Nếu không được điều trị sớm nhất có thể, da bị hoại tử rất dễ để lại những biến chứng nguy hiểm như cắt bỏ 1 phần cơ thể để dành sự sống, các mô bị nhiễm trùng có thể gây ra sẹo hoặc phẫu thuật tái tạo. Do đó, nhận biết dấu hiệu vết thương bị hoại tử sẽ giúp người bệnh phòng ngừa được các biến chứng nguy hiểm trên..
1. Hoại tử là gì?
Hoại tử là thuật ngữ y khoa được dùng để chỉ tình trạng nhiễm trùng. Nguyên nhân gây ra hoại tử bao gồm:
- Thiếu oxy nuôi máu: Bản chất máu có vai trò cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho cơ thể. Vùng da bị cung cấp thiếu máu sẽ khiến các vết thương lâu lành và dẫn tới hoại tử.
- Tổn thương về hóa học.
- Tổn thương về vật lý.
- Men phân huỷ tế bào do cơ thể tiết ra làm tiêu huỷ cấu trúc mô của cơ thể, từ đó tạo cơ hội cho vi trùng tấn công rồi nhanh chóng lan ra xung quanh để vào máu và đi khắp cơ thể người bệnh.
2. Dấu hiệu vết thương bị hoại tử
Dấu hiệu vết thương bị hoại tử sẽ tùy thuộc từng loại như sau:
- Hoại tử khô:
- Da khô và co rút, chuyển từ màu xanh sang màu đen rồi bong ra.
- Da có cảm giác tê, lạnh.
- Có thể bị đau hoặc không.
- Sốt cao.
- Hoại thư ướt:
- Có cảm giác đau ở vùng da bị nhiễm trùng.
- Da chuyển màu từ đỏ sang nâu và cuối cùng bị đen lại.
- Có mụn nước hoặc vết loét tiết ra dịch có mùi rất hôi.
- Mệt mỏi, sốt.
- Khi nhấn vào vùng da bị tổn thương thấy có tiếng do sự di chuyển của dịch hoặc mủ phát ra.
3. Điều trị vết thương bị hoại tử
Việc điều trị vết thương bị hoại tử sẽ tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ, vị trí, sức khỏe và thời gian bạn có vết thương. Bác sĩ sẽ lựa chọn và các cách điều trị da bị hoại tử như:
- Thuốc sẽ để điều trị nhiễm trùng, giảm đau và phù nề.
- Chăm sóc và làm sạch vết thương. Có thể dùng phương pháp hút chân không để chữa lành vết thương.
- Liệu pháp oxy Hyperbaric (HBO) giúp tăng oxy cho các mô lành lại nhanh hơn.
- Phẫu thuật có thể cần thiết để làm sạch vết thương hoặc loại bỏ mô bị nhiễm trùng, mô chết. Phẫu thuật cũng có thể cần thiết để loại bỏ dị vật gây hoại tử vết thương.
4. Biện pháp phòng ngừa hoại tử da
Nếu không được điều trị sớm nhất có thể, da bị hoại tử rất dễ để lại những biến chứng nguy hiểm, điển hình là:
- Vi khuẩn sẽ nhanh chóng lây lan đến mô và cơ quan khác, thậm chí có trường hợp phải cắt bỏ 1 phần cơ thể để dành sự sống.
- Việc điều trị và loại bỏ các mô bị nhiễm trùng có thể gây ra sẹo hoặc phẫu thuật tái tạo.
Những biến chứng này cho thấy chứng hoại tử da rất nguy hiểm. Để phòng tránh được nguy cơ phát triển của các biến chứng ấy, người bệnh cần:
- Đối với người bệnh tiểu đường: Thường xuyên kiểm tra chân tay của mình để tìm vết loét và vết cắt. Vùng này có thể phát sinh dấu hiệu nhiễm trùng với các dấu hiệu như đỏ, sưng hoặc chảy dịch.
- Giảm cân phù hợp: Người bị béo phì vừa dễ mắc tiểu đường vừa khiến cho động mạch chịu áp lực lớn nên co thắt lưu lượng máu và tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.
- Không hút thuốc lá vì nó có thể dẫn đến hỏng mạch máu.
- Khi có vết thương trên da, hãy xoa nhẹ xà phòng với nước và cố gắng giữ cho chân tay khô ráo cho đến khi vết thương lành hẳn.
- Nếu thấy da tê cóng thì chứng tỏ nó có thể bị hoại thư vì lúc này lưu thông máu ở khu vực bị ảnh hưởng giảm đi rõ rệt. Nếu thấy da tê, lạnh và nhợt nhạt sau khi tiếp xúc lâu với môi trường nhiệt độ lạnh thì cần gọi bác sĩ càng sớm càng tốt.
Mong rằng những chia sẻ trên đây có thể giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về hoại tử da để nhận biết sớm tình trạng này, kịp thời đến cơ sở y tế uy tín để được xử trí hiệu quả.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.