Điều trị dị tật còn ổ nhớp lộ ngoài ở trẻ

Còn ổ nhớp là một dị tật ít gặp ở trẻ sơ sinh, nếu không điều trị có thể gây nên nhiễm trùng đường tiểu, sinh dục. Việc phát hiện và can thiệp điều trị sớm nhằm làm giảm nguy cơ biến chứng do dị tật này gây ra. Với dị tật còn ổ nhớp thì phương pháp điều trị duy nhất là phẫu thuật tạo hình âm đạo, niệu đạo và hậu môn.

1. Dị tật còn ổ nhớp ở trẻ

Còn ổ nhớp là một dị dạng bẩm sinh, trong đó niệu đạo, âm đạo và hậu môn cùng đổ vào một chỗ. Việc còn ổ nhớp làm sẽ dẫn tới những biến chứng nhiễm trùng đường tiết niệu, sinh dục.

Ngoài ra nếu ổ nhớp lộ ngoài là tình trạng rất hiếm gặp sẽ kèm theo nhiều dị tật khác, lộ ổ nhớp sẽ kèm theo lộ bàng quang, thoát vị thành bụng, xương chậu và xương mu của trẻ không khép lại được. Ở trường hợp này các một số bộ phận trong cơ thể không được che phủ bởi da mà bị lộ ra ngoài, rất nguy hiểm, việc điều trị bằng phẫu thuật điều trị dị tật này cũng rất phức tạp đòi hỏi người làm phẫu thuật phải có chuyên môn cao.

Cơ chế hình thành dị tật: Vào cuối tuần thứ 7 của thai kỳ, vách niệu quản-sinh dục và vách sinh dục-trực tràng phát triển xuống màng nhớp chia màng nhớp thành màng niệu-dục ở phía bụng và màng hậu môn ở phía sau lưng. Bình thường màng hậu môn tự tiêu đi làm thông trực tràng với ống hậu môn và màng niệu - dục cũng tự tiêu đi để lại lỗ tiểu và lỗ âm đạo. Còn nếu vách ngăn chưa xuống giáp tầng sinh môn mà màng nhớp đã tự tiêu sớm đi do đó lỗ niệu đạo, lỗ âm đạo và lỗ hậu môn đều đổ chung vào một cái hõm dưới âm đạo thì sẽ hình thành dị tật còn ổ nhớp.


Ổ nhớp lộ ngoài bắt đầu từ cuối tuần thứ 7 của thai kỳ
Ổ nhớp lộ ngoài bắt đầu từ cuối tuần thứ 7 của thai kỳ

Ở giai đoạn 12 tuần đầu khi mang thai, nếu tiếp xúc với một số yếu tố nguy cơ như nhiễm virus rubella, cúm, tiếp xúc thường xuyên với nguồn tia phóng xạ...sẽ làm tăng nguy cơ gây ra những dị tật bẩm sinh. Vì vậy khi xác định mang thai nên chủ động tiêm phòng vắc-xin phòng một số bệnh có nguy cơ ảnh hưởng tới thai nhi, có chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý, tránh các nguồn tia phóng xạ...

Biểu hiện trẻ còn ổ nhớp:

  • Nhiều trường hợp được phát hiện từ thời kỳ bào thai nhờ siêu âm thaichẩn đoán trước sinh.
  • Trẻ sinh ra không có hậu môn, bộ phận sinh dục ngoài nhỏ hơn bình thường
  • Thấy trẻ đi tiểu ra cả phân.
  • Trường hợp lộ ổ nhớp: Thấy vùng sinh dục có khối bao gồm bàng quang, niệu đạo, đại trạng lộ ra bên ngoài, không có da che phủ.

Với tình trạng còn ổ nhớp trẻ sẽ thường xuyên bị nhiễm khuẩn vùng tiết niệu sinh dục do sự thông thương với đường tiêu hóa, để điều trị dị tật này chỉ có dùng phương pháp phẫu thuật.


Còn ổ nhớp khiến trẻ thường xuyên bị nhiễm khuẩn vùng tiết niệu
Còn ổ nhớp khiến trẻ thường xuyên bị nhiễm khuẩn vùng tiết niệu

2. Phẫu thuật điều trị dị tật còn ổ nhớp ở trẻ

Trước khi phẫu thuật cần điều trị nhiễm trùng đường tiểu và sinh dục bằng kháng sinh và làm hậu môn tạm thời trong thời gian sơ sinh chờ tới khi đủ tuổi phẫu thuật.

Thời điểm phẫu thuật với trường hợp trẻ bị dị dạng còn ổ nhớp đã được chẩn đoán xác định nhất là 1 tuổi.

Mục đích của phẫu thuật:

  • Phẫu thuật nhằm tách và tái tạo niệu đạo, âm đạo và hậu môn với chức năng và dáng vẻ bên ngoài gần như bình thường.
  • Khi phẫu thuật bác sĩ tiến hành tách trực tràng khỏi âm đạo, tách âm đạo khỏi niệu đạo, tạo hình niệu đạo, âm đạo và hậu môn.
  • Đối với trường hợp ổ nhớp lộ ngoài: Các biểu hiện rất phức tạp, thường đi kèm với các dị tật khác việc phẫu thuật gặp nhiều khó khăn, cần phải tái tạo lại các cơ quan ở bị lộ ngoài, đưa chúng vào trong ổ bụng...

Những lưu ý sau khi phẫu thuật:

  • Trẻ được theo dõi các yếu tố sinh tồn, sử dụng thuốc kháng sinh giảm đau phòng ngừa nhiễm trùng.
  • Hậu môn tạm thời tạo trước 1 tuổi đóng sau khi mổ 6 tháng.
  • Khi được xuất viện bố mẹ cần theo dõi những vấn đề sau khi phẫu thuật như nhiễm trùng, chức năng tiểu tiện và đại tiện có bình thường không, có xuất hiện tình trạng teo và hẹp âm đạo không.
  • Tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ và bất kỳ lúc nào có bất thường xảy ra.

Trẻ uống kháng sinh để phòng nhiễm trùng sau phẫu thuật
Trẻ uống kháng sinh để phòng nhiễm trùng sau phẫu thuật

Còn ổ nhớp là dị tật bẩm sinh có thể phát hiện trước bằng kỹ thuật siêu âm thai và chẩn đoán trước sinh. Khi biết trước dị tật bẩm sinh giúp cho người nhà bệnh. nhân chuẩn bị tốt trong việc chăm sóc và điều trị bệnh. Còn ổ nhớp là một dị tật bẩm sinh được điều trị bằng phẫu thuật, phẫu thuật giúp tái tạo lại cơ quan một cách bình thường nhất.

Cha mẹ có thể đưa trẻ đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị. Tại đây có đội ngũ các bác sĩ chuyên môn Nhi được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, giàu kinh nghiệm trong khám chữa các bệnh lý của trẻ sơ sinh, trẻ em và trẻ nhỏ dưới 16 tuổi. Vinmec trang bị hệ thống vật tư y tế hiện đại, tiên tiến cùng chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp sẽ hỗ trợ đem lại hiệu quả cao trong chẩn đoán và điều trị cho người bệnh.

Để được tư vấn chi tiết, quý khách vui lòng đến trực tiếp hệ thống Y tế Vinmec hoặc đặt khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Video đề xuất

Tầm soát thai nhi - Bé khỏe chào đời

XEM THÊM:

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe