Đau đầu do nội tiết tố: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Đau đầu có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và sự thay đổi nội tiết tố cũng là một trong những yếu tố gây đau nửa đầu ở phụ nữ. Đa số các trường hợp đau đầu thường không đi khám hoặc điều trị triệt để khiến tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn

1. Đau đầu do nội tiết là gì?

Đau đầu có thể được gây ra bởi nhiều yếu tố, bao gồm di truyền và chế độ ăn uống. Ở phụ nữ, sự thay đổi nồng độ hormone cũng là một yếu tố góp phần chính trong đau đầu mãn tínhđau nửa đầu kinh nguyệt.

Nồng độ hormone thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt, trong thời kỳ mang thai, mãn kinh và đôi khi nồng độ hormone cũng bị ảnh hưởng bởi các biện pháp tránh thai đường uống và liệu pháp thay thế hormone. Phụ nữ bị đau đầu do nội tiết tố thường thấy đỡ hơn khi họ mang thai hoặc khi đến tuổi mãn kinh.

2. Nguyên nhân gây đau đầu do nội tiết tố

Đau đầu, đặc biệt là chứng đau nửa đầu có liên quan đến nội tiết tố nữ estrogen. Estrogen kiểm soát các hóa chất trong não làm ảnh hưởng đến cảm giác đau. Giảm nồng độ estrogen có thể gây ra đau đầu. Mức độ hormone thay đổi vì nhiều lý do, bao gồm:

  • Chu kỳ kinh nguyệt
  • Mang thai
  • Tiền mãn kinh và mãn kinh
  • Thuốc tránh thai và liệu pháp thay thế hormone

Thuốc tránh thai có thể là một trong các nguyên nhân gây đau đầu do nội tiết tố
Thuốc tránh thai có thể là một trong các nguyên nhân gây đau đầu do nội tiết tố

Ngoài ra, còn các yếu tố khác có thể dẫn đến đau nửa đầu

  • Di truyền học
  • Bỏ bữa
  • Ngủ quá nhiều hoặc ngủ quá ít
  • Tiếp xúc với ánh sáng mạnh, âm thanh hoặc mùi
  • Thay đổi thời tiết, thời tiết trở nên khắc nghiệt
  • Lạm dụng đồ uống có cồn, đặc biệt là rượu vang đỏ
  • Tiêu thụ quá nhiều caffeine hoặc đang cai caffeine
  • Căng thẳng
  • Ăn thịt chế biến, xúc xích cứng và cá hun khói
  • Sử dụng nhiều bột ngọt (MSG), một chất tăng hương vị
  • Sử dụng quá nhiều các sản phẩm làm từ đậu nành
  • Sử dụng nhiều các chất ngọt nhân tạo.

3. Triệu chứng đau đầu do nội tiết tố

Đặc điểm chính của đau đầu do nội tiết tố là sự xuất hiện của các cơn đau đầu hoặc đau nửa đầu. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ cũng có thể gặp các triệu chứng khác và việc nói với bác sĩ tất cả các triệu chứng có thể giúp các bác sĩ chẩn đoán họ có thực sự bị đau đầu do nội tiết tố hay không.

Chứng đau nửa đầu kinh nguyệt hoặc nội tiết tố có nhiều biểu hiện tương tự như chứng đau nửa đầu thông thường và có thể có hoặc không có dấu hiệu trước. Chứng đau nửa đầu là một cơn đau nhói bắt đầu ở một bên đầu. Nó cũng có thể liên quan đến sự nhạy cảm với ánh sáng và buồn nôn hoặc nôn. Các triệu chứng khác của đau đầu do nội tiết tố bao gồm:

  • Ăn không có cảm giác ngon miệng
  • Cảm thấy mệt mỏi
  • Nổi mụn
  • Đau khớp
  • Giảm đi tiểu
  • Thiếu sự linh hoạt
  • Táo bón
  • Cảm giác thèm rượu, muối hoặc sô cô la

Đau đầu do nội tiết tố có thể gây dấu hiệu nổi mụn
Đau đầu do nội tiết tố có thể gây dấu hiệu nổi mụn

4. Điều trị đau đầu do nội tiết

4.1 Biện pháp khắc phục tại nhà

Cơn đau đầu nếu bắt đầu điều trị càng sớm thì cơ hội giảm đau càng lớn. Dưới đây là những phương pháp có thể hữu ích:

  • Uống nhiều nước để giữ nước.
  • Nằm nghỉ trong một căn phòng tối, yên tĩnh.
  • Đặt một túi nước đá hoặc vải lạnh lên đầu.
  • Massage vùng cảm thấy đau.
  • Thực hiện thở sâu hoặc các bài tập thư giãn khác.

Phản hồi sinh học của cơ thể có thể giúp bạn học cách thư giãn một số cơ nhất định để giảm tần suất đau đầu. Bổ sung magie, có thể giúp giảm cường độ đau đầu. Giảm căng thẳng trong cuộc sống cũng có thể giúp ngăn ngừa đau đầu hoặc đau nửa đầu. Phương pháp điều trị bổ sung bao gồm châm cứu và xoa bóp.

4.2 Dùng Thuốc

Một số loại thuốc tập trung vào điều trị cấp tính cho các cơn đau. Những loại thuốc này được thực hiện khi cơn đau đầu hoặc đau nửa đầu đã bắt đầu. Những loại thuốc đó có thể kể đến như: Thuốc chống viêm không steroid không kê đơn (NSAID), chẳng hạn như ibuprofen, triptans, đây là thuốc đặc trị đau nửa đầu có thể làm giảm cường độ của cơn đau nửa đầu

Đối với những phụ nữ thường xuyên bị đau đầu do nội tiết tố, liệu pháp phòng ngừa và thuốc có thể có tác dụng. Những loại thuốc này có thể được sử dụng hàng ngày hoặc trước thời gian trong chu kỳ kinh nguyệt khi họ biết rằng cơn đau nửa đầu rất có thể sẽ xảy ra. Những loại thuốc này bao gồm: chẹn beta, thuốc chống co giật, thuốc chặn canxi, thuốc chống trầm cảm.

4.3 Liệu pháp hormon

Tùy thuộc vào vấn đề, bác sĩ có thể chuyển sang một loại thuốc có liều estrogen thấp hơn để giảm các triệu chứng. Đối với một số phụ nữ, các bác sĩ khuyên nên bắt đầu sớm chu trình tránh thai tiếp theo. Điều đó có nghĩa là bỏ qua các viên thuốc giả dược không có hormone trong tuần cuối cùng. Các bác sĩ thường khuyên áp dụng điều này trong ba đến sáu tháng một lần, điều này có thể làm giảm tần suất các cơn đau đầu.


Liệu pháp hormon cần được bác sĩ chuyên khoa chỉ định với từng tình huống nhất định
Liệu pháp hormon cần được bác sĩ chuyên khoa chỉ định với từng tình huống nhất định

5. Những lưu ý khi điều trị chứng đau nửa đầu do nội tiết tố

5.1 Trong giai đoạn mang thai hoặc cho con bú

Nếu đang có kế hoạch mang thai hoặc đang cho con bú, hãy trao đổi về tất cả các loại thuốc đang dùng với bác sĩ. Vì một số loại thuốc đau đầu có thể gây hại cho sự phát triển của thai nhi. Bác sĩ có thể đề nghị một số loại thuốc để thay thế.

5.2 Trong thời kỳ mãn kinh hoặc mãn kinh

Nếu đang dùng thuốc điều trị thay thế hormone và bị đau đầu, hãy hỏi bác sĩ để điều chỉnh liều dùng. Một miếng dán estrogen có thể cung cấp một liều estrogen thấp, ổn định và nó có thể làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của đau đầu.

Sử dụng thuốc tránh thai và estrogen an toàn cho nhiều phụ nữ, nhưng nó cũng có nguy cơ bị đột quỵ và đông máu cao hơn. Phụ nữ bị huyết áp cao hoặc tiền sử gia đình bị đột quỵ đặc biệt có nguy cơ nên chú ý.

Tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp ngay lập tức nếu bị đau đầu đột ngột, dữ dội và có các triệu chứng như: Chóng mặt; cổ cứng, phát ban, hụt hơi, mất thị lực.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com

XEM THÊM

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe