Điều gì khiến đôi môi đầy đặn hơn khi mang thai?

Bài được viết bởi Thạc sĩ - Bác sĩ Mai Viễn Phương - Trưởng Đơn nguyên nội soi tiêu hóa - Khoa Khám bệnh và Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Một số phụ nữ bị sưng ở mặt, môi và nướu trong quá trình mang thai. Những loại sưng này là hoàn toàn bình thường khi bạn có bầu. Nó có thể bắt đầu vào khoảng thời gian bạn phát hiện ra mình có thai nhưng nhiều khả năng sẽ xảy ra vào tam cá nguyệt thứ ba.

1. Tại sao mang thai có thể khiến đôi môi đầy đặn hơn?

Ngay bên dưới bề mặt môi của bạn là các mạch máu nhỏ được gọi là mao mạch. Trên thực tế, chúng là thứ làm cho đôi môi của bạn đỏ.

Mật độ mao mạch tăng lên khi mang thai. (“Mật độ mao mạch” chỉ là một cách nói hoa mỹ để nói về số lượng mao mạch trong một khu vực nhất định). Đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ ba, bạn sẽ có lưu lượng máu tăng lên khi cơ thể hỗ trợ thai nhi đang phát triển. Điều này làm cho các mạch máu, bao gồm cả mao mạch, giãn ra (mở rộng).

Đây là lý thuyết đằng sau “sự hồng hào khi mang thai”, bởi các mạch máu gần bề mặt giãn ra. Tất cả điều này làm tăng khả năng lưu lượng máu trong môi của bạn tăng lên, về lý thuyết thì nó có thể khiến đôi môi căng mọng, đầy đặn hơn hoặc thậm chí đỏ hơn.


Mật độ mao mạch tăng lên khi mang thai, vì vậy nó có thể khiến môi bạn căng mọng, đầy đặn hơn
Mật độ mao mạch tăng lên khi mang thai, vì vậy nó có thể khiến môi bạn căng mọng, đầy đặn hơn

2. Có những thay đổi nào khác về môi khi mang thai không?

Khi bàn về một đôi môi đỏ hơn, bạn có thể tự hỏi rằng, liệu đôi môi có thể thâm đen khi mang thai vì lý do tương tự như núm vú hay không, bởi sự tăng sản xuất melanin do tăng hàm lượng hormone phổ biến ở phụ nữ là estrogen. Tuy nhiên, môi không có tế bào biểu bì tạo hắc tố, là tế bào tạo ra sắc tố melanin. Vì vậy, câu trả lời là không, đôi môi của bạn sẽ không bị thâm khi mang thai.

Tuy nhiên, bạn có thể gặp phải tình trạng khô môi, nứt nẻ nhiều hơn khi mang thai. Điều này là do cơ thể của bạn cần thêm nước trong thời gian này, khiến bạn có nhiều khả năng không cung cấp đủ nếu vẫn tiếp tục uống nước như trước khi mang thai. Mất nước cũng có thể là một tác dụng phụ của chứng nôn nghén nặng hoặc ốm nghén nặng.

Vì vậy, hãy giữ ẩm cho làn da của bạn và mỉm cười thật nhiều - cơ thể của bạn và em bé đang lớn trong bụng sẽ cảm ơn bạn vì điều đó.

Giãn mạch máu âm hộ, hoặc giãn tĩnh mạch của âm hộ, thường gặp hơn trong thời kỳ mang thai. Chúng cũng liên quan đến việc tăng lưu lượng máu và có thể khiến môi âm hộ sưng lên.


Bạn cũng có thể gặp phải tình trạng khô môi, nứt nẻ nhiều hơn khi mang thai
Bạn cũng có thể gặp phải tình trạng khô môi, nứt nẻ nhiều hơn khi mang thai

3. Bạn phải làm gì nếu bạn có môi đầy đặn khi mang thai?

Bạn không cần thiết phải điều trị đôi môi đầy đặn hơn khi mang thai, trừ khi chúng gây đau hoặc khó chịu. Đối với đôi môi khô hoặc nứt nẻ, hãy luôn mang theo phấn son hoặc các dược phẩm làm ẩm theo mình và uống nhiều nước.

Nếu bạn có những lo lắng khác về những thay đổi trên môi của mình, hãy nói chuyện với bác sĩ Sản khoa của bạn về điều đó. Họ sẽ cho bạn biết đây có phải là những triệu chứng bình thường của thai kỳ hay không. Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác, hãy thường xuyên theo dõi trang web: Vinmec.com.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: nih.gov, mayoclinic.org, nhs.uk

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe