Đau khớp ngón tay cái: Nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả

Đau khớp ngón tay cái có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Do đó, việc lựa dụng các phương pháp điều trị phù hợp sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể. Tuy nhiên, bác sĩ thường sẽ chỉ định sử dụng thuốc giảm đau hoặc khuyến khích bệnh nhân tham gia trị liệu vật lý để cải thiện khả năng vận động và làm giảm bớt cơn đau. 

Bài viết của Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương - Bác sĩ nội soi tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

1. Nguyên nhân gây đau khớp ngón tay cái

Một số nguyên nhân có thể gây đau đốt ngón tay cái bao gồm:

  • Viêm khớp dạng thấp: Lớp sụn bên trong khớp ngón tay cái bị phá vỡ khi chúng ta già đi, có thể dẫn đến tình trạng viêm đau khớp ngón tay cái. Những biểu hiện khác do viêm khớp dạng thấp gây ra bao gồm: ngón tay cái mất khả năng cầm nắm và di chuyển.
  • Hội chứng ống cổ tay: Đau đốt ngón tay cái có thể là một biểu hiện của hội chứng ống cổ tay. Bệnh nhân sẽ thấy yếu, tê, ngứa, bỏng rát ở cổ tay, ngón tay hoặc khớp bàn tay.
  • Ngón tay cái bị thương hoặc bong gân: Tình trạng bong gân ở ngón tay cái, ngón cái bị kẹt và bệnh "ngón cái của người trượt tuyết" là hệ quả của việc dây chằng ở ngón tay cái bị tổn thương. Những chấn thương này thường xảy ra khi chơi thể thao hoặc sau tai nạn, dẫn tới đau khớp. Bên cạnh đó, ngón tay cái bị bong gân cũng có thể dẫn đến sưng và cứng khớp. 
Trật khớp, bong gân cũng là nguyên nhân gây đau đốt ngón tay cái.
Trật khớp, bong gân cũng là nguyên nhân gây đau đốt ngón tay cái.

2. Cách chẩn đoán

Nếu bệnh nhân thấy đau nhẹ và tình trạng đau khớp ngón tay cái không gây ảnh hưởng đáng kể đến khả năng di chuyển của khớp ngón tay, người bệnh có thể nghỉ ngơi một thời gian để cải thiện triệu chứng đau.  

Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài, nghiêm trọng và đi kèm với các biểu hiện như: nhiều khớp ngón tay bị đau, cảm giác châm chích ở ngón tay và bàn tay, hoặc hình thành cục u ở ngón tay, thì bệnh nhân cần đi khám sớm.

Việc chẩn đoán tình trạng đau khớp ngón tay cái được thực hiện qua nhiều phương pháp khác nhau, tùy thuộc vào triệu chứng của bệnh nhân. Các phương pháp phổ biến để chẩn đoán bao gồm:

  • Chụp X-quang để xem xét cấu trúc xương.
  • Kiểm tra hội chứng ống cổ tay, bao gồm dấu hiệu Tinel (kiểm tra thần kinh) và kiểm tra dẫn truyền thần kinh.
  • Siêu âm để đánh giá tình trạng các dây thần kinh có bị viêm hay phình to không.
  • Chụp MRI để xem giải phẫu cổ tay và khớp ngón tay cái của bệnh nhân.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm khác như xét nghiệm phân tích tế bào máu, xét nghiệm CRP, Beta Crosslaps, canxi, axit uric, để đánh giá tình trạng tổng thể.

3. Phương pháp điều trị  

3.1 Biện pháp khắc phục tại nhà

Nếu bệnh nhân thấy đau do chấn thương mô mềm, vận động hoặc duỗi tay quá mức, thì hãy để ngón tay cái nghỉ ngơi một thời gian. Bệnh nhân cũng có thể chườm đá vào vùng khớp bị đau nếu thấy vị trí đó sưng lên.

Trong trường hợp nếu bệnh nhân đang điều trị hội chứng ống cổ tay hoặc mất khả năng cầm nắm, bác sĩ có thể đề xuất bệnh nhân đeo nẹp vào ban đêm để ổn định các dây thần kinh bị nén ở cổ tay.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể uống thuốc không kê đơn để trị đau khớp ngón tay cái như thuốc NSAIDs, chẳng hạn ibuprofen (Advil, Motrin), naproxen (Aleve) hoặc acetaminophen (Tylenol). 

Bệnh nhân cũng có thể uống thuốc không kê đơn để trị đau khớp ngón tay cái.
Bệnh nhân cũng có thể uống thuốc không kê đơn để trị đau khớp ngón tay cái.

3.2 Điều trị y tế  

Nếu các biện pháp khắc phục tại nhà không mang lại hiệu quả, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế để được điều trị. Các phương pháp điều trị có thể đến như vật lý trị liệu, sử dụng thuốc giảm đau tại chỗ, thuốc giảm đau theo toa, phẫu thuật,...

3.2.1 Điều trị y tế không cần phẫu thuật

  • Bệnh nhân cần tuân thủ liều lượng và cách sử dụng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ để giảm triệu chứng đau khớp ngón tay cái. Tránh tự ý mua và sử dụng thuốc để không gây ra biến chứng nghiêm trọng.
  • Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu có thể được thực hiện nhằm hỗ trợ cho việc tái tạo và phục hồi các mô bị tổn thương.
  • Đảm bảo rằng ngón tay cái được nghỉ ngơi đầy đủ để phục hồi nhanh chóng.
  • Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu nhằm khôi phục chức năng di chuyển và sự linh hoạt của khớp ngón tay cái.
  • Nẹp ngón tay cũng có thể được thực hiện trong một số trường hợp cần thiết để tránh biến dạng khớp và giảm đau khớp ngón tay cái.

3.2.2  Điều trị y tế cần phẫu thuật

Trong trường hợp đau khớp ngón tay cái trở nên nghiêm trọng, các bác sĩ có thể can thiệp phẫu thuật như sau:

  • Hàn xương: Phẫu thuật này nhằm mục đích giảm đau và ngăn ngừa khớp ngón tay bị biến dạng.
  • Thay khớp nhân tạo: Trong những trường hợp khớp bị viêm nặng, bác sĩ có thể thay thế khớp của bệnh nhân bằng khớp nhân tạo.

Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân cần bó bột hoặc nẹp ngón tay trong khoảng thời gian được chỉ định. Sau khoảng 6 tuần, bệnh nhân có thể tháo bột hoặc tháo nẹp và tiến hành các bài tập trị liệu nhất định để khôi phục tính linh hoạt cho ngón tay.

Nhìn chung, đau khớp ngón tay cái có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số trường hợp có thể tự điều trị tại nhà bằng cách nghỉ ngơi và sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn cho đến khi vết thương hồi phục.  

Tuy nhiên, các nguyên nhân khác như viêm khớp và hội chứng ống cổ tay cần sự can thiệp điều trị y tế. Nếu bệnh nhân thấy đau ở bất kỳ phần nào của ngón tay cái, hãy liên lạc với bác sĩ để được tư vấn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng. 

Tài liệu tham khảo:

  • De Quervain's tendinosis. (n.d.). orthoinfo.aaos.org/en/diseases--conditions/de-quervains-tendinosis/
  • LeBlanc KE, et al. (2011). Carpal tunnel syndrome. aafp.org/afp/2011/0415/p952.html
  • Mayo Clinic Staff. (2017). Carpal tunnel syndrome. mayoclinic.org/diseases-conditions/carpal-tunnel-syndrome/symptoms-causes/syc-20355603
  • Mayo Clinic Staff. (2018). Thumb arthritis. mayoclinic.org/diseases-conditions/thumb-arthritis/symptoms-causes/syc-20378339
  • Soft tissue injury: Thumb. (n.d.). hey.nhs.uk/patient-leaflet/soft-tissue-injury-thumb/
Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe