Điều trị đau bằng huyết tương giàu tiểu cầu(PRP)

Vận động thể thao rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu tập luyện không đúng cách sẽ gây ra những chấn thương cho cơ thể, ảnh hưởng tới sức khỏe. Nếu bạn đang bị những chấn thương trầm trọng gây cảm giác rất đau đớn, đừng lo. Bạn có thể điều trị rất nhanh bằng huyết tương giàu tiểu cầu(PRP) - 1 phương pháp điều trị hiểu quả mà ít người biết đến.

1. PRP là gì?

Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) là thành phẩm thu được từ chính máu của người bệnh (tự thân) với hàm lượng tiểu cầu cao và các yếu tố phân tử sinh học đều cao hơn nhiều lần so với mức thông thường.

Việc tiểu cầu giải phóng các yếu tố tăng trưởng và các phân tử sinh học để kích thích tốc độ và khả năng phục hồi tại chỗ của mô tế bào là một quá trình tự nhiên của cơ thể. Quá trình này làm lành này là quá trình diễn ra một cách tự động khi cơ thể chúng ta bị thương

Áp dụng điều trị bằng phương pháp PRP cho phép vùng bị tổn thương được nhận một hàm lượng lớn các yếu tố tăng trưởng tái taọ lại tổ chức tổn thương

  • Là phương pháp AN TOÀN vì sử dụng CHÍNH MÁU của BẠN
  • 100% thành phẩm PRP được lấy từ chính cơ thể của người bệnh, tức là không có khả năng bị lây nhiễm bệnh, không dị ứng và không có nguy cơ không tương thích
  • Tất cả các trang thiết bị được sử dụng trong một phòng thủ thuật khép kín, vô khuẩn và dùng 1 lần
  • Quá trình điều trị sẽ diễn ra tại phòng thủ thuật chuyên biệt, tuân thủ luật pháp Việt Nam

Huyết tương giàu tiểu cầu(PRP) điều trị rất nhanh những trấn thương

2. TÁC DỤNG

  • Giảm viêm và đau
  • Kích thích phục hồi các mô tế bào bị tổn thương (gân, sụn, cơ, ...)
  • Tái tạo và tăng phục hồi chức năng và vận động của cơ xương khớp
  • Thời gian phục hồi ngắn hơn

Quy trình điều chế PRP

Tiến hành lấy máu từ cơ thể người bệnh và điều chế dưới sự giám sát chặt chẽ

Sau khi các thành phần của máu được tách riêng, bác sĩ sẽ ấy phần huyết tương giàu tiều cầu với liệu lượng phù hợp nhất

Tiêm trực tiếp PRP vào vùng bị tổn thương

Kể từ năm 2013, PRP được công nhận là sản phẩm dược phẩm để sử dụng cho con người bởi Cơ quan Y tế và Dược phẩm Tây Ban Nha (AEMPS), cơ quan quản lý giám sát sự an toàn, khả năng tái tạo, giám sát, truy xuất nguồn gốc và thông tin về loại thuốc phi công nghiệp này.

PRP có thể được dùng như một phương pháp trị liệu đơn lẻ hoặc phối hợp cùng các phương pháp khác

PRP được chỉ định cho cả giai đoạn cấp tính và mãn tính

Các nhân viên y tế tại Vinmec được đào tạo về phương pháp PRP và sẽ sử dụng phương pháp này để đạt được hiệu quả tối đa

3. THỜI GIAN CHO MỘT LIỆU TRÌNH LÀ BAO LÂU?

Tuỳ thuộc vào trạng thái lâm sàng của bệnh và các tiêu chí do bác sĩ điều trị đau đặt ra mà bạn sẽ được khuyên thực hiện 2 đến 3 mũi tiêm

4. LIỆU CÓ TÁC DỤNG PHỤ NÀO KHÔNG?

PRP là một liệu pháp điều trị tự thân và không ghi nhận bất kì một tác dụng phụ đáng kể nào trong tất cả các nghiên cứu. Các tác dụng phụ duy nhất được ghi nhận thực tê là các tác dụng phụ có liên quan đến việc thực hiện thủ thuật như là bị tím hay khó chịu một chút, việc này kéo dài khoảng vài giờ sau khi tiêm

  • Chống chỉ định là rất hiếm
  • Rối loạn tiểu cầu hoặc đông máu
  • Nhiễm trùng ở vùng bị thương hoặc sốt
  • Mắc các bệnh truyền nhiễm
  • Bệnh tự miễn dịch hoặc bị viêm

Điều trị chấn thương thế thao bằng phương pháp PRP là một cột mốc mới trong y khoa thể thao

“Tôi không còn bị đau nữa và đã sẵn sàng để thi đấu trở lại!”

J. R. M. (VĐV 3 môn phối hợp), 37 tuổi (Viêm gân xương bánh chè)

5. PRP áp dụng cho các chấn thương thể thao nào?

  • Viêm gân và các bệnh lý về gân khác
  • Tổn thương dây chằng và sụn chêm
  • Rách cơ
  • Vấn đề về khớp
  • Chậm phục hồi sau gãy xương
  • Viêm gân mãn tính
  • Thủ thuật phẫu thuật (tái tạo dây chằng, tái tạo gân...)
  • Khác: Vết thương sau phẫu thuật hoặc chấn thương...

Những thông tin trên tờ rơi không mang tính thay thế với lời dặn của bác sĩ đang điều trị cho bạn bằng phương pháp huyết tương giàu tiểu cầu

Giáo sư Tiến sĩ Philippe Macaire

Giám đốc khối Gây mê và điều trị đau, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Mọi thắc mắc điều trị chấn thương thể thao, hãy đến trực tiếp tại bệnh viện hoặc liên hệ TẠI ĐÂY để được giải đáp.

THÔNG TIN THÊM

  • Chấn thương thế thao: Các loại chấn thương thường gặp và phương pháp điều trị
  • Tôi đã có thể đá bóng sau chấn thương với chỉ một mũi tiêm PRP
Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe