Đáp ứng miễn dịch là gì?

Trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh Covid-19, vũ khí mạnh nhất của cơ thể chính là hệ miễn dịch khỏe mạnh. Vậy hệ miễn dịch hoạt động như thế nào để bảo vệ cơ thể? Vắc-xin đóng vai trò như thế nào trong việc tăng khả năng “phòng thủ” của cơ thể?

1. Đáp ứng miễn dịch là gì?

Hệ miễn dịch của chúng ta hoạt động nhằm tìm ra mầm bệnh và những “kẻ xâm lược” không có nhiệm vụ gì trong cơ thể. Chẳng hạn như, nếu chẳng may bạn hít phải vi rút gây cảm lạnh vào mũi, hệ miễn dịch định vị vi rút, sau đó chặn đứng nó hoặc thúc đẩy sự phục hồi của cơ thể.

Cơ thể cần thời gian để vượt qua một đợt nhiễm trùng, và chúng ta có thể phải cần đến thuốc, nhưng hệ miễn dịch là nền tảng vững chắc để phòng ngoại xâm và phục hồi cơ thể. Đáp ứng miễn dịch là cách thức cơ thể của chúng ta nhận dạng và bảo vệ bản thân trước vi khuẩn, vi rút và các tác nhân ngoại lai có hại khác.

2. Cách thức hoạt động

Hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây hại bằng cách nhận dạng và phản ứng lại các kháng nguyên. Kháng nguyên là các chất, thường là protein, hiện hữu trên bề mặt tế bào, vi rút, nấm hay vi khuẩn. Các chất vô sinh như chất độc, hoá chất, thuốc và các mảnh vật thể lạ (như dằm chẳng hạn) cũng là kháng nguyên. Hệ miễn dịch nhận diện và phá huỷ, hoặc cố phá huỷ các chất chứa kháng nguyên.

Cơ thể con người cũng có các tế bào chứa protein là kháng nguyên. Đây là nhóm kháng nguyên bạch cầu người (Human Leucocyte Antigen, HLA). Hệ miễn dịch ghi nhớ và nhận biết các kháng nguyên này là bình thường và thường không phản ứng với chúng.


Hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây hại
Hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây hại

2.1 Miễn dịch tự nhiên - Miễn dịch không đặc hiệu

Miễn dịch tự nhiên - Miễn dịch không đặc hiệu - là hệ thống miễn dịch mà chúng ta có từ lúc sinh ra. Hệ thống này bảo vệ chúng ta trước tất cả các kháng nguyên. Miễn dịch tự nhiên gồm các hàng rào ngăn chặn các tác nhân có hại xâm nhập cơ thể. Những hàng rào này hình thành nên vòng phòng thủ đầu tiên của đáp ứng miễn dịch. Ví dụ về hệ miễn dịch tự nhiên bao gồm:

  • Phản xạ ho;
  • Enzym trong nước mắt và dầu do da tiết ra;
  • Dịch nhầy, giúp “bẫy” vi khuẩn và các mảnh vật thể;
  • Da;
  • Dịch a xít dạ dày.

Miễn dịch tự nhiên còn nằm dưới dạng chuỗi hóa chất của protein, được gọi là miễn dịch thể dịch. Ví dụ cho miễn dịch thể dịch là hệ thống bổ sung của cơ thể cùng các chất gọi là interferon và interleukin-1 (gây sốt).

Nếu một kháng nguyên vượt qua được các hàng rào bảo vệ này, nó sẽ bị tấn công và triệt hạ bởi các “chiến binh” khác của hệ miễn dịch.

2.2 Miễn dịch tập nhiễm

Miễn dịch tập nhiễm là khả năng miễn dịch có được do tiếp xúc với các kháng nguyên khác nhau. Hệ miễn dịch của chúng ta xây dựng sự bảo vệ chống lại kháng nguyên cụ thể đó.

2.3 Miễn dịch thụ động

Miễn dịch thụ động là miễn dịch nhờ vào kháng thể được sản xuất bởi một cơ thể khác, mà không phải là bản thân cơ thể chúng ta. Trẻ sơ sinh có miễn dịch thụ động nhờ kháng thể từ cơ thể mẹ được truyền sang bé qua nhau thai. Những kháng thể này sẽ biến mất trong khoảng từ 6 đến 12 tháng tuổi.

Miễn dịch thụ động cũng có thể được hình thành khi tiêm kháng huyết thanh vào cơ thể (huyết thanh chứa kháng thể), huyết thanh này lấy từ cơ thể người khác hoặc động vật.

Huyết thanh chứa kháng thể có tác dụng bảo vệ ngay lập tức chống lại một kháng nguyên, nhưng chỉ trong thời gian ngắn. Các huyết thanh tạo miễn dịch thụ động thường gặp như Globulin huyết thanh miễn dịch – dành cho người phơi nhiễm với vi rút viêm gan, và huyết thanh kháng độc tố uốn ván.

2.4 Thành phần của máu

Hệ miễn dịch gồm một số loại bạch cầu, cũng như các hoá chất và protein trong máu, như kháng thể, bổ thể và interferon. Một số trong chúng trực tiếp tấn công các dị chất xuất hiện trong cơ thể, số còn lại cùng hợp tác làm việc hỗ trợ các tế bào của hệ miễn dịch.

Tế bào lympho là một loại bạch cầu, gồm tế bào lympho B và T

  • Tế bào lympho B trở thành tế bào sản xuất kháng thể. Kháng thể đính vào một kháng nguyên cụ thể và hỗ trợ tế bào miễn dịch tiêu diệt kháng nguyên.
  • Tế bào lympho T tấn công kháng nguyên trực tiếp và điều khiển đáp ứng miễn dịch. Chúng cũng giải phóng các hoá chất gọi là cytokine, đóng vai trò kiểm soát toàn bộ đáp ứng miễn dịch.

Trong quá trình phát triển của tế bào lympho, chúng thường học cách phân biệt các mô của cơ thể và các dị chất. Một khi tế bào B và T được hình thành, một số trong chúng sẽ nhân bản và tạo bộ nhớ cho hệ miễn dịch. Điều này cho phép hệ miễn dịch phản ứng nhanh nhạy và hiệu quả hơn khi cơ thể lại tiếp xúc với loại kháng nguyên đó. Trong rất nhiều trường hợp, chúng giúp chúng ta không bị ốm. Chẳng hạn như, một người từng mắc thuỷ đậu hoặc được chủng ngừa thuỷ đậu sẽ có miễn dịch với bệnh thuỷ đậu.

2.5 Phản ứng viêm

Phản ứng viêm xuất hiện khi mô bị tổn thương do vi khuẩn, chấn thương, độc chất, nhiệt hoặc bất kỳ nguyên nhân nào khác. Tế bào bị tổn hại giải phóng hoá chất gồm histamin, bradykinin và prostaglandin. Những hoá chất này khiến mạch máu rỉ dịch vào mô, gây sưng nề.

Quá trình này cô lập dị chất và ngăn chúng tiếp tục tiếp cận mô của cơ thể. Các hoá chất này cũng thu hút thực bào – tế bào bạch cầu có nhiệm vụ “nuốt trọn” vi khuẩn và các tế bào chết hoặc bị hư hại. Quá trình này được gọi là sự thực bào. Thực bào cuối cùng tự chết đi. Dịch mủ được hình thành từ tập hợp mô chết, xác vi khuẩn và thực bào đã chết hay còn sống.


Huyết thanh bảo vê cơ thể trước kháng nguyên
Huyết thanh bảo vê cơ thể trước kháng nguyên

3. Biến chứng do biến đổi đáp ứng miễn dịch

Đáp ứng miễn dịch hiệu quả giúp bảo vệ cơ thể trước nhiều bệnh lý và rối loạn, nhưng đáp ứng miễn dịch không hiệu quả khiến bệnh tiến triển. Quá nhiều, quá ít hoặc đáp ứng miễn dịch sai gây rối loạn hệ miễn dịch. Đáp ứng miễn dịch quá mức dẫn đến bệnh tự miễn, khi kháng thể được hình thành để chống lại chính các mô của cơ thể.

Biến chứng do biến đổi đáp ứng miễn dịch bao gồm:

  • Dị ứng hoặc quá mẫn;
  • Sốc phản vệ, là phản ứng dị ứng nguy hiểm đến tính mạng;
  • Các rối loạn tự miễn;
  • Bệnh ghép chống chủ do truyền máu (GVHD), một biến chứng khi ghép tuỷ xương;
  • Rối loạn thiếu hụt miễn dịch;
  • Bệnh huyết thanh;
  • Thải ghép.

4. Chủng ngừa

Vắc-xin (chủng ngừa) là một biện pháp để kích hoạt đáp ứng miễn dịch. Mũi tiêm chứa liều thấp kháng nguyên, như vi rút sống bị làm yếu hay vi rút đã chết, được đưa vào cơ thể để xây dựng bộ nhớ cho hệ miễn dịch (tế bào B hoạt tính và tế bào T nhạy hoá). Trí nhớ này giúp cơ thể phản ứng nhanh và hiệu quả hơn nếu có tiếp xúc với nguồn bệnh trong tương lai.

Tiêm vắc-xin cho trẻ đúng lịch, đúng thời điểm không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ mà còn bảo vệ những người xung quanh có miễn dịch yếu.

Lịch tiêm vắc-xin theo khuyến cáo của CDC an toàn và hiệu quả trong việc bảo vệ bé khỏi các tác nhân gây bệnh dựa trên cách hệ thống miễn dịch của trẻ phản ứng với vắc-xin ở các độ tuổi khác nhau và tác nhân gây bệnh cụ thể.

Tiêm vắc-xin đúng thời điểm có thể giúp bảo vệ trẻ khỏi 14 bệnh có thể nghiêm trọng vào đúng thời điểm dễ bị mắc bệnh nhất, đồng thời, tiêm ngừa đúng lịch, đầy đủ và đúng loại vắc xin phù hợp lứa tuổi sẽ tạo cho cơ thể trẻ một hàng rào sức đề kháng tốt, đây là cách bảo vệ trẻ sớm nhất và lâu dài khỏi bệnh tật.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đang cung cấp dịch vụ tiêm chủng dành cho mọi đối tượng từ trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh đến người lớn, phụ nữ có thai với rất nhiều loại vắc-xin chất lượng cao giúp tăng cường khả năng bảo vệ sức khỏe cũng như hệ miễn dịch. Những ưu điểm khi tiêm phòng vắc-xin tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec:

  • 100% khách hàng tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
  • Khách hàng sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc - xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt và an toàn nhất.
  • Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhi giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm chủng.
  • Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
  • Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu chơi, giúp có cảm giác thoải mái như đang dạo chơi và có tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.
  • Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt để đảm bảo chất lượng.
  • Đối với khách hàng là trẻ em thì bố mẹ sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: medlineplus.gov, webmd.com,

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe