Đau lưng sau sinh là tình trạng phổ biến mà bà mẹ gặp phải sau khi sinh, với cơn đau bắt đầu trong vài giờ sau khi sinh và tiếp tục trong nhiều ngày, vài tuần hoặc vài tháng sau khi sinh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn nguyên nhân dẫn tới đau lưng sau khi sinh và cách giảm đau lưng sau sinh.
1. Nguyên nhân khiến tôi bị đau lưng sau sinh?
Trong quá trình mang thai, có rất nhiều thay đổi về thể chất có thể gây đau thắt lưng có thể góp phần gây ra đau lưng trong và sau khi sinh.
Ví dụ, trong khi mang thai, tử cung của bạn phải tăng kích thước, căng ra và làm yếu cơ bụng và thay đổi tư thế, gây căng cơ lưng. Tăng cân trong khi mang thai (và sau mang thai) không chỉ làm tăng khối lượng khiến cơ bắp của bạn phải làm việc nhiều hơn, mà còn làm tăng sức ép lên cho các khớp của bạn. Thêm vào đó, sự thay đổi nội tiết tố có thể làm lỏng các khớp và dây chằng của bạn. Thật không may, tất cả những thay đổi này sẽ không biến mất ngay khi bạn sinh con.
Ngoài ra, trong khi sinh bạn có thể đã sử dụng các cơ bắp mà bạn không thường sử dụng, do đó bạn có thể cảm thấy những tác động của quá trình sinh để trong một thời gian, đặc biệt là nếu bạn có chuyển dạ kéo dài hoặc gặp khó khăn trong quá trình chuyển dạ.
Các yếu tố khác diễn ra trong thời kỳ hậu sản. Nhiều bà mẹ mới vô tình làm cho vấn đề về lưng của họ trở nên tồi tệ hơn bằng cách không thực hiện tư thế đúng trong khi cho con bú. Và tình trạng kiệt sức và căng thẳng của việc chăm sóc trẻ sơ sinh 24/7 cũng có thể khiến bạn khó phục hồi sau tất cả những cơn đau nhức khi sinh con, bao gồm cả đau lưng.
Triệu chứng đau lưng thường được cải thiện hơn trong vòng một vài tháng sau khi sinh, mặc dù một số phụ nữ sẽ tiếp tục bị đau lâu hơn.
Nếu bạn bị đau lưng trước hoặc trong khi mang thai, bạn có nhiều khả năng bị đau lưng kéo dài hơn sau khi mang thai, đặc biệt là nếu tình trạng đau lưng nghiêm trọng hoặc bắt đầu tương đối sớm trong thai kỳ. Thừa cân cũng làm tăng nguy cơ đau lưng mãn tính.
2. Tôi có thể làm gì để điều trị đau lưng sau sinh?
Bạn nên cho bác sĩ biết về tình trạng đau lưng sau sinh của bạn càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ đề xuất các biện pháp tự chăm sóc phù hợp để bạn thử trước và đánh giá tình hình của bạn nếu bạn cần điều trị thêm. Các biện pháp khắc phục phổ biến dành cho bệnh đau lưng bao gồm:
Tập thể dục nhẹ nhàng
Khi lưng bạn bị đau, đi lại xung quanh nhà có thể là điều mà bạn cố gắng để làm, nhưng nó có thể là những gì cơ thể bạn cần.
Đầu tiên chọn một hình thức tập thể dục nhẹ nhàng, chẳng hạn như đi bộ. Miễn là bạn đi chậm và đi bộ ngắn trong vài tuần đầu, đi bộ là bài tập an toàn để bắt đầu gần như ngay lập tức sau khi sinh thường hoặc sinh mổ.
Khi bác sĩ của bạn nói đi bộ sẽ không sao, bạn nên tập bài tập nghiêng xương chậu (pelvic tilts) trở thành một phần của thói quen hàng ngày. Bạn cũng có thể bắt đầu dần dần thực hiện các bài tập nhằm mục đích tăng cường sức mạnh của cơ lưng và cơ bụng. Hãy thử các bài tập kéo dài nhẹ nhàng (stretching exercises) hoặc yoga, lưu ý bạn chỉ cần tập yoga tránh quá căng cơ hoặc các tư thế cực đoan. Và luôn luôn lắng nghe cơ thể của bạn. Nếu một vị trí trên cơ thể hoặc hoạt động/bài tập nào đó gây khó chịu, hãy dừng lại ngay.
Tư thế đúng
Hãy ghi nhớ những lời khuyên này trong khi thực hiện các hoạt động suốt cả ngày:
- Đứng và ngồi luôn thẳng lưng
- Hãy chú ý đến vị trí cơ thể của bạn khi cho bé ăn, cho dù bạn đang cho con bú hay bú bình. Chọn một chiếc ghế thoải mái với tay vịn, và sử dụng nhiều gối đặt sau lưng và cánh tay của bạn. Nếu bạn đang cho con bú, hãy cân nhắc mua một chiếc gối cho con bú đặt xung quanh bạn. Ngoài ra, hãy thử sử dụng chân để giữ cho bàn chân của bạn hơi nhón lên khỏi sàn.
- Học cách định vị bản thân đúng cách trong khi cho con bú và luôn đặt mặt bé đối diện với vú của bạn. Ngoài ra, bà mẹ cũng có thể các tư thế khác nhau cho con bú. Nếu bạn bị đau vai và đau lưng trên, tư thế nằm nghiêng có thể thoải mái nhất.
- Luôn quỳ gối xuống và nhặt đồ vật hay bế trẻ từ một vị trí thấp hơn, nhằm làm giảm thiểu áp lực lên lưng của bạn. Hãy để người khác bưng vác vật nặng, đặc biệt nếu bạn có sinh mổ.
Chăm sóc bản thân
Giảm đau nhức, căng thẳng và thường xuyên chăm sóc bản thân tốt có thể giúp bạn đối phó với chứng đau lưng. Ít nhất, nó có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn tạm thời.
- Ngâm mình trong bồn nước ấm.
- Sử dụng túi chườm nóng hoặc túi chườm lạnh đặt trên vùng đau. Lưu ý bạn nên dùng thêm một tấm khăn che vùng da sẽ chườm để bảo vệ làn da của bạn.
- Mát-xa để làm giãn cơ bắp, vai bị căng và đau thắt lưng.
- Tìm hiểu các kỹ thuật thư giãn. Các kỹ thuật này có thể giúp bạn đối phó với sự khó chịu và có thể đặc biệt hữu ích khi đi ngủ.
Các biện pháp khác mà bạn cũng có thể muốn xem xét:
- Dùng ibuprofen hoặc acetaminophen. Bạn không nên dùng nhiều hơn mức khuyến nghị và nói chuyện với bác sĩ nếu bạn thấy bạn cần dùng thuốc nhiều hơn thông thường hoặc nếu thuốc không có tác dụng.
- Vật lý trị liệu: Một nhà trị liệu vật lý có thể dạy hướng dẫn bạn các bài tập để giảm hoặc ngăn ngừa đau thắt lưng.
- Phương pháp điều trị thay thế, chẳng hạn như châm cứu hoặc chăm sóc thần kinh cột sống. Có một số bằng chứng cho thấy những liệu pháp này có thể giúp giảm đau.
3. Các dấu hiệu nguy hiểm
Liên hệ với bác sĩ hoặc đến cơ sở Y tế ngay nếu bạn có:
- Tình trạng đau lưng nghiêm trọng, liên tục hoặc ngày càng tồi tệ hơn.
- Đau lưng do chấn thương hoặc kèm theo sốt.
- Bạn bị mất cảm giác ở một hoặc cả hai chân hoặc bạn đột nhiên cảm thấy không phối hợp được các phần cơ thể hoặc cảm thấy yếu cơ.
- Bạn mất cảm giác ở mông, háng hoặc vùng sinh dục (bao gồm cả bàng quang hoặc hậu môn). Điều này có thể làm cho bạn khó đi tiểu hoặc đi đại tiện hoặc gây đại tiểu tiện không tự chủ.
Sau 9 tháng 10 ngày mang nặng, thai phụ bước vào cuộc đẻ và phải đối mặt với mức độ đau đẻ được so sánh với gãy 20 cái xương sườn cùng lúc. Để cuộc đẻ diễn ra suôn sẻ, an toàn, thai phụ cần hiểu rõ:
- Quy trình cuộc chuyển dạ diễn ra như thế nào, thường kéo dài trong bao lâu để có hướng sinh thường hay sinh mổ, bảo vệ sức khỏe cho thai nhi.
- Các phương pháp giảm đau trong khi sinh, hạn chế đau đớn và giải tỏa áp lực tâm lý khi chuyển dạ.
- Cách rặn và thở khi sinh thường đúng cách để cuộc chuyển dạ diễn ra nhanh chóng, thai phụ không mất sức khi sinh.
- Cách kiểm soát các cơn co tử cung sau sinh trong thời gian ngắn nhất.
- Cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn không gây nhiễm trùng và biến chứng nguy hiểm.
- Tái khám sau sinh sớm để phát hiện những bất thường nguy hiểm như sót nhau, sót gạc.
- Chăm sóc trẻ sơ sinh đến khi đầy tháng khỏe mạnh.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: babycenter.com