Đặt ống thông tiểu là thủ thuật nhằm làm rỗng bàng quang và thu nước tiểu vào một túi thoát nước để đưa ra ngoài cơ thể. Tuy nhiên, quy trình thực hiện thủ thuật này cần được tiến hành bởi nhân viên y tế và bệnh nhân cần phải được chăm sóc đặc biệt để tránh hiện tượng nhiễm trùng sau đó.
1.Thế nào là đặt ống thông tiểu?
Đặt ống thông tiểu là thủ thuật đưa một ống mềm vào bàng quang qua một lỗ nhỏ được tạo ra ở vùng bụng dưới. Thông tiểu qua da thường được chỉ định trong điều trị bệnh nhân gặp khó khăn trong việc đi tiểu hoặc để làm rỗng bàng quang trước hoặc sau khi phẫu thuật và hỗ trợ trong điều trị một số bệnh. Đặt que thông tiểu có thể được tiến hành tạm thời và sẽ lấy ra khi bàng quang rỗng, hoặc đặt cố định trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần.
Một số đối tượng được chỉ định đặt que thông tiểu bao gồm:
- Người có bàng quang bị suy yếu hoặc tổn thương dây thần kinh gây bí tiểu.
- Trường hợp dẫn lưu bàng quang trong khi sinh nếu gây tê ngoài màng cứng.
- Trường hợp dẫn l
- Bệnh nhân cần được cung cấp thuốc trực tiếp vào bàng quang
- Bệnh nhân mắc bệnh lý đi tiểu không kiểm soát ưu bàng quang trước, trong hoặc sau một số loại phẫu thuật.
Đặt ống thông tiểu có thể khiến bệnh nhân cảm thấy đau và khó chịu. Nên nhân viên y tế có thể sử dụng gel gây tê lên vùng đặt ống thông tiểu để giảm bớt cảm giác đau. Mặc dù bệnh nhân sẽ có cảm giác khó chịu ở thời gian đầu lúc mới đặt ống thông nhưng dần dần sẽ quen.
2. Các hình thức đặt ống thông tiểu
Thủ thuật đặt ống thông tiểu đối với bệnh nhân nam và nữ là hoàn toàn khác nhau. Dưới đây là một số các hình thức đặt que thông tiểu thường được sử dụng hiện nay:
Ống thông tiểu ngắt quãng: Đây là thủ thuật đưa ống thông vào bàng quang một cách tạm thời và rút ra khi bàng quang rỗng.
Đặt ống thông tiểu liên tục: Thủ thuật này là dùng loại ống thông thường thay ít nhất 3 tháng một lần. Cũng tương tự như ống thông ngắt quãng, một đầu của ống thông vẫn nằm bên trong bàng quang còn một đầu còn lại của ống sẽ nối với túi đựng nước tiểu.
Đặt ống dẫn lưu bàng quang trên xương mu: Ở thủ thuật này, ống thông sẽ được đặt tại chỗ và sẽ được đưa qua một lỗ trên bụng để vào đến bàng quang. Bệnh nhân có thể được gây mê toàn thân, gây tê ngoài màng cứng hoặc gây tê cục bộ trước khi thực hiện thủ thuật. Đặt ống dẫn lưu bàng quang trên xương mu thường được chỉ định trong những trường hợp khi niệu đạo bị tổn thương hoặc tắc nghẽn, hoặc nếu bệnh nhân không sử dụng được ống thông liên tục.
3. Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân đặt ống thông tiểu tại nhà
- Không để túi trữ nước tiểu bị đầy để tránh nước tiểu lưu lại trong bàng quang
- Lưu ý cần phải thay túi nước tiểu và van ít nhất là 7 ngày một lần.
- Vệ sinh khu vực đặt ống thông hằng ngày
- Cung cấp đủ nước cho cơ thể
- Không để ống thông bị cong .
4. Những rủi ro và biến chứng
Đặt đặt que thông tiểu là thủ thuật xâm lấn nên nguy cơ bị nhiễm trùng là rất cao nhất là nhiễm trùng niệu đạo. Ngoài ra, đặt que thông tiểu cũng có thể làm bằng quang bị co thắt và làm tổn thương niệu đạo.
Đặt ống thông tiểu là thủ thuật được chỉ định cho những bệnh nhân gặp khó khăn trong vấn đề tiểu hoặc làm rỗng bàng quang và trong điều trị một số bệnh lý liên quan. Đặt ống thông tiểu có thể làm cho bệnh nhân cảm thấy đau và khó chịu khi thực hiện nhưng cảm giác này sẽ dần biến mất theo thời gian.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.