Điều trị thoát vị não - Màng não trong tử cung

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Bùi Thị Hà - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Thoát vị não hay thoát vị màng não ở trẻ sơ sinh là tình trạng một phần tổ chức não và dịch não tủy bị thoát ra khỏi xương sọ, tạo thành một túi thoát vị ở bên ngoài hộp sọ. Thoát vị màng não ở thai nhi là một tình trạng nguy hiểm nếu được phát hiện sớm có thể điều trị trong tử cung của người mẹ.

1. Nguyên nhân gây thoát vị não

Thoát vị não ở trẻ sơ sinh thường là kết quả của tình trạng sưng trong não. Sưng gây áp lực lên các mô não (tăng áp lực nội sọ), khiến mô não rời khỏi vị trí ban não. Tỷ lệ thoát vị màng não ở thai nhi vào khoảng: 0.59/1000 trẻ sinh.

Các nguyên nhân phổ biến nhất gây thoát vị màng não ở thai nhi bao gồm:

Các lý do khác làm tăng áp lực trong hộp sọ bao gồm:

  • Áp xe do nhiễm vi khuẩn
  • Tích tụ dịch trong não (não úng thủy)
  • Phẫu thuật não
  • Một khiếm khuyết trong cấu trúc não (dị tật Chiari)

Những người có khối u não hoặc các vấn đề về mạch máu, chẳng hạn như: Phình động mạch có nguy cơ mắc bệnh thoát vị não cao hơn. Ngoài ra, bất kỳ hoạt động nào khiến bạn có nguy cơ bị chấn thương đầu cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoát vị màng não ở thai nhi.


Phình động mạch làm tăng nguy cơ mắc thoát vị não
Phình động mạch làm tăng nguy cơ mắc thoát vị não

2. Phân loại thoát vị não

Thoát vị màng não thai nhi được chia làm 3 loại chính như sau:

2.1 Thoát vị não dưới liềm

Các mô não di chuyển bên dưới liềm não ở giữa não. Cuối cùng, các mô não sẽ bị đẩy sang một bên. Đây là loại thoát vị não phổ biến nhất.

2.2 Thoát vị xuyên lều tiểu não

Thoát vị não này có thể được chia thành hai loại:

  • Thoát vị xuyên lều tiểu não giảm dần: Thoát vị xuyên lều tiểu não tăng dần. Tiểu não và thân não sẽ di chuyển lên trên thông qua lều tiểu não.
  • Thùy thái dương trong sẽ dịch chuyển xuống vào hố sọ sau. Đây là loại thoát vị não phổ biến thứ hai, sau thoát vị não dưới liềm.

2.3 Thoát vị hạnh nhân tiểu não

Các hạnh nhân tiểu não di chuyển xuống dưới thông qua lỗ chẩm lớn – một lỗ ở đáy hộp sọ nơi tủy sống kết nối với não.

3. Điều trị thoát vị não

Thoát vị não ở thai nhi được phát hiện thông qua:

  • X-quang sọ và cổ
  • CT đầu
  • Quét MRI đầu

Bác sĩ sử dụng các xét nghiệm hình ảnh để chẩn đoán bệnh thoát vị não ở thai nhi
Bác sĩ sử dụng các xét nghiệm hình ảnh để chẩn đoán bệnh thoát vị não ở thai nhi

Việc điều trị thoát vị não nhằm mục đích giảm sưng và áp lực bên trong não. Để giảm sưng và áp lực, bác sĩ có thể:

  • Phẫu thuật để loại bỏ khối u, khối máu tụ (cục máu đông) hoặc áp xe
  • Phẫu thuật đặt ống dẫn lưu gọi là mở thông não thất qua một lỗ trên hộp sọ để dẫn lưu dịch
  • Liệu pháp thẩm thấu hoặc thuốc lợi tiểu để loại bỏ dịch ra khỏi mô não, chẳng hạn như mannitol hoặc dung dịch muối ưu trương
  • Dùng corticosteroid để giảm sưng
  • Phẫu thuật cắt bỏ một phần của hộp sọ để tạo thêm khoảng trống

Trong quá trình thực hiện các phương pháp trên, người bệnh sẽ được:

  • Thở oxy
  • Thuốc an thần
  • Thuốc để kiểm soát cơn động kinh
  • Kháng sinh để điều trị áp xe hoặc ngăn ngừa nhiễm trùng

Điều trị thoát vị não sớm khi còn là thai nhi bằng phương pháp mổ tử cung là phương pháp tiên tiến giúp phát hiện và điều trị sớm và dứt điểm tình trạng nguy hiểm này. Phẫu thuật thoát vị màng não ở thai nhi được thực hiện bao gồm:

  • Bác sĩ rạch một đường trên tử cung của người mẹ.
  • Bác sĩ tiến hành bóc tách màng cứng khỏi da, bộc lộ khối thoát vị màng não vùng chẩm thấy bên trong có dịch não tủy.
  • Thai nhi được bóc tách và cắt khối thoát vị khỏi tổ chức xung quanh.
  • Làm sạch vết thương, khâu đóng tử cung.

Ngoài ra, phẫu thuật nội soi thai được áp dụng để điều trị thoát vị màng não ở thai nhi. Với nhiều ưu điểm:

  • Đây được xem là phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn nhất hiện tại
  • Bảo vệ hệ thần kinh, não úng thủy
  • Giảm tử vong do vỡ tử cung
  • Liền sẹo nhanh chóng
  • Không ảnh hưởng đến vấn đề mang thai lần sau

Điều trị thoát vị màng não ở thai nhi trong tử cung giúp điều trị sớm giảm thiểu nguy cơ tử vong do tình trạng thoát vị não ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, trong quá trình mang thai, các bà mẹ nên kiểm tra sức khỏe thai nhi định kỳ để phát hiện dị tật trước sinh. Qua đó giúp các bé sớm tiếp cận với chăm sóc y tế ngay sau sinh và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

Mọi thắc mắc cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp cũng như quý khách hàng có nhu cầu khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ tốt.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe