Đang cho con bú có tiêm phòng thủy đậu được không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Trần Thanh Phước - Bác sĩ Nhi - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Bệnh thủy đậu là gì?

Thủy đậu (còn được gọi là bệnh trái rạ) do vi rút Varicella Zoster (VZV) gây ra. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó trẻ em là đối tượng dễ nhiễm bệnh nhất.

Thời gian ủ bệnh trung bình từ 14 – 16 ngày (một số người có thể phát bệnh sớm hơn – khoảng 10 ngày, hoặc muộn hơn – khoảng trên 20 ngày). Bệnh thủy đậu lây truyền trực tiếp qua đường hô hấp (nói chuyện, ho, hắt hơi...) khi tiếp xúc với người bệnh. Ngoài ra, bệnh có thể lây gián tiếp qua các đồ dùng sinh hoạt của bệnh nhân như quần áo, khăn, ga trải giường...

Thời gian đầu nhiễm bệnh, người bệnh sẽ có những biểu hiện như sốt, đau đầu hay đau cơ, mệt mỏi hoặc chán ăn. Sau đó, bệnh nhân sẽ xuất hiện những nốt tròn đỏ (nốt rạ) trong khoảng 12-24 giờ. Những nốt rạ sẽ dần tiến triển thành các mụn nước có chứa dịch trong, có thể mọc toàn thân hoặc rải rác khắp cơ thể, trung bình từ 100 – 500 nốt.

Trong trường hợp bình thường, bệnh thủy đậu sẽ kéo dài từ 5 – 10 ngày nếu không có biến chứng, các nốt rạ sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước, không để lại sẹo. Tuy nhiên, nếu bị nhiễm thêm vi trùng mụn nước thì có thể để lại sẹo.

Bệnh thủy đậu có thể gây các biến chứng nguy hiểm như viêm màng não,

xuất huyết, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt rạ, viêm mô tế bào, viêm gan, viêm phổi... Một số trường hợp có thể gây tử vong nếu người bệnh không được điều trị kịp thời.

Cho đến nay, cách phòng bệnh thủy đậu tốt nhất vẫn là tiêm ngừa bằng vắc xin.

Các loại vắc xin phòng bệnh thủy đậu

Trong giai đoạn đầu khi virus xâm nhập vào-Vắc xin Varivax (Mỹ)

Varivax là một vắc xin sống, giảm độc lực, được chỉ định phòng ngừa bệnh thủy đậu cho trẻ trên 12 tháng tuổi và người lớn chưa có miễn dịch.

-Vắc xin Varicella (Hàn Quốc)

Varicella là vắc xin dạng đông khô của vi rút thủy đậu (Varicella) sống giảm độc lực. Sau khi pha với nước hồi chỉnh, tạo thành dung dịch trong suốt, không màu hoặc có màu vàng nhạt được chỉ định phòng ngừa bệnh thủy đậu cho trẻ trên 12 tháng tuổi và người lớn chưa có miễn dịch.

-Vắc xin Varilrix (Bỉ) Có thể tiêm sớm cho trẻ từ 9 tháng tuổi cơ thể là thời gian ủ bệnh. Tùy thuộc vào thể trạng mỗi người mà thời gian ủ bệnh này có thể kéo dài từ 7 – 21 ngày và có triệu chứng giống cảm sốt thông thường, chán ăn, mệt mỏi. Đây lại chính là giai đoạn dễ lây nhiễm nhất.

Trẻ sơ sinh có mẹ bị thủy đậu thì nguy cơ lây nhiễm rất cao. Lý do là vì trẻ trong giai đoạn này còn rất non nớt nên hệ miễn dịch chưa có khả năng chống lại bệnh tật và mẹ mắc bệnh nhưng phát hiện trễ nên không cách ly trẻ sớm. Trong trường hợp người mẹ bị nhiễm bệnh 5 ngày trước hoặc 2 ngày sau khi sinh, thì trẻ sẽ có khả năng lây bệnh cao vì kháng thể của mẹ chưa kịp hình thành để truyền sang cho con. Ngoài ra trẻ sẽ có nguy cơ tử vong cao lên tới 30%.


Tiêm vắc-xin phòng bệnh thủy đậu ở trẻ em
Tiêm vắc-xin phòng bệnh thủy đậu ở trẻ em

Vắc xin thủy đậu tiêm khi nào?

Nếu bạn chưa bao giờ bị thủy đậu hoặc chưa được tiêm phòng (chích ngừa), bạn vẫn có thể mắc bệnh. Trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, người cao tuổi... là những đối tượng có hệ thống miễn dịch hoạt động kém hơn bình thường nên nguy cơ nhiễm bệnh tăng lên, dễ gặp các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm màng não... có thể tử vong. Chính vì vậy, tiêm vắc xin thủy đậu là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân trước căn bệnh nguy hiểm này.

Với phụ nữ đang mang thai, đặc biệt là khi thai kỳ trong khoảng 13 – 20 tuần đầu, mắc bệnh thủy đậu có thể dẫn đến sảy thai hoặc để lại dị tật cho thai nhi (dị dạng ở sọ, đa dị tật ở tim, mắc chứng đầu nhỏ...). Còn nếu mẹ bị mắc thủy đậu trong những ngày sắp sinh, con bị lây bệnh với mụn nước nổi rất nhiều và dễ bị biến chứng viêm phổi.

Phụ nữ nên hoàn tất lịch tiêm trước khi có thai ít nhất 3 tháng. Tiêm phòng (chích ngừa) 2 liều cách nhau tối thiểu 1 tháng.

Hai liều vắc xin có hiệu quả bảo vệ lên tới 98% trong việc ngăn ngừa bất kỳ dạng nào của bệnh nào và 100% trường hợp đã tiêm đủ liều tránh không mắc bệnh ở mức độ nghiêm trọng. Tất cả người lớn chưa từng mắc thủy đậu, chưa tiêm phòng (chích ngừa), cũng như những người có xét nghiệm máu cho thấy không có miễn dịch bảo vệ với virus varicella đều nên tiêm vắc xin.

Vắc-xin thuỷ đậu được chỉ định để tạo miễn dịch chủ động, phòng ngừa bệnh thủy đậu cho các nhóm đối tượng sau:

  • Trẻ em trên 12 tháng tuổi;
  • Người lớn, đặc biệt là phụ nữ muốn tiêm vắc-xin để được bảo vệ khỏi thủy đậu trước khi có ý định mang thai;
  • Người nhạy cảm,bao gồm cả bà mẹ đang cho con bú nếu bị phơi nhiễm thủy đậu trong vòng 3 – 5 ngày sau khi tiếp xúc với người mắc bệnh.

Đang cho con bú có nên tiêm phòng thủy đậu không?

Phụ nữ đang cho con bú có thể được xem xét chủng ngừa vắc xin sởi-quai bị-rubella hoặc thủy đậu khi đang ở vùng có nguy cơ bùng phát dịch và có tiền sử tiêm phòng chưa đầy đủ. Phụ nữ đang cho con bú nếu bị thủy đậu sẽ lây truyền từ mẹ sang con nếu không có biện pháp cách ly tốt. Trẻ đang bú mẹ nếu chưa được tiêm phòng thủy đậu , nhất là trước 12 tháng đầu đời nếu bị lây thủy đậu dễ bị biến chứng nặng.Vì vậy tiêm phòng thủy đậu trước khi mang thai và trong thời gian cho con bú nếu mẹ chưa được tiêm phòng hoặc có nguy cơ cao là biện pháp phòng bệnh cho mẹ và bé hiệu quả nhất

Chưa có nghiên cứu nào cho thấy vắc xin sống và bất hoạt khi tiêm cho bà mẹ cho con bú mà gây mất an toàn với cả bà mẹ và trẻ sơ sinh. Mặc dù vi rút sống có trong vắc xin có thể nhân lên ở những người được tiêm vắc xin, nhưng đa số những vi rút vắc xin này không có trong sữa mẹ. Hoặc nếu vi rút có trong vắc xin sống có thể có mặt trong sữa mẹ như rubella hoặc bại liệt... nhưng vi rút này thường không gây bệnh cho trẻ vì đã được làm yếu đi rồi. Không có bằng chứng cho rằng việc truyền kháng thể thụ động từ mẹ sang con qua sữa mẹ có thể ảnh hưởng đến hiệu quả bảo vệ của vắc xin sống đó đối với trẻ. Vì vậy trẻ bú sữa mẹ phải được tiêm vắc xin như theo đúng lịch của tiêm chủng quy địnhtheo lứa tuổi.

Trong trường hợp mẹ chưa tiêm phòng bệnh và chưa từng mắc bệnh thủy đậu thì có thể tiêm được vắc-xin phòng bệnh thủy đậu trong thời gian đang cho con bú, mà không có ảnh hưởng đến em bé.Có thể tiêm ngừa các loại vắc-xin Rubella, thủy đậu, viêm gan trong thời kỳ cho con bú.

Nếu bạn có sổ tiêm chủng của bản thân, thì cần kiểm tra lại xem mình đã được tiêm phòng thủy đậu đầy đủ hay chưa. Nếu đã tiêm phòng bệnh thủy đậu đủ 2 mũi thì không cần tiêm phòng nữa. Bệnh thủy đậu sau khi khỏi có miễn dịch suốt đời, do đó nếu trước kia đã từng mắc bệnh thủy đậu, thì cũng không cần tiêm phòng nữa.

Lịch tiêm và liều tiêm

  • Trẻ 12 tháng tuổi – 12 tuổi: Tiêm 1 liều Varivax 0.5ml . mũi 2 nhắc lại cách mũi 1 ít nhất 3 tháng
  • Người lớn và trẻ em trên 13 tuổi, chưa mắc thủy đậu lần nào: Tiêm 2 mũi:
    • Mũi 1: Là mũi tiêm lần đầu, liều 0.5ml;
    • Mũi 2: Tiêm sau mũi 1 khoảng 3 tháng liều 0.5ml.

Vắc-xin thủy đậu có tác dụng trong bao lâu? Sau khi đưa vào cơ thể, vắc-xin thủy đậu sẽ cần thời gian từ 1 – 2 tuần để có thể phát huy tác dụng phòng bệnh. Thời gian miễn dịch của vắc-xin thủy đậu kéo dài trung bình 15 năm. Sau khoảng 15 năm sau tiêm, mỗi người có thể tiêm nhắc lại để phòng bệnh thủy đậu hiệu quả hơn.

Tác dụng phụ sau khi tiêm phòng vắc xin thủy đậu

  • Sưng đau, tấy đỏ, ngứa, tụ máu, nổi cục cứng tại vị trí tiêm
  • Ngứa, sốt và phát ban, có thể biểu hiện trong vòng 1 – 3 tuần sau khi tiêm
  • Phát ban dạng thủy đậu tại vị trí tiêm hoặc toàn thân trong vòng 2 – 4 tuần sau khi tiêm.

Những phản ứng như sốt, sưng đau, ngứa sẽ tự hết sau 1-2 ngày. Trường hợp phát ban cũng sẽ tự hết trong vòng 4 tuần.

Một số ít trường hợp rất hiếm gặp có thể bị xuất huyết, chảy máu cam hoặc chảy máu niêm mạc trong miệng. Nếu tình trạng này xảy ra, mẹ hãy đưa trẻ hoặc người bệnh đến các cơ sở y tế chăm sóc và điều trị.

Đối tượng không được tiêm hoặc hoãn tiêm phòng vắc xin thủy đậu

Vắc xin không sử dụng cho các đối tượng như:

  • Đang sốt hoặc suy dinh dưỡng;
  • Bệnh tim mạch, rối loạn chức năng gan thận;
  • Có tiền sử quá mẫn với Kanamycin và Erythromycin;
  • Có tiền sử co giật trong vòng một năm trước khi tiêm vắc xin;
  • Suy giảm miễn dịch tế bào;
  • Có thai hoặc 2 tháng trước khi định có thai;
  • Đã tiêm phòng các vắc xin sống khác (vắc xin bại liệt uống, vắc xin sởi, vắc xin rubella, vắc xin quai bị và vắc xin BCG) trong vòng chưa được 28 ngày gần đây;
  • Có tiền sử quá mẫn với bất cứ thành phần nào của vắc xin;
  • Suy giảm hệ thống miễn dịch tiên phát hoặc mắc phải như suy giảm hệ miễn dịch trong bệnh AIDS hoặc các biểu hiện lâm sàng của nhiễm vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người;
  • Bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu tủy cấp, bệnh bạch cầu tế bào lympho T hoặc u lympho ác tính.
  • Bệnh nhân bị ức chế mạnh hệ thống miễn dịch do xạ trị hoặc giai đoạn tấn công trong điều trị bệnh bạch cầ

Lưu ý khi tiêm vắc-xin thủy đậu

Cần chuẩn bị đầy đủ adrenalin và các phương tiện y tế khác để đề phòng sốc phản vệ;

  • Những người tiêm vắc-xin có thể lây bệnh thủy đậu cho người có nguy cơ cao. Vì vậy, trong vòng 6 tuần sau tiêm, người được tiêm chủng nên tránh tiếp xúc với các đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh cao như: Phụ nữ có thai chưa tiêm phòng thủy đậu, người bị suy giảm miễn dịch, trẻ sơ sinh có mẹ chưa bị mắc thủy đậu, người chăm sóc trẻ chưa được miễn dịch;
  • Phụ nữ nên tránh mang thai tối thiểu 3 tháng sau tiêm;
  • Thận trọng khi sử dụng vắc-xin Thủy đậu cho phụ nữ đang cho con bú;
  • Hoãn tiêm vắc-xin tối thiểu 5 tháng sau khi truyền máu hoặc huyết tương và tiêm immunoglobulin với virus Varicella zoster;
  • Sau khi tiêm vắc-xin thủy đậu trong vòng 2 tháng, không sử dụng immunoglobulin nào nếu không được bác sĩ chỉ định;
  • Trong vòng 6 tuần từ khi tiêm vắc-xin, không được dùng thuốc có chứa salicylate;
  • Nếu không sử dụng đồng thời vắc-xin thủy đậu với vắc- xin MMR II (sởi – quai bị – rubella) thì nên tiêm cách nhau tối thiểu 1 tháng;
  • Có thể dùng đồng thời vaccine thủy đậu với vắc-xin bại liệt đường uống (OPV) hoặc dùng đồng thời với vắc-xin DTAP (bạch hầu – uốn ván – ho gà vô bào) và Hib. Tuy nhiên, cần tiêm bằng bơm riêng và tiêm ở các vị trí khác nhau.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe