Đau đầu, khi nào cần chụp CT và MRI?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ nội trú Trần Đức Tuấn - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Bác sĩ đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh và can thiệp nội và ngoại mạch máu.

Đau đầu là các cơn đau xuất hiện ở đầu hoặc trên cổ. Hai loại đau đầu thường gặp nhất là đau đầu nguyên phát và đau đầu thứ phát. Để xác định nguyên nhân đau đầu, bác sĩ có thể đề nghị chụp CT, MRI. Tuy nhiên, các thủ thuật này cần được thực hiện trong một số trường hợp và cần có những lưu ý đặc biệt trước khi tiến hành.

1. Những điều cần biết về các cơn đau đầu

Đau đầu là đau ở đầu hoặc trên cổ. Chúng có thể là cơ đau nguyên phát (không liên quan đến tình trạng sức khỏe) hoặc thứ phát (do chấn thương hoặc tình trạng sức khỏe khác gây ra).

Đau đầu nguyên phát bao gồm: Căng thẳng, đau nửa đầu và đau đầu cụm.

  • Đau đầu do căng thẳng bao gồm áp lực và căng tức như dải bắt đầu ở phía sau đầu và phần trên cổ, dần dần bao quanh đầu.
  • Đau đầu cụm là những cơn đau đầu xảy ra theo nhóm, hoặc cụm, trong khoảng thời gian vài tuần hoặc vài tháng cách nhau bằng khoảng thời gian không đau đầu trong vài tháng hoặc vài năm. Trong giai đoạn đau đầu, người bị đau đầu từng cơn sẽ trải qua nhiều cơn đau trong ngày, mỗi cơn kéo dài từ 30 đến 90 phút. Những cơn đau này, thường xảy ra vào cùng một thời điểm trong ngày, bao gồm đau buốt, xuyên thấu xung quanh hoặc sau một bên mắt, chảy nước mắt và nghẹt mũi.

Bạn xuất hiện các triệu chứng đau dữ dội, đau nhói một bên đầu có thể là tình trạng đau nửa đầu
Bạn xuất hiện các triệu chứng đau dữ dội, đau nhói một bên đầu có thể là tình trạng đau nửa đầu
  • Đau nửa đầu gây ra những cơn đau dữ dội, đau nhói, thường ở một bên đầu. Buồn nôn, nôn mửa và nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh và gắng sức thường đi kèm với chứng đau nửa đầu, có thể kéo dài vài giờ hoặc đến ba ngày. Một số người bị chứng đau nửa đầu gặp phải tình trạng rối loạn thị giác được gọi là ánh hào quang trước khi bắt đầu cơn đau nửa đầu.

Hầu hết các cơn đau đầu không phải là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên, chúng ta nên thăm khám bác sĩ nếu có các biểu hiện như các cơn đau trở nên nghiêm trọng hoặc bất thường, không đáp ứng với điều trị và xấu đi theo thời gian, thường xuyên tái phát hoặc kèm theo chấn thương, co giật, nôn mửa, sốt, thay đổi lời nói, thị lực hoặc hành vi. Một số người thỉnh thoảng bị đau đầu và giải quyết nhanh chóng, trong khi những người khác bị đau thường xuyên và suy nhược.

2. Chẩn đoán và đánh giá đau đầu

Để chẩn đoán nguyên nhân đau đầu và loại trừ các tình trạng bệnh lý tiềm ẩn, bác sĩ sẽ thu thập tiền sử bệnh nhân và tiến hành kiểm tra thần kinh. Kiểm tra chẩn đoán có thể bao gồm các xét nghiệm hình ảnh sau:

2.1 Chụp CT đầu

Chụp cắt lớp vi tính (CT) kết hợp thiết bị X-quang đặc biệt với máy tính để tạo ra hình ảnh bên trong cơ thể. Các bác sĩ cũng sử dụng phương thức chụp CT não để phát hiện các trường hợp chảy máu do vỡ hoặc rò rỉ túi phình, đột quỵ, khối u não và các bệnh hoặc dị dạng của hộp sọ.


Hình ảnh chụp cộng hưởng từ (MRI) đầu cho bệnh nhân
Hình ảnh chụp cộng hưởng từ (MRI) đầu cho bệnh nhân

Chụp cắt lớp vi tính (CTA) cũng có thể được thực hiện. Trong CTA, chất cản quang được tiêm vào tĩnh mạch để thu được hình ảnh của các mạch máu não.

2.2 Chụp cộng hưởng từ (MRI) đầu

Chụp cộng hưởng từ (MRI) là thủ thuật sử dụng từ trường mạnh, xung tần số vô tuyến và máy tính để tạo ra hình ảnh chi tiết về các cơ quan, mô mềm, xương và hầu như tất cả các cấu trúc bên trong cơ thể.

Kết quả MRI não dùng để kiểm tra giải phẫu của não và hỗ trợ chẩn đoán các khối u, các phát triển bất thường, các vấn đề về mạch máu (như chứng phình động mạch), rối loạn mắt, tai trong, đột quỵ, các bệnh liên quan đến tuyến yên và một số rối loạn mãn tính của hệ thần kinh như bệnh đa xơ cứng, dị tật Chiari (một tình trạng bẩm sinh).

2.3 Chọc dò thắt lưng (còn gọi là chọc dò tủy sống)

Xét nghiệm chẩn đoán này bao gồm việc lấy và phân tích một lượng nhỏ dịch não tủy, chất lỏng bao quanh não và tủy sống từ vùng thắt lưng của cột sống. Các bác sĩ sử dụng phương pháp chọc dò thắt lưng để chẩn đoán các bệnh nhiễm trùng, bao gồm: Viêm màng não (nhiễm trùng màng bao phủ não) và viêm não (nhiễm trùng não), các tình trạng viêm của hệ thần kinh, bao gồm hội chứng Guillain-Barre và bệnh đa xơ cứng, chảy máu xung quanh não và các bệnh ung thư liên quan đến não và tủy sống.

2.4 Chụp mạch máu CT

Nếu bác sĩ nghi ngờ có chứng phình động mạch, bệnh nhân có thể tiến hành chụp CT mạch máu.

3. Đau đầu, khi nào cần chụp CT và MRI


Chụp CT đầu là quét tia X để kiểm tra phần đầu của bệnh nhân
Chụp CT đầu là quét tia X để kiểm tra phần đầu của bệnh nhân

Chụp CT hay là chụp cắt lớp vi tính là quá trình sử dụng chùm tia X để quét lên cơ thể người bệnh, được phát triển dựa trên nền tảng chụp X quang. Tuy nhiên, chụp CT ưu việt hơn chụp X quang ở chỗ nó sẽ cho phép máy tính nhận được tín hiệu hình ảnh tốt hơn và có thể phục dựng hình ảnh 2D hoặc 3D nên hiệu quả trong chẩn đoán bệnh hơn với thời gian chụp chỉ mất khoảng vài phút.

Chụp CT đầu tức là chỉ quét tia X để kiểm tra phần đầu của bệnh nhân. Bệnh nhân nằm yên và các tia X sẽ chuyển động quét liên tục xung quanh đầu từ cằm đến đỉnh đầu. Bệnh nhân chỉ được chỉ định chụp CT đầu khi có dấu hiệu nghi ngờ bị tai biến mạch máu não, có khối u chèn tại não hoặc bị tai nạn mức độ nặng có khả năng bị chấn thương sọ não.

Theo khuyến cáo của Hội Đau đầu Mỹ, bệnh nhân không chụp hình ảnh sọ não nếu đã được chẩn đoán nguyên nhân đau đầu là đau đầu migraine. Vì chụp hình ảnh sẽ tạo ra nguy cơ ảnh hưởng phóng xạ và tốn kém chi phí. Trong trường hợp bệnh nhân có thể thực hiện chụp cắt lớp MRI để chẩn đoán nguyên nhân thì không nên tiếp tục áp dụng chụp CT, ngoại trừ các trường hợp đặc biệt. Phương pháp chụp MRI ít liên quan phóng xạ và có thể cho bác sĩ thấy được nhiều hình ảnh khác của bệnh lý.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: adiologyinfo.org

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe