Dạy trẻ con chịu trách nhiệm với hành động của mình

Trẻ nhỏ thường cho rằng mình là trung tâm của vũ trụ và mọi người phải có trách nhiệm làm mọi thứ cho trẻ. Nếu cứ có những suy nghĩ này thì trẻ sẽ lớn lên trở thành người vô trách nhiệm. Do đó, ngay từ bây giờ, bạn cần dạy cho trẻ hiểu được giá trị của việc sống có trách nhiệm với hành động của mình thông qua những biện pháp giáo dục tích cực.

1. Như thế nào là sống có trách nhiệm?

Người sống có trách nhiệm chính là người hoàn thành bổn phận của chính mình trong gia đình, xã hội. Họ là những người có ý thức trước những hành động của mình. Vì thế, họ sẽ thừa nhận, xin lỗi và sửa đổi khi họ biết mình phạm lỗi. Đối với những người không có trách nhiệm, khi làm sai, thay vì nhận lỗi, họ sẽ tìm cách đổ lỗi cho người khác. Vậy làm cách nào để bạn có thể dạy trẻ sống có trách nhiệm với hành động của mình?


Người sống có trách nhiệm chính là người hoàn thành bổn phận của chính mình trong gia đình, xã hội
Người sống có trách nhiệm chính là người hoàn thành bổn phận của chính mình trong gia đình, xã hội

2. Cách dạy trẻ chịu trách nhiệm với hành động của mình

  • Giao cho trẻ nhiệm vụ phù hợp với lứa tuổi: Những nhiệm vụ quá khó sẽ chỉ khiến trẻ cảm thấy lo lắng và áp lực thêm. Nếu bạn giao cho trẻ thực hiện những nhiệm vụ quá sức, điều này sẽ khiến trẻ dễ bị nản lòng, dần dần chính bản thân bạn cũng trở nên mất kiên nhẫn. Bởi lẽ đó, bạn nên giao cho trẻ những công việc đơn giản như cất giày của con vào tủ, bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên trước sự tự giác của trẻ.
  • Hãy làm gương cho trẻ: Cách tốt nhất (và có lẽ là khó nhất) để thấm nhuần tinh thần trách nhiệm là chính bạn phải trở thành một hình mẫu tốt cho con. Khi bạn ý thức được hành động của chính mình, bé sẽ nhìn theo và học hỏi bạn, chẳng hạn như bạn đặt chìa khóa xe của bạn ở nơi chúng thuộc về thay vì trên bàn ăn và dọn dẹp chồng tạp chí của bạn thay vì để chúng trên ghế dài.

Sau khi con đảm nhận những nhiệm vụ nhỏ mà bạn đã giao, hãy chỉ cho con chính xác cách thực hiện chúng (ngày này qua ngày khác, ít nhất là trong một khoảng thời gian nhất định). Hãy hướng dẫn cho trẻ từ những điều nhỏ nhặt. Tuy nhiên, khi bạn dành quá nhiều thời gian để chứng minh cho trẻ cách thực hiện một nhiệm vụ, rất có thể nó trở thành vấn đề phức tạp với trẻ.

  • Dạy trẻ biết cách làm việc trước khi hưởng thụ: Trẻ cần phải nhận thức được rằng, con sẽ được chơi khi con hoàn thành xong việc của con. Hãy tỏ ra thân thiện và thực tế, đồng thời đừng quên thể hiện niềm vui mừng khi con hoàn thành xong việc được giao. Điều này giúp trẻ hiểu rằng, không phải bạn khó tính mà chỉ đơn giản là mong trẻ cư xử có trách nhiệm.
  • Biến công việc thành trò chơi: Trẻ rất thích khi được làm việc với không khí vui vẻ cùng với những người khác. Khi được cùng bạn tham gia vào những công việc hàng ngày như lấy đồ ra khỏi máy sấy, cất đồ vào giỏ sẽ giúp trẻ cảm thấy rất hứng thú. Bạn có thể làm theo sự dẫn dắt của trẻ và nhảy theo nhạc khi các bạn cùng nhau hút bụi hoặc chạy đua xem ai có thể xếp được nhiều khối hình nhất.
  • Hình thành thói quen sớm cho trẻ: Bố mẹ cần hình thành cho trẻ cách sống có trách nhiệm càng sớm càng tốt. Dạy con bỏ quần áo bẩn vào giỏ và dọn dẹp đồ chơi trong bồn mỗi lần tắm. Trẻ sẽ nhận thấy rằng công việc nhà là một phần của cuộc sống hàng ngày, không phải là thứ mà người lớn tự tạo ra theo ý thích.
  • Diễn đạt mọi thứ theo hướng tích cực: Jerry Wyckoff, một nhà tâm lý học gia đình và là đồng tác giả của Twenty Teachable Virtues, đã đề xuất sử dụng quy tắc để tạo ra trách nhiệm ở trẻ mẫu giáo. Theo Wyckoff, mỗi gia đình cần đặt ra những những quy tắc mà mọi người đều phải tuân theo. Vì vậy, thay vì đưa ra một tối hậu thư ("Nếu bạn không, thì bạn sẽ không"), quy tắc này sẽ giúp trẻ nhận ra khi con đã làm xong những gì con phải làm thì con sẽ được làm những điều mà con muốn.

Hình thành thói quen cho trẻ là điều rất quan trọng trong cuộc sống của trẻ bởi rất nhiều lý do. Trước hết, cần giúp con nhận thức được những công việc đơn giản như đánh răng trước khi đi ngủ, dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi xong,... Theo thời gian, trẻ sẽ hình thành và phát triển những thói quen tốt. Thông qua việc làm đi làm lại những công việc gia đình như giặt quần áo hoặc làm các bữa ăn đơn giản sẽ giúp trẻ học được các kỹ năng sống cơ bản.

  • Tạo không gian cho trẻ: Vì mục đích giải quyết vấn đề, bạn có thể muốn làm tất cả mọi việc cho trẻ như cất đồ cho trẻ, dọn bát đĩa của trẻ. Tuy nhiên, bạn nên cố gắng kiên nhẫn chờ đợi trẻ, hãy tập trung nhiều hơn vào nỗ lực của trẻ là thành tích thực tế của trẻ. Trẻ có thể không hoàn thành công việc một cách hoàn hảo, nhưng việc chỉ trích trẻ hoặc đồng ý làm công việc nhà giúp cho trẻ chỉ làm mất đi mong muốn giúp đỡ của trẻ.

Và hãy nhắc nhở bản thân rằng, khi được thực hành, trẻ sẽ có những hành động đúng, sống có trách nhiệm hơn với gia đình và người khác. Hãy thử diễn đạt các đề xuất của bạn theo cách khích lệ trẻ: "Con đã làm rất tốt công việc dọn dẹp của mình. Tuy nhiên, mẹ thích con đặt những chiếc đĩa bẩn của mình vào máy rửa bát, chứ không phải xếp chúng lên kệ.”

  • Cho trẻ có cơ hội được đóng góp vào lợi ích chung: Để trẻ sống trách nhiệm hơn, bạn cần cho trẻ thường xuyên đóng góp vào những công việc chung. Tìm những hành động tốt của trẻ và nhận xét về chúng, chẳng hạn như khi trẻ có hành động quan tâm đến em hoặc giúp đỡ những người bạn khác,... Khi những hành động tốt của trẻ được bạn đánh giá và ghi nhận đúng lúc, trẻ sẽ tiếp tục phát triển những hành vi đúng đắn.

Sự đóng góp của trẻ cũng sẽ tăng lên, kể cả trong và ngoài gia đình khi trẻ lớn lên. Bạn cần phải giáo dục trẻ về trách nhiệm chăm sóc bản thân và trách nhiệm đóng góp vào những công việc chung của gia đình.

Tuy nhiên, đừng quá thất vọng khi trẻ chưa có thái độ tích cực ngay từ đầu. Bởi đây là quá trình cần nhiều thời gian, bạn cần kiên nhẫn chờ đợi trẻ, điều này cần phải được phát triển từ từ theo những cách phù hợp với từng lứa tuổi.

  • Hãy để trẻ được tự làm: Bạn nên tạo cơ hội cho trẻ được tự làm ngay cả khi những việc trẻ làm không hoàn hảo, và đôi khi bạn vẫn phải làm lại. Trẻ luôn muốn được người khác công nhận mình là người giỏi giang, có thể tự làm tất cả mọi việc. Trẻ sẽ không thể cảm nhận được điều này nếu bạn giúp đỡ trẻ làm. Để giúp con khám phá niềm vui khi được làm việc, bạn có thể làm việc chung cùng con. Điều này còn quan trọng hơn cả việc hoàn thành nhiệm vụ nhanh chóng và hoàn hảo.
  • Trách nhiệm với hành động của mình: Đừng bắt trẻ phải xin lỗi bằng được khi trẻ làm em đau. Bởi điều này sẽ không giúp ích được gì cả và trẻ cũng không hiểu. Thay vì ép trẻ phải nói lời xin lỗi, bạn hãy lắng nghe cảm xúc của con để tìm ra lý do vì sao con lại hành động như vậy.

Sau khi trẻ đã bình tĩnh và cảm thấy tốt hơn, hãy hỏi trẻ xem con cần phải làm gì. Lúc này, trẻ sẽ dễ dàng nói ra lời xin lỗi em. Bạn có thể gợi ý cho trẻ một vài hành động chuộc lỗi khác như đọc sách cho em nghe, ôm em,... nếu trẻ cảm thấy xấu hổ. Điều này giúp trẻ nhận ra rằng trẻ phải sống có trách nhiệm với chính hành động của mình và phải biết sửa sai khi đã gây ra lỗi lầm.

  • Giữ thái độ bình tĩnh với trẻ: Sẽ có những lúc trẻ tỏ ra tức giận, cáu gắt và khiến mọi thứ trở nên rối tung lên. Đây là điều dễ hiểu bởi trẻ vẫn còn nhỏ, đừng ép trẻ trở thành một hình mẫu nào đó. Nếu như bỗng nhiên có một ngày trẻ không muốn làm bất cứ điều gì cả, đừng tỏ ra thất vọng hay tức giận, chỉ cần nhẹ nhàng nói với trẻ thực hiện những điều đúng đắn.
  • Dành cho trẻ những lời khen ngợi: Dành cho trẻ những lời khen ngợi đúng lúc sẽ giúp trẻ nhận ra rằng những nỗ lực của trẻ là quan trọng và được đánh giá cao. Hãy cụ thể những lời khen của bạn dành cho trẻ. Khi thích hợp, hãy chỉ ra chính xác nỗ lực của trẻ đã giúp ích cho người khác như thế nào.

Dành cho trẻ những lời khen ngợi đúng lúc sẽ giúp trẻ nhận ra rằng những nỗ lực của trẻ là quan trọng
Dành cho trẻ những lời khen ngợi đúng lúc sẽ giúp trẻ nhận ra rằng những nỗ lực của trẻ là quan trọng

Bên cạnh việc nuôi dưỡng cảm xúc cho trẻ, dạy trẻ có trách nhiệm với hành động của mình thì chăm sóc và cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn phát triển cũng rất quan trọng vì trẻ dễ gặp phải các vấn đề về hệ hô hấp, các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp, bệnh lý về da và nhiễm trùng đường tiêu hóa... Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Bài viết tham khảo nguồn: babycenter.com

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe