Dấu hiệu nhận biết các bệnh lý tuyến giáp: Cách phát hiện sớm và điều trị hiệu quả

Cùng tìm hiểu những dấu hiệu nhận biết các bệnh lý tuyến giáp phổ biến để có thể phát hiện sớm và điều trị hiệu quả, tránh những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe.

Các bệnh lý tuyến giáp ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người nhưng dấu hiệu nhận biết thường rất mơ hồ. Việc nhận biết sớm các bệnh lý tuyến giáp để điều trị kịp thời là vô cùng cần thiết. Hãy cùng tìm hiểu các triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh tuyến giáp qua bài viết dưới đây.

Bệnh lý tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết nhỏ, hình cánh bướm nằm ở phía trước cổ, có vai trò quan trọng trong việc điều hòa quá trình trao đổi chất, sản xuất hormone giúp kiểm soát nhịp tim, nhiệt độ cơ thể và cân nặng.

Chức năng chính của tuyến giáp là sản xuất hai loại hormone thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3), giúp duy trì hoạt động bình thường của các cơ quan trong cơ thể. Khi tuyến giáp gặp vấn đề, nó có thể sản xuất quá mức hoặc quá ít hormone, gây ra các bệnh lý tuyến giáp.

Siêu âm tuyến giáp định kỳ theo dõi hoạt động bình thường của tuyến giáp.
Siêu âm tuyến giáp định kỳ theo dõi hoạt động bình thường của tuyến giáp.

Tầm quan trọng của tuyến giáp

Tuyến giáp đóng vai trò thiết yếu đối với sức khỏe toàn diện của cơ thể. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến:

  • Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng: Điều chỉnh tốc độ chuyển hóa, quyết định cơ thể đốt cháy calo nhanh hay chậm.
  • Hoạt động của tim mạch: Điều hòa nhịp tim, lưu lượng máu và nhiệt độ cơ thể.
  • Phát triển não bộ và hệ thần kinh: Đặc biệt quan trọng ở trẻ nhỏ, hormone tuyến giáp góp phần quyết định sự phát triển trí tuệ và thể chất.
  • Cân bằng nội tiết tố: Ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và khả năng sinh sản của phụ nữ.
  • Duy trì cân nặng và tiêu hóa: Rối loạn tuyến giáp có thể dẫn đến tăng cân hoặc sụt cân bất thường.
     
Ảnh minh họa: Tuyến giáp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể của cơ thể
Ảnh minh họa: Tuyến giáp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể của cơ thể

Các bệnh lý tuyến giáp phổ biến

Bệnh tuyến giáp khá phổ biến và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Dưới đây là các bệnh thường gặp:

Cường giáp

Cường giáp là tình trạng tuyến giáp sản xuất quá mức hormone T3(*) và T4(*) dẫn đến sự rối loạn trong các chức năng cơ thể. Đây là một bệnh lý phổ biến và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân: Cường giáp có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, như:

  • Bệnh Basedow (hay Graves): một bệnh tự miễn gây ra sự tăng trưởng bất thường của tuyến giáp.
  • Viêm tuyến giáp: tuyến giáp bị viêm, gây rối loạn trong việc sản xuất hormone.
  • U tuyến giáp hoạt động quá mức: các u nhỏ phát triển trong tuyến giáp và tiết ra quá nhiều hormone.

Các bệnh lý tuyến giáp này đều có thể dẫn đến sự mất cân bằng hormone trong cơ thể, ảnh hưởng nhiều đến chức năng sinh lý và sức khỏe cơ xương khớp của người bệnh.

Triệu chứng: Các triệu chứng của cường giáp thường gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, bao gồm: 

  • Giảm cân đột ngột, mặc dù người bệnh ăn uống bình thường
  • Nhịp tim nhanh, hồi hộp. Thậm chí có thể cảm thấy lo âu.
  • Run tay, không kiểm soát được các cử động tay.
  • Đổ mồ hôi nhiều, khó ngủ
Ảnh minh họa: Nữ bệnh nhân có sự mở rộng bất thường của tuyến giáp Cường giáp.
Ảnh minh họa: Nữ bệnh nhân có sự mở rộng bất thường của tuyến giáp Cường giáp.

Suy giáp

Suy giáp là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ hormone T3(*) và T4(*), làm giảm chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể. Đây là bệnh lý tuyến giáp phổ biến ở phụ nữ, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên suy giáp, như:

  • Viêm tuyến giáp Hashimoto - một bệnh tự miễn mà hệ thống miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào tuyến giáp, làm giảm khả năng sản xuất hormone.
  • Thiếu i-ốt, vì i-ốt là thành phần thiết yếu để tuyến giáp sản xuất hormon.
  • Sử dụng thuốc làm giảm hoạt động của tuyến giáp sau khi phẫu thuật cắt tuyến hoặc điều trị cường giáp quá mức.

Bệnh lý tuyến giáp này cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nghiêm trọng.

Triệu chứng: Cách nhận biết thông qua triệu chứng, bao gồm:

  • Tăng cân dù ăn uống bình thường
  • Mệt mỏi, chậm chạp, mất năng lượng và giảm khả năng làm việc
  • Da khô, tóc rụng và giọng nói khàn
  • Một triệu chứng khác là táo bón, do sự suy giảm chức năng của hệ tiêu hóa.
Ảnh minh họa: Suy giáp - một bệnh lý phổ biến ở phụ nữ.
Ảnh minh họa: Suy giáp - một bệnh lý phổ biến ở phụ nữ.

Bướu cổ

Bướu cổ là tình trạng tuyến giáp phình to bất thường, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mặc dù bướu cổ thường không phải là một bệnh lý tuyến giáp nghiêm trọng, nhưng nếu không được điều trị, nó có thể dẫn đến các vấn đề về hô hấp và nuốt.

Nguyên nhân: Bệnh này hình thành do nhiều yếu tố:

  • Thiếu i-ốt, khiến tuyến giáp phải làm việc vất vả hơn để sản xuất đủ hormone, dẫn đến việc tuyến giáp phình to.
  • Rối loạn miễn dịch cũng có thể gây ra bướu cổ, trong đó hệ miễn dịch tấn công tuyến giáp và gây viêm.
  • Bệnh Basedow, một bệnh tự miễn, cũng là nguyên nhân gây bướu cổ, khi tuyến giáp bị kích thích quá mức.

Triệu chứng: Các triệu chứng của bướu cổ, bao gồm:

  • Sưng ở vùng cổ, có thể dễ dàng nhận thấy khi nhìn vào vùng cổ.
  • Bệnh nhân cũng có thể gặp phải tình trạng khó nuốt, khó thở, vì tuyến giáp phình to có thể chèn ép vào thực quản và khí quản.
  • Khàn giọng và cảm giác vướng ở cổ .
Ảnh minh họa: Tình trạng tuyến giáp phình to bất thường
Ảnh minh họa: Tình trạng tuyến giáp phình to bất thường

Ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp là một bệnh lý ác tính xảy ra khi các tế bào tuyến giáp phát triển không kiểm soát, tạo thành khối u có thể lan rộng ra các bộ phận khác trong cơ thể. Mặc dù ung thư tuyến giáp là bệnh lý hiếm gặp, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị sớm, nó có thể gây nguy hiểm.

Nguyên nhân: Về cơ bản, ung thư tuyến giáp thường hình thành bởi các nguyên nhân sau:

  • Yếu tố di truyền
  • Tiếp xúc phóng xạ trong quá khứ, đặc biệt là khi điều trị ung thư bằng xạ trị.
  • Các rối loạn gen cũng có thể dẫn đến sự phát triển không kiểm soát của tế bào tuyến giáp.

Triệu chứng:

  • Xuất hiện các khối u ở cổ, có thể sờ thấy khi khám hoặc tự phát hiện.
  • Đau họng kéo dài, khó thở, và cảm giác nuốt vướng khi ăn hoặc uống.
  • Giọng nói thay đổi, có thể trở nên khàn hoặc mất tiếng bất thường.
Ung thư tuyến giáp là một bệnh lý ác tính xảy ra khi các tế bào tuyến giáp phát triển không kiểm soát
Ung thư tuyến giáp là một bệnh lý ác tính xảy ra khi các tế bào tuyến giáp phát triển không kiểm soát

Dấu hiệu nhận biết các bệnh lý tuyến giáp

Bệnh lý tuyến giáp thường diễn tiến âm thầm nhưng lại gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe. Việc nhận diện sớm các dấu hiệu bệnh lý tuyến giáp giúp can thiệp kịp thời và ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm. 

Một trong những dấu hiệu đầu tiên cần chú ý là sự thay đổi cân nặng bất thường. Đối với người mắc cường giáp, họ có thể giảm cân đột ngột dù chế độ ăn uống không thay đổi hoặc thậm chí ăn nhiều hơn. Ngược lại, ở những người mắc suy giáp, cân nặng có thể tăng lên mà không rõ nguyên nhân, dù chế độ ăn uống và sinh hoạt không có sự thay đổi.

Mệt mỏi kéo dài và yếu cơ: Nếu mắc cường giáp, bạn sẽ cảm thấy bồn chồn, khó chịu, và mất ngủ. Trong khi đó, suy giáp khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức và tay chân yếu, khó khăn trong các hoạt động thường ngày.

Rối loạn giấc ngủ cũng: Những người mắc cường giáp thường gặp khó khăn trong việc ngủ, dễ bị tỉnh giấc giữa đêm. Ngược lại, suy giáp khiến người bệnh ngủ li bì, luôn cảm thấy buồn ngủ và không thể tỉnh táo trong suốt cả ngày.

Thay đổi nhịp tim bất thường: Người bị cường giáp có thể trải qua cảm giác tim đập nhanh, mạnh, hồi hộp. Trong khi đó, người bị suy giáp có nhịp tim chậm hơn bình thường, gây cảm giác mệt mỏi và thiếu năng lượng.

Một dấu hiệu rõ ràng khác là sự thay đổi ở vùng cổ. Khi tuyến giáp gặp vấn đề, bạn có thể cảm thấy sưng, phồng ở phía trước cổ, đây là dấu hiệu của bướu cổ. Ngoài ra, nếu có cảm giác nghẹn, khó nuốt hoặc khàn giọng kéo dài, bạn cũng cần chú ý đến khả năng mắc bệnh lý tuyến giáp.

Vấn đề về trí nhớ và tâm lý cũng có thể là những dấu hiệu không thể bỏ qua. Người mắc suy giáp thường gặp tình trạng hay quên, khó tập trung và cảm thấy chậm chạp. Ngược lại, người mắc cường giáp thường xuyên cảm thấy lo âu, dễ kích động và khó kiểm soát cảm xúc.

Cuối cùng, biến đổi về da và tóc là một triệu chứng rõ rệt. Người mắc suy giáp có thể gặp phải tình trạng da khô, tái xanh và tóc rụng nhiều. Trong khi đó, người mắc cường giáp sẽ thấy da ẩm, dễ đổ mồ hôi, và tóc mỏng yếu hơn.

Sưng, phồng ở phía trước cổ, đây là dấu hiệu của bướu cổ.
Sưng, phồng ở phía trước cổ, đây là dấu hiệu của bướu cổ.

Những dấu hiệu này có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc cùng lúc, gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Do đó, nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào kể trên, hãy chủ động thăm khám và chẩn đoán sớm.

Yếu tố gây ra bệnh lý tuyến giáp

Bệnh lý tuyến giáp có thể do nhiều yếu tố khác nhau gây ra, bao gồm cả yếu tố di truyền, môi trường và các bệnh lý tự miễn. Dưới đây là một số yếu tố chính góp phần vào sự phát triển của các bệnh lý tuyến giáp:

Do di truyền và yếu tố gia đình

Bệnh lý tuyến giáp có thể liên quan đến yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình bạn có người mắc các bệnh về tuyến giáp như cường giáp, suy giáp, nguy cơ bạn mắc bệnh cũng sẽ cao hơn.

Do môi trường và thói quen sống

Dinh dưỡng: Việc thiếu hụt hoặc thừa i-ốt đều có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp. Một chế độ ăn uống không cân bằng có thể dẫn đến rối loạn tuyến giáp.

Hóa chất: Thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại, đặc biệt là các chất BPA (có trong nhựa) và chất phóng xạ, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Nguyên nhân khác dẫn tới bệnh lý tuyến giáp

Ngoài di truyền và thói quen sống, một số nguyên nhân khác như căng thẳng kéo dài, rối loạn miễn dịch hoặc tác dụng phụ của thuốc cũng có thể gây ra bệnh lý tuyến giáp.
 

Chế độ ăn uống không cân bằng có thể dẫn đến rối loạn tuyến giáp.
Chế độ ăn uống không cân bằng có thể dẫn đến rối loạn tuyến giáp.

Chẩn đoán bệnh lý tuyến giáp

Chẩn đoán bệnh lý tuyến giáp thường bao gồm một số phương pháp và xét nghiệm để xác định chức năng của tuyến giáp và phát hiện các rối loạn liên quan. Thông thường, bệnh lý tuyến giáp được xác định qua các phương pháp sau:

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ kiểm tra vùng cổ để tìm kiếm các dấu hiệu bất thường như bướu cổ hoặc hạch to. Việc khám lâm sàng giúp bước đầu xác định nguy cơ mắc bệnh. Để tầm soát các bệnh lý tuyến giáp chính xác và tiện lợi, bạn có thể đăng ký khám tại đây.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu giúp đo lường nồng độ hormone tuyến giáp (TSH, T3, T4) để đánh giá chức năng tuyến giáp của bạn.
  • Siêu âm tuyến giáp: Phương pháp này giúp xác định kích thước, hình dạng và các khối u bất thường tại tuyến giáp. Tìm hiểu thêm về siêu âm Doppler mạch máu tuyến giáp
  • Sinh thiết: Sinh thiết tuyến giáp thường được thực hiện nếu bác sĩ phát hiện thấy các khối u bất thường để kiểm tra xem có tế bào ung thư hay không.
     

Cách phòng ngừa bệnh lý tuyến giáp

Phòng ngừa bệnh lý tuyến giáp có thể được thực hiện thông qua một số biện pháp đơn giản để duy trì sức khỏe tuyến giáp và ngăn ngừa các yếu tố gây bệnh. Một số cách phòng ngừa hiệu quả có thể áp dụng như sau:

  • Chế độ ăn uống: Bổ sung đủ i-ốt qua các thực phẩm như rong biển, cá biển, trứng và sữa. Hạn chế ăn quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn.
  • Sức khỏe định kỳ: Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm các bất thường của tuyến giáp.
  • Thói quen sống: Tránh căng thẳng kéo dài, ngủ đủ giấc và duy trì cân nặng hợp lý.
  • Chế độ sinh hoạt: Hạn chế tiếp xúc với các chất độc hại, tập thể dục đều đặn để tăng cường sức khỏe tổng thể.

Các phương pháp điều trị bệnh lý tuyến giáp

Các bệnh lý tuyến giáp hình thành nhân có thể được phát hiện qua thăm khám lâm sàng kết hợp siêu âm và xét nghiệm chuyên sâu. Tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp điều trị tuyến giáp thường được áp dụng:

  • Thyroxin: Giảm kích thước nhân, hiệu quả chậm, phù hợp với khối nhân nhỏ.
  • Iod phóng xạ: Điều trị nhân tuyến giáp hoặc ung thư, có thể gây đau họng, mệt mỏi.
  • Phẫu thuật: Cắt bỏ khối u lớn nhưng có thể để lại sẹo và rủi ro hậu phẫu.
  • Laser: Không đau, không sẹo, nhanh hồi phục, áp dụng cho nhân lành tính.
  • Đốt sóng cao tần (RFA): Giảm kích thước u nhanh chóng, an toàn, thẩm mỹ, phù hợp với nhân lớn hơn 20mm.

Tầm quan trọng của việc nhận diện sớm các dấu hiệu bệnh lý tuyến giáp

Bệnh lý tuyến giáp là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến, chính vì vậy nắm rõ dấu hiệu nhận biết bệnh lý tuyến giáp là vô cùng quan trọng, giúp bạn:

Phát hiện và điều trị kịp thời: Giảm thiểu nguy cơ biến chứng ảnh hưởng đến tim mạch, thần kinh và quá trình trao đổi chất.

Ngăn chặn bệnh tiến triển nặng: Kiểm soát tốt các triệu chứng, tránh suy giáp hoặc cường giáp kéo dài.

Duy trì sức khỏe tổng thể: Giúp bạn sống khỏe, làm việc hiệu quả và tinh thần luôn thoải mái.

Việc chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ chính là cách tốt nhất để bảo vệ tuyến giáp. Nếu bạn nhận thấy dấu hiệu nhận biết các bệnh lý tuyến giáp, đặt lịch khám ngay hôm nay để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn và theo dõi tình trạng sức khỏe của bạn!
 

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe