Biếng ăn là tình trạng rối loạn dinh dưỡng thường gặp ở trẻ nhỏ trong độ tuổi bắt đầu ăn dặm đến 6 tuổi. Tình trạng này làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển cả về thể chất và tinh thần của trẻ. Tuy nhiên, điều trị trẻ biếng ăn là một quá trình khó khăn, vì vậy cần sự kiên nhẫn của cha mẹ.
1. Biếng ăn ở trẻ do nguyên nhân gì?
Biếng ăn ở trẻ em là tình trạng trẻ ăn ít hay không chịu ăn mỗi khi đến bữa ăn, từ đó không hấp thu đủ lượng dinh dưỡng cần thiết, dẫn tới nguy cơ chậm phát triển và suy dinh dưỡng. Theo đó, một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ có thể kể đến như sau:
- Các yếu tố tâm lý: Phần lớn trẻ biếng ăn kéo dài là do ảnh hưởng của các yếu tố tâm lý. Biếng ăn tâm lý thường xảy ra do cha mẹ không hiểu tâm lý của bé, làm cho bé có cảm giác gò bó, bị ép buộc theo một nguyên tắc nào đó hoặc bị đánh lừa. Chẳng hạn như các mẹ thường có xu hướng ép trẻ phải ăn hết một chén cơm mới được ngừng, trẻ phải ngồi một chỗ từ đầu đến cuối bữa ăn làm cho không khí trong bữa ăn vô cùng căng thẳng...
- Chế độ dinh dưỡng không phù hợp: Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển cả về thể chất và tinh thần của trẻ. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng không phù hợp có thể dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ. Theo đó, một số sai lầm của cha mẹ trong chế biến thức ăn như lặp lại một món ăn trong thời gian dài, không thay đổi thực đơn thường xuyên hay chỉ cho trẻ ăn nước thịt, nước rau mà không ăn xác... Tình trạng trên nếu kéo dài sẽ làm cho trẻ thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết, cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng và dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng.
- Ảnh hưởng của các yếu tố bệnh lý: Nhiều tình trạng bệnh lý là nguyên nhân dẫn đến biếng ăn ở trẻ như suy dinh dưỡng, các nhiễm khuẩn không điều trị dứt điểm (viêm amidan, viêm phế quản – phổi, viêm tai mũi họng...); nhiễm ký sinh trùng (sán, giun..); các bệnh lý về răng miệng (viêm nướu, sâu răng...); loạn khuẩn đường ruột...
- Trẻ biếng ăn do sinh lý: Biếng ăn sinh lý xảy ra khi trẻ vẫn khỏe mạnh bình thường nhưng có tình trạng ăn ít đi từ vài ngày đến vài tuần hoặc lâu hơn. Các thời điểm biếng ăn sinh lý của trẻ thường là vào giai đoạn trẻ mọc răng, ngồi, đứng, đi...
- Trẻ biếng ăn do dùng thuốc: Trẻ biếng ăn kéo dài có thể do nguyên nhân dùng thuốc. Một số thuốc làm ảnh hưởng đến sự hấp thu thức ăn của trẻ như việc dùng nhiều thuốc kháng sinh sẽ làm rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột, dùng nhiều vitamin hay thuốc kích thích ăn không đem lại kết quả tốt mà còn làm cho tình trạng biếng ăn của bé tăng lên ngay sau khi dừng thuốc.
2. Điều trị trẻ biếng ăn như thế nào?
Tình trạng biếng ăn ở trẻ, đặc biệt là trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng là mối lo lắng lớn nhất của các bậc cha mẹ. Dựa theo mốc phát triển, quá trình ăn uống bình thường ở trẻ nhỏ sẽ giúp cha mẹ có cơ sở trong việc xác định xem bé có đang bị biếng ăn hay không.
Theo đó, trẻ phát triển bình thường thì ở giai đoạn 6 tháng tuổi là giai đoạn bắt đầu tập ăn các thức ăn không lợn cợn. 7 – 8 tháng tuổi là giai đoạn trẻ ăn thức ăn xay và vẫn còn lợn cợn, đây cũng là thời gian bắt đầu tập nhai của bé. Khi được 9 tháng tuổi trẻ đã có thể ăn thức ăn nhai được và các loại thức ăn có cấu trúc cứng giòn kích thước nhỏ như phô mai, chuối, thịt băm... Và giai đoạn 1 tuổi là thời kỳ trẻ có thể ăn được các thức ăn của trẻ lớn và bắt đầu học cách tự sử dụng ly, muỗng.
Vậy chiến lược cần được đặt ra khi điều trị trẻ biếng ăn là gì? Theo đó, giải pháp trị biếng ăn là khác nhau đối với từng bé dựa trên độ tuổi, nguyên nhân dẫn đến biếng ăn... Tuy nhiên, chiến lược chung có thể kể đến một số phương pháp sau:
2.1. Thay đổi chế độ dinh dưỡng và chăm sóc cho trẻ
Xây dựng chế độ dinh dưỡng và chăm sóc phù hợp là một trong những yêu cầu cần thiết trong quá trình điều trị biếng ăn cho trẻ. Theo đó, khẩu phần ăn mỗi ngày nên gồm 3 bữa chính, ít nhất 2 bữa phụ và cần đảm bảo chứa đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng gồm tinh bột (gạo, lúa mì...); protein (thịt, cá, tôm...); lipid (đậu phộng, mỡ động vật...); chất xơ; vitamin và khoáng chất (rau, củ quả, trái cây...).
Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp kích thích vị giác của trẻ. Chẳng hạn như các vitamin và khoáng chất trong thức ăn giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra vai trò của kẽm trong việc kích thích sự thèm ăn của trẻ. Việc bổ sung kẽm cho trẻ có thể là kẽm có sẵn trong đồ ăn hay kẽm sinh học vẫn đảm bảo tự nhiên, dễ hấp thụ nên an toàn cho sức khỏe của bé. Nhiều loại thực phẩm có chứa kẽm như thịt gà, hàu, tôm, cua, và các loại rau màu xanh đậm.
Bên cạnh đó, bé cần được bổ sung thêm các vi chất cần thiết như Selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... giúp ăn ngon, cải thiện vị giác, đạt cân nặng, chiều cao đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các bệnh lý về tiêu hóa.
Cha mẹ nên cân đối các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ và thường xuyên thay đổi thực đơn giữa các bữa ăn để tránh tình trạng ăn một món liên tục, kéo dài làm cho trẻ nhàm chán khi ăn. Đối với khẩu phần ăn chứa thức ăn có nguồn gốc động vật, mẹ nên hầm nhừ để giúp trẻ dễ tiêu hóa và hấp thu. Ngoài ra mẹ cũng nên tăng cường vào bữa ăn phụ các thực phẩm mà hầu hết các trẻ đều thích như sữa chua, phô mai, trứng, bơ...
2.2. Không sử dụng tư tưởng nhồi nhét để trẻ ăn nhiều hơn
Đa phần các bậc cha mẹ khi thấy con ăn chưa hết hoặc ăn ít hơn so với các bạn cùng tuổi thì thường có xu hướng tìm đủ mọi cách để trẻ ăn nhiều hơn như cho trẻ xem tivi, điện thoại hay vừa ăn vừa đi chơi, thậm chí là ép trẻ ăn hết bữa ăn. Nhưng thực tế, quan điểm này sẽ làm cho trẻ lười ăn hơn, sợ ăn và dần hình thành phản xạ sợ hãi khi nhắc đến việc ăn uống.
Thay vào đó, cha mẹ nên khuyến khích bé lựa chọn đồ ăn, để bé tự ăn, dừng ăn khi nào bé muốn và không nên quá theo dõi quá trình ăn mà để trẻ tự do, kể cả khi trẻ làm đổ thức ăn. Trẻ nhỏ cũng có tâm lý như người trưởng thành, khi được thoải mái sẽ hào hứng, vui vẻ và ăn nhiều hơn. Vì vậy, cha mẹ nên tôn trọng quyền tự do và quyết định của trẻ.
Bên cạnh đó, để chiến lược điều trị trẻ biếng ăn hiệu quả hơn, cha mẹ nên tập cho trẻ thói quen ăn đúng giờ vào mỗi bữa ăn, không cho trẻ xem tivi hay điện thoại để tránh xao nhãng và để trẻ ăn cùng với gia đình nhằm giúp trẻ cảm nhận được những thức ăn mà cha mẹ sử dụng không độc hại hay đáng sợ. Cùng với đó, bữa ăn phụ nên được sắp xếp có một khoảng cách hợp lý với bữa chính để trẻ có thời gian tiêu hóa thức ăn.
2.3. Điều trị trẻ biếng ăn bằng cách tạo cảm hứng giúp trẻ ăn nhiều hơn
Tạo cảm hứng ăn uống là một trong những cách giúp tăng vị giác và kích thích sự thèm ăn của trẻ. Chẳng hạn như mẹ có thể khuyến khích bé phụ mẹ nhặt rau, rửa rau, dọn bàn ăn cho cả nhà... điều đó sẽ kích thích bé muốn ăn những món ăn mà bé đã phụ cha mẹ nấu. Cùng với đó, để tạo cảm giác thèm ăn thì cha mẹ không nên cho trẻ ăn vặt như kẹo, bánh trước bữa ăn chính và thời gian các bữa ăn nên kéo dài từ 25 – 35 phút, vì nếu thời gian ăn quá lâu sẽ làm cho thức ăn bị nguội, không đảm bảo dinh dưỡng và ảnh hưởng bữa ăn tiếp theo.
Hầu hết các trẻ nhỏ đều muốn nhận được lời khen từ cha mẹ hay người trưởng thành. Vì vậy, khi bé thử ăn một loại đồ ăn mới, dù ít hay nhiều thì cha mẹ cũng nên dành lời khen cho bé, điều đó sẽ giúp trẻ tiếp nhận các khẩu phần ăn mới dễ dàng hơn.
Trong quá trình điều trị biếng ăn ở trẻ thì việc cải thiện triệu chứng có thể diễn ra trong thời gian dài nên khuyến cáo cha mẹ cần kiên trì và bình tĩnh khi bổ sung chất cho bé kể cả qua đường ăn uống hay các thực phẩm chức năng. Đặc biệt việc dùng thực phẩm chức năng, khuyến cáo cha mẹ nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ, không cho còn dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại thực phẩm chức năng.
Trường hợp trẻ biếng ăn kéo dài, kém hấp thu, chậm phát triển cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé thường phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt. Vì vậy cha mẹ phải thực sự kiên trì đồng hành cùng con và thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé.
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong