Cường Aldosterol nguyên phát là bệnh gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Vũ Thị Duyên - Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Bệnh cường aldosterol nguyên phát hay cường aldosterol tiên phát là một rối loạn nội tiết hậu quả hay dẫn đến huyết áp cao thường khó kiểm soát, rối loạn nước điện giải. Tỷ lệ mắc bệnh của nam giới và nữ giới là bằng nhau. Bệnh thường xuất hiện ở những người bị tăng huyết áp và những người nằm trong độ tuổi từ 30 đến 50. Đọc thêm bài viết dưới đây để hiểu thêm về bệnh cường Aldosterol nguyên phát.

1. Cường Aldosterol nguyên phát là bệnh gì?

Bệnh cường Aldosterol nguyên phát (hay cường aldosterol tiên phát là bệnh cường aldosterol. Bệnh cường Aldosterol xảy ra khi tuyến nội tiết thượng thận bị sản sinh quá mức lượng aldosterone cần. Một trong những chức năng của tuyến thượng thận là sản xuất hormone aldosterone có vai trò tích cực điều hòa huyết áp.

Hormone aldosterol là có chức năng duy trì sự cân bằng nước điện giải ( của natri, kali và nước trong máu). Cường aldosteron là một rối loạn nội tiết liên quan đến một hoặc cả hai tuyến thượng thận khi chúng tạo ra quá nhiều hormone aldosterone. Chính sự quá tiết này làm cho cơ thể mất quá nhiều kali và giữ lại quá nhiều natri, làm tăng khả năng giữ nước, lượng máu và làm tăng huyết áp.

Có hai loại cường aldosteron được gọi là cường aldosteron nguyên phát và cường aldosterol thứ phát. Mặc dù chúng có các triệu chứng giống nhau nhưng nguyên nhân của chúng lại khác nhau hoàn toàn . Cường aldosteron nguyên phát là do một hoặc cả hai tuyến thượng thận có tổn thương hay tăng sinh khối lượng hay u tuyến thượng thận. Bệnh này còn được gọi là hội chứng Conn. Cường aldosteron thứ phát là do một yếu tố bên ngoài tác động đến tuyến thượng thận gây ra mà nguyên nhân chủ yếu là giảm lưu lượng máu lưu thông đến thận trong thời gian dài.

Cường aldosterol nguyên phát có thể gây ra nhiều loạn cơ quan trong cơ thể. Chính sự rối loạn này đã gây tổn thương trực tiếp đến các mô tim, dẫn đến hình thành sẹo và phình to bên trái tim. Ngoài việc làm tổn thương các mạch máu và gây ra các biến chứng khác liên quan đến huyết áp cao thì chứng cường aldosteron không được điều trị có thể khiến người bệnh có nhiều nguy cơ:


Bệnh cường aldosterol nguyên phát là một rối loạn nội tiết tố dẫn đến huyết áp cao
Bệnh cường aldosterol nguyên phát là một rối loạn nội tiết tố dẫn đến huyết áp cao

2. Nguyên nhân và triệu chứng của cường aldosterol nguyên phát

2.1. Nguyên nhân của bệnh cường aldosterol nguyên phát

Bệnh cường aldosterol nguyên phát là do một hoặc cả hai tuyến thượng thận trong cơ thể có vấn đề. Một số người bẩm sinh đã xuất hiện tình trạng tuyến thượng thận luôn hoạt động quá mức. Những người khác có thể hình thành bệnh cường aldosterol nguyên phát do:

  • Xuất hiện một khối u lành tính trên một trong các tuyến thượng thận
  • Ung thư vỏ thượng thận, là một khối u ung thư sản xuất aldosterone. Tuy nhiên trường hợp này rất hiếm gặp trong thực tế.
  • Glucocorticoid - tăng aldosterol có thể khắc phục được, một loại aldosteronism là tình trạng di truyền trong gia đình
  • Các loại vấn đề có thể di truyền khác ảnh hưởng đến tuyến thượng thận

2.2. Triệu chứng của bệnh cường aldosterol nguyên phát

Triệu chứng lâm sàng chính của cường aldosteron kể cả do nguyên phát hay thứ phát là huyết áp cao có thể từ trung bình đến nặng. Trong một số trường hợp, huyết áp cao liên quan đến cường aldosteron nguyên phát không đáp ứng với thuốc. Với những người khác, nó có thể chỉ đáp ứng với một số loại thuốc kết hợp. Huyết áp cao thường khó nhận biết nếu không kiểm tra thường xuyên. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể chú ý một số triệu chứng sau để có thể phát hiện sớm tình trạng này, cụ thể là:

  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Gặp các vấn đề về thị lực
  • Tức ngực
  • Khó thở

Một triệu chứng chính khác của chứng tăng aldosteron nguyên phát là hạ kali máu, khiến cho nồng độ kali trong máu giảm mạnh. Mặc dù không phải lúc nào nó cũng gây ra các triệu chứng, nhưng các trường hợp hạ kali máu đôi khi có thể gây ra:

3. Chẩn đoán và điều trị bệnh cường aldosterol nguyên phát

3.1. Chẩn đoán cường aldosterol nguyên phát

Để chẩn đoán cường aldosterol tiên phát dựa vào chỉ định một số phương pháp sau:

  • Điện giải máu, điện giải đồ niệu.
  • Xét nghiệm nồng độ aldosterol trong huyết thanh.
  • Xét nghiệm hoạt động renin huyết thanh (PRA).
  • Chẩn đoán hình ảnh về tuyến thượng thận: chụp cộng hưởng từ hoặc cắt lớp vi tính tuyến thượng thận.
  • Phẫu thuật tĩnh mạch thượng lưu hai bên (đối với mức cortisol và aldosterol)

Chẩn đoán nghi ngờ khi bệnh nhân có tăng huyết áp và hạ kali máu. Xét nghiệm ban đầu bao gồm đo nồng độ aldosterol trong huyết tương và hoạt động renin huyết tương. Lý tưởng nhất là bệnh nhân không nên dùng bất kỳ loại thuốc nào ảnh hưởng tới hệ thống renin - angiotensin (ví dụ thuốc lợi tiểu thiazid, thuốc ức chế ACE, thuốc chẹn thụ thể angiotensin II, thuốc ức chế beta) từ 4 - 6 tuần trước khi làm xét nghiệm. Hoạt động renin huyết thanh thường sẽ được đo vào buổi sáng với bệnh nhân nằm nghỉ. Bệnh nhân bị cường aldosteron nguyên phát thường sẽ có aldosterone huyết tương > 15mg / dL (> 0,42 nmol / L) và mức PRA thấp, với tỷ lệ aldosterone huyết tương (ng / dL) trên hoạt động của renin huyết thanh (ng / mL / h) > 20. Mức thấp của cả hoạt tính renin huyết tương và aldosterone cho thấy được lượng dư thừa mineralordic (non aldosteron mineralocorticoid excess) (ví dụ như do ăn phải cam thảo, Hội chứng Cushing, hoặc là Hội chứng Liddle). Mức cao của hoạt tính renin huyết tương và aldosterone là gợi ý cường aldosteron thứ phát.

Chẩn đoán phân biệt của cường Aldosteronism. Ở trẻ em thì Hội chứng Bartter được phân biệt với cường aldosteron nguyên phát khi không có tăng huyết áp và đánh giá độ cao của PRA. Bệnh nhân có các dấu hiệu gợi ý cường aldosteron nguyên phát nên được chụp CT hoặc MRI để xác định được nguyên nhân gây ra là do khối u hay tăng sản. Tuy nhiên, chẩn đoán hình ảnh có độ nhạy thấp và hầu hết bệnh nhân đều được yêu cầu phải đặt catheter tĩnh mạch tuyến thượng thận 2 bên để đo nồng độ cortisol và aldosterone để xác nhận được xem sự tăng aldosterone là một bên (khối u) hay hai bên (tăng sản tuyến thượng thận 2 bên ). Có thể trong tương lai PET- hình ảnh có thể sẽ hữu ích hơn.

3.2. Điều trị cường aldosterol nguyên phát

Điều trị cường aldosteron tập trung vào việc giảm mức aldosterone trong cơ thể hoặc ngăn chặn tác động của aldosterone, huyết áp cao và nồng độ kali trong máu thấp. Có một số phương pháp điều trị cường aldosterol nguyên phát, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra chứng cường aldosteron của mỗi người.

Sử dụng thuốc

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc đối kháng thụ thể mineralocorticoid chẳng hạn như spironolactone. Loại thuốc này ngăn chặn tác động của aldosterone lên cơ thể và có thể kiểm soát được huyết áp cao và nồng độ kali trong máu thấp. Bệnh nhân vẫn có thể cần dùng thêm thuốc để giúp kiểm soát huyết áp của mình.

Phẫu thuật

Nếu bệnh nhân có một khối u trên một trong các tuyến thượng thận, bác sĩ có thể cắt bỏ tuyến bị ảnh hưởng. Sau phẫu thuật, được gọi là cắt bỏ phần phụ, bệnh nhân có thể sẽ nhận thấy huyết áp giảm dần. Khi lành bệnh, bác sĩ sẽ thường xuyên theo dõi huyết áp của người bệnh để xác định xem đã đến lúc thay đổi thuốc điều trị huyết áp hay chưa. Cuối cùng, người bệnh có thể ngừng dùng thuốc hoàn toàn.


Điều trị cường aldosteron nguyên phát tập trung vào việc giảm mức aldosterone trong cơ thể
Điều trị cường aldosteron nguyên phát tập trung vào việc giảm mức aldosterone trong cơ thể

Thay đổi lối sống

Ngoài phương pháp điều trị sử dụng thuốc và phẫu thuật, bệnh nhân có thể thực hiện một số thay đổi lối sống để mang lại những lợi ích sức khỏe bổ sung và giúp chống lại tác động của cường aldosterol nguyên phát. Cụ thể:

  • Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh: Tuân theo một chế độ ăn uống cân bằng giúp chúng ta duy trì cân nặng hợp lý có thể làm giảm huyết áp. Bắt đầu bằng cách chọn thực phẩm tươi, chưa qua chế biến để giảm lượng muối nạp vào cơ thể bạn. Hãy thử kết hợp các yếu tố của chế độ ăn kiêng DASH- Phương pháp ăn kiêng để ngăn chặn tăng huyết áp), được thiết kế cho những người bị huyết áp cao. Ngoài ra, nhiều loại thuốc huyết áp sẽ hoạt động tốt hơn khi kết hợp với một chế độ ăn uống lành mạnh. Chế độ ăn ít muối thường là chìa khóa để điều trị chứng cường aldosterol nguyên phát
  • Tập thể dục: Tập thể dục đều đặn, thậm chí chỉ 30 phút đi bộ ít nhất năm buổi một tuần, có thể giúp giảm huyết áp.
  • Giảm lượng cồn và cafein: Cafein và rượu đều có thể làm tăng huyết áp của chúng ta. Một số loại thuốc huyết áp cũng kém hiệu quả hơn khi được dùng chung với rượu.
  • Bỏ hút thuốc: Hút thuốc lá làm co mạch máu, làm tăng nhịp tim và có thể làm tăng huyết áp. Tìm hiểu về các phương pháp khác nhau có thể giúp bạn loại bỏ thói quen. Hút thuốc cũng sẽ làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ, ngay cả khi không bị cao huyết áp.

Mặc dù ảnh hưởng của cường aldosterol nguyên phát có thể dẫn đến các biến chứng theo thời gian, nhưng bản thân tình trạng bệnh có thể được kiểm soát bằng các phương pháp điều trị thích hợp. Đối với nhiều người, các phương pháp điều trị bao gồm sự kết hợp của phẫu thuật, thuốc men và thay đổi lối sống. Ngoài ra, để tránh các biến chứng, hãy trao đổi thường xuyên với các bác sĩ để đưa ra kế hoạch điều trị lâu dài cho bệnh tăng huyết áp. Bên cạnh đó cần thường xuyên tái khám để kiểm tra bất kỳ thay đổi nào về nồng độ kali trong máu.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe