm Helicobacter pylori (HP).
  • Những người có sở thích, thói quen tiêu thụ nhiều thức ăn nướng, đồ muối hoặc các loại thực phẩm bảo quản kém chất lượng.

Những người thường xuyên ăn đồ nướng có nguy cơ mắc ung thư dạ dày
Những người thường xuyên ăn đồ nướng có nguy cơ mắc ung thư dạ dày

  • Những người thường xuyên hút thuốc lá, sử dụng rượu bia.
  • Những người xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ là ung thư dạ dày, chẳng hạn như đau bụng, ợ hơi ợ chua kéo dài,...

XEM THÊM:

  • Phẫu thuật robot điều trị ung thư dạ dày tại Bệnh viện Vinmec
  • Lợi ích của chương trình phục hồi sớm sau phẫu thuật (ERAS)
  • Các phương pháp điều trị ung thư dạ dày
  • Hướng dẫn chẩn đoán ung thư dạ dày
Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe