Đặc điểm về chuyển hóa của đái tháo đường tự miễn dịch tiềm ẩn ở người lớn

Bài viết được duyệt chuyên môn bởi Thạc sĩ. Bác sĩ Vũ Thị Duyên - Bác sĩ Thận - Nội tiết - Khoa khám bệnh của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Đái tháo đường tự miễn dịch tiềm ẩn ở người lớn hay bệnh tiểu đường LADA là một thể đái tháo đường rất đặc biệt hiếm gặp không nằm trong các nhóm phân loại đái tháo đường thông thường như đái tháo đường typ1, typ2, đái tháo đường thai kỳ. Hiện nay rất ít người được chẩn đoán đái tháo đường thể này do tỷ lệ ít và chẩn đoán phải làm nhiều xét nghiệm miễn dịch. Cơ chế bệnh sinh của loại đái tháo đường này là do có sự đan xen giữa biểu hiện lâm sàng và sinh hóa cũng như phương pháp điều trị khiến thể đái tháo đường LADA là bệnh chuyển hóa hiện nay được quan tâm hơn cả.

1. Đái tháo đường LADA là gì?

Đái tháo đường LADA hay đái tháo đường type 1.5 là một bệnh tự miễn khởi phát muộn thường xảy ra ở người trưởng thành với các triệu chứng rất giống với đái tháo đường type 2. Tuy nhiên khi làm xét nghiệm thì bệnh lại có các tự kháng thể chống tiểu đảo tụy trong tuần hoàn như đái tháo đường type 1 đặc biệt là tự kháng thể GADA nhưng lại chưa cần điều trị bằng insulin ngay khi phát hiện bệnh. Sau này có thì có thể điều trị bằng insulin.


Bệnh tiểu đường lada có các triệu chứng tương đương bệnh tiểu đường type 2
Bệnh tiểu đường lada có các triệu chứng tương đương bệnh tiểu đường type 2

2. Đặc điểm chuyển hóa của bệnh tiểu đường LADA

Đái tháo đường type 1.5 mặc dù không cần thiết phải điều trị insulin ngay lập tức giống đái tháo đường type 1 nhưng vẫn đòi hỏi điều trị insulin sớm hơn so với đái tháo đường type 2. Khi bệnh nhân lớn tuổi bị đái tháo đường thể LADA với GADA dương tính thì thường có mức độ C-peptide xét nghiệm lúc đói thấp và sự đáp ứng của C-peptide giảm khi uống glucose. Mức độ đáp ứng của insulin này tương quan nghịch với mức độ GADA.

Lúc đầu có sự chênh lệch giữa bài tiết insulin của tế bào beta và độ nhạy insulin của tế bào cơ thể ở các bệnh nhân đái tháo đường type 1.5 và 2 là không đáng kể. Tuy nhiên theo thời gian thì có sự suy giảm chức năng tế bào beta ngày càng trở nên rõ rệt. Mặc dù vậy bệnh nhân đái tháo đường type 1.5 có khả năng chuyển hóa tốt hơn so với bệnh nhân đái tháo đường type 2. Cụ thể là mức độ triglyceride thấp hơn, mức độ HDL-C cao hơn và chỉ số khối cơ thể BMI, tỷ lệ vòng eo trên vòng mông, huyết áp cũng thấp hơn. Mức độ GADA cao hơn cũng làm bệnh nhân đái tháo đường LADA ít có hội chứng chuyển hóa hơn bệnh nhân có mức GADA thấp và bệnh nhân đái tháo đường type 2

Sự đề kháng insulin của bệnh nhân đái tháo đường thể LADA cao hơn người khỏe mạnh nhưng thấp hơn hoặc có thể bằng bệnh nhân đái tháo đường type 2. Điều này nó còn phụ thuộc vào chỉ số khối cơ thể ( BMI). Đã có một số nghiên cứu đề nghị điều trị bằng thuốc Glitazones không chỉ cải thiện độ nhạy insulin mà còn có tính kháng viêm nên có thể lựa chọn để làm chậm tiến triển phụ thuộc insulin của đái tháo đường type 1.5. Nhóm thuốc Metformin là thuốc rất tốt trong kiểm soát đường máu ở bệnh nhân đái tháo đường type 2. Do đó có kết quả rất tốt khi chúng ta phối hợp Metformin và insulin trong điều trị đái tháo đường LADA.

Đây là bệnh tự miễn dịch bẩm sinh nên hiện tạikhông có cách nào để ngăn ngừa bệnh tiểu đường tự miễn LADA tiến triển giống như bệnh đái tháo đường typ1 nó có yếu tố di truyền có thể đóng vai trò nhất định. Do đó chẩn đoán sớm và có hướng điều trị sớm ngay từ đầu là cách tốt nhất để tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe