Điều gì xảy ra khi bạn uống thuốc trầm cảm lâu ngày?

Mặc dù những loại thuốc trầm cảm nằm trong số những loại thuốc được kê đơn phổ biến, nhưng nếu sử dụng trong nhiều năm có an toàn không và điều gì xảy ra khi bạn uống thuốc trầm cảm lâu ngày?

1. Cơ chế hoạt động của thuốc chống trầm cảm trên não bộ

Các nhóm thuốc chống trầm cảm hiện đang được sử dụng phổ biến, bao gồm:

  • Chất ức chế monoamine oxidase (MAOIs)
  • Các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI)
  • Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine (SNRI)
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCA)

Trong não bộ, các tính hiệu lan truyền từ một tế bào thần kinh này sang một tế bào thần kinh khác thông qua các phân tử hóa học được gọi là chất dẫn truyền thần kinh. Các chất này có tính chuyên biệt cao, chỉ gắn kết với tế bào não tiếp theo khi có một số thụ thể nhất định, cho phép thông điệp tiếp tục truyền đi.

Thuốc chống trầm cảm thay đổi cách thức hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh, làm tăng số lượng khi một thông điệp được truyền đến. Điều này đạt được bằng cách làm chậm quá trình được gọi là tái hấp thu, về cơ bản là quá trình làm sạch hoặc tái sản xuất.

Một khi các thông điệp được truyền đi nhiều hơn bình thường, não sẽ hoạt động tốt hơn và các triệu chứng liên quan đến vấn đề tiêu cực trong não sẽ bị chậm lại, giảm bớt hoặc biến mất.


Thuốc chống trầm cảm thay đổi cách thức hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh
Thuốc chống trầm cảm thay đổi cách thức hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh

2. Các phản ứng phụ khi uống thuốc trầm cảm lâu ngày

Bộ não là một môi trường phức tạp. Mỗi chất dẫn truyền thần kinh có rất nhiều công việc khác nhau. Tăng cường các chất dẫn truyền thần kinh có sẵn có thể có tác dụng mong muốn là giảm bớt trầm cảm, giảm đau thần kinh hoặc cải thiện quá trình suy nghĩ của một người. Tuy nhiên, điều này cũng có thể có những tác dụng không mong muốn.

Các tác dụng phụ tiềm ẩn của thuốc chống trầm cảm có rất nhiều, nhất là khi dùng kéo dài ngày. Mức độ các tác dụng không mong muốn này có thể từ nhẹ gây khó chịu đến suy nhược và thậm chí đe dọa tính mạng. Ngoài ra, còn có thêm vấn đề là thuốc chống trầm cảm ngày càng kém hiệu quả theo thời gian.

Theo một số quan sát về các tác dụng phụ khi uống thuốc trầm cảm lâu ngày, những mối quan tâm hàng đầu xuất hiện liên quan đến tăng cân và bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nhiều tác dụng phụ khác có thể tiếp diễn lâu dài và có thể có tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống người bệnh như sau:

  • Rối loạn chức năng tình dục, bao gồm cả việc không thể đạt được cực khoái;
  • Cảm thấy tê liệt về cảm xúc;
  • Không cảm thấy như chính mình;
  • Giảm cảm giác tích cực;
  • Cảm thấy cơ thể như bị nghiện;
  • Ít quan tâm đến người khác;
  • Có ý định muốn tự tử;
  • Xuất hiện các triệu chứng cai nghiện.

Chính vì thế, khi uống thuốc trầm cảm lâu ngày, cần cảnh giác với các tác dụng phụ và cân nhắc mức độ quan trọng của chúng so với mức độ giúp ích của thuốc cho chính cơ thể.

3. Hiệu quả điều trị khi uống thuốc trầm cảm lâu ngày

Nếu một một nhân dùng thuốc trầm cảm bắt đầu cảm thấy thuốc chống trầm cảm không còn tác dụng như khi mới bắt đầu dùng, người bệnh có thể đã tăng khả năng dung nạp thuốc hay hiệu quả điều trị của việc uống thuốc trầm cảm lâu ngày đã bị giảm sút đi.

Các nhà lâm sàng vẫn chưa xác định được có bao nhiêu người dùng thuốc chống trầm cảm gặp phải hiện tượng này, nhưng trong các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ dao động từ 9% đến 57%. Trong khi chưa biết chắc chắn lý do tại sao sự giảm hiệu quả này lại xảy ra, một giả thuyết đã được đặt ra là do các thụ thể trong não trở nên kém nhạy cảm hơn với thuốc.

Các yếu tố khác cũng có tác động đến sự suy giảm hiệu quả điều trị khi uống thuốc trầm cảm lâu ngày là tuổi tác, lạm dụng rượu hoặc ma túy, mức độ rối loạn sức khỏe tâm thần thay đổi hoặc do các tương tác thuốc.


Các tác dụng phụ tiềm ẩn của thuốc chống trầm cảm có rất nhiều, nhất là khi dùng kéo dài ngày
Các tác dụng phụ tiềm ẩn của thuốc chống trầm cảm có rất nhiều, nhất là khi dùng kéo dài ngày

4. Làm sao để hạn chế nhu cầu cần uống thuốc trầm cảm lâu ngày

Nếu cho rằng bản thân đã uống thuốc trầm cảm lâu ngày, hiệu quả đã suy giảm hay có nguy cơ cần phải dùng thuốc kéo dài, cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa tâm thần kinh và trao đổi trực tiếp về vấn đề này.

Lúc này, bác sĩ hay các chuyên gia sẽ cần phải xem xét các yếu tố và xây dựng những phác đồ phù hợp trong tương lai, bằng cách tăng liều thuốc đang dùng nhằm đạt hiệu quả nhanh, kết hợp thêm một loại thuốc khác hay chuyển sang một loại thuốc chống trầm cảm khác.

Bên cạnh đó, các biện pháp không dùng thuốc cũng hứa hẹn phát huy tác dụng như các liệu pháp tâm lý, tư vấn và các hướng dẫn thay đổi lối sống để giúp giảm bớt các triệu chứng trầm cảm. Đôi khi, các biện pháp can thiệp ngoại khoa cũng được xem xét nếu người bệnh được nhận định là trầm cảm kháng trị với điều trị thuốc.

Tóm lại, giống như tất cả các loại thuốc khác, thuốc chống trầm cảm có những ưu điểm và nhược điểm tiềm ẩn, nhất là khi người bệnh uống thuốc trầm cảm lâu ngày, người bệnh cần tránh tự ý dùng thuốc mà không có ý kiến từ bác sĩ, vừa không đạt hiệu quả điều trị mà còn có nguy cơ bị tác động xấu của thuốc đối với sức khỏe bản thân. Để đảm bảo an toàn, hãy đến bệnh viện uy tín để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và có phác đồ điều trị cụ thể.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: verywellmind.com,webmd.com,mayoclinic.org

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe