Quá trình điều trị cho bệnh nhân ung thư vùng đầu cổ sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Sau khi điều trị đã kết thúc, người bệnh bị ung thư đầu và cổ có thể kỳ vọng cuộc sống trở lại bình thường. Tuy nhiên, việc trở lại với các hoạt động hàng ngày có thể gặp khó khăn.
1. Ung thư đầu cổ phải làm sao?
Bị ung thư đầu và cổ chiếm khoảng 10% trong tổng số các loại ung thư. Ung thư đầu cổ là bệnh nguy hiểm nhưng nếu được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ có khả năng khỏi bệnh khá cao.
Hầu hết người bị ung thư đầu và cổ bắt đầu nguồn từ lớp tế bào gai nằm lót trong những bề mặt của vùng đầu cổ. Một số loại ung thư đầu cổ, chẳng hạn như ung thư miệng, ung thư tuyến nước bọt, ung thư thanh quản, ung thư mũi xoang, ung thư vòm họng, ung thư tuyến giáp.
Người bị ung thư đầu và cổ chiếm khoảng 4% các trường hợp ở Hoa Kỳ, ảnh hưởng đến hơn 50.000 người mỗi năm. Tỷ lệ sống sót sau những căn bệnh ung thư này đã tăng lên trong 30 năm qua.
2. Các tác dụng phụ liên quan đến điều trị do ung thư đầu và cổ
Các tác dụng phụ liên quan đến điều trị do ung thư đầu và cổ bao gồm:
- Vấn đề nha khoa;
- Vấn đề nuốt;
- Cứng hàm, thắt chặt hàm;
- Các vấn đề về cơ xương, chẳng hạn như giới hạn chuyển động hoặc đau ở khu vực xung quanh đầu và cổ.
3. Cuộc sống sau khi bị ung thư đầu và cổ sẽ ảnh hưởng như thế nào?
3.1. Ảnh hưởng về dinh dưỡng
Các vấn đề thường gặp về dinh dưỡng ở bệnh nhân bị ung thư vùng đầu và cổ gồm:
- Sụt cân và suy dinh dưỡng: Sụt cân trong quá trình tiến hành xạ trị vùng đầu cổ có thể làm mất tính an toàn của liệu pháp cũng như hiệu quả mang lại cho bệnh nhân. Trong hóa trị, việc sụt cân của bệnh nhân còn gây cản trở người bệnh không nhận được liều điều trị tối ưu nhất.
- Viêm tuyến nhầy, khô miệng, cứng hàm, xơ hóa thanh quản dẫn tới thay đổi mùi vị, giảm cảm giác thèm ăn: Với bệnh nhân ung thư thực quản, các biểu hiện thường gồm viêm tuyến nhầy, đau thực quản và nuốt khó, trong đó nuốt khó gặp phải > 90% bệnh nhân bị ung thư thực quản khiến cho biểu hiện này trở nên đặc hiệu với nhóm bệnh nhân này.
- Sưng, đau, nuốt nghẹn, nhai khó: Bệnh nhân có biểu hiện nuốt khó sau đợt điều trị. Ở những bệnh nhân mắc ung thư thực quản và dạ dày nên được hỗ trợ về việc tiết chế và điều khiển chức năng ngôn ngữ trong một vài tháng sau khi kết thúc liệu trình điều trị. Đồng thời những bệnh nhân này cũng cần bổ sung dinh dưỡng hơn bình thường do việc quay trở lại với chế độ ăn trước đây là rất khó.
- Tiêu chảy, buồn nôn và nôn: Triệu chứng tiêu chảy, nôn và buồn nôn là những tác dụng phụ thường gặp do một số loại hóa chất trong liệu trình hoá trị gây nên. Nếu không được kiểm soát tốt, tiêu chảy có thể gây mất nước, thiếu hụt điện giải, suy dinh dưỡng và cũng kéo dài thời gian nằm viện. Tuyến nhầy tại đường ruột và quá trình tiêu hóa các loại thức ăn cũng bị ảnh hưởng, do đó ảnh hưởng tới sự hấp thu và tiêu hoá thức ăn ở các mức độ khác nhau. Do đó làm giảm mức chuyển hóa protein, năng lượng và vitamin ở người bị ung thư đầu và cổ.
Một số lời khuyên dinh dưỡng:
- Người bị ung thư đầu và cổ cần duy trì cân nặng, cung cấp chế độ ăn giàu năng lượng và protein mỗi ngày.
- Người bị ung thư đầu và cổ cần ăn đa dạng các loại thực phẩm.
- Người bị ung thư đầu và cổ không nên sử dụng các thực phẩm thông thường gây khó nhai, nuốt nghẹn. Nên chế biến các loại thực phẩm dưới dạng lỏng, mịn, nhuyễn như súp, sinh tố, sữa, nước ép hoa quả tươi cho người bị ung thư đầu và cổ.
- Thay vì ăn 3 bữa chính thì người bị ung thư đầu và cổ nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày có thể từ 6-8 bữa để cung cấp được nhiều năng lượng hơn.
3.2. Ảnh hưởng về tâm lý
- Mối quan hệ xã hội: Ung thư có thể làm thay đổi các mối quan hệ trong xã hội giữa người bệnh với gia đình, đồng nghiệp và bạn bè. Quá trình điều trị bệnh có thể củng cố thêm mối quan hệ của bệnh nhân với những người xung quanh nhưng nó cũng có thể làm rạn nứt hơn các mối quan hệ này. Nguyên nhân chính gây ra sự rạn nứt trong các mối quan hệ thường là do mọi người không biết hỗ trợ bệnh nhân như thế nào tốt. Bởi vậy việc trò chuyện thẳng thắn, cởi mở được cho là cách đơn giản nhất để giải quyết vấn đề này. Ghi nhớ một điều đó là sự im lặng có thể phá hủy các mối quan hệ.
- Thay đổi từ trong ra ngoài: Quá trình điều trị ung thư có thể khiến người bệnh thay đổi từ diện mạo đến sức khoẻ như: Thay đổi cân nặng, rụng tóc, cơ thể xuất hiện thêm nhiều vết sẹo do phẫu thuật, tiêm truyền hoặc các bộ phận trong cơ thể bị thay đổi hoặc cần phải cắt bỏ. Tất cả những điều này có thể làm thay đổi ngoại hình và cả xu hướng tình dục của người bị ung thư đầu và cổ. Cũng phải kể đến việc điều trị ung thư còn ảnh hưởng đến các cơ quan sinh sản như tuyến vú, tuyến tiền liệt, tinh hoàn, âm đạo. Sự thay đổi khiến cho người bệnh hoang mang khi cho rằng mình không còn là đàn ông hoặc đàn bà nữa.
Mong muốn và khát khao được sống chính là điều đầu tiên người bệnh nghĩ đến khi biết được kết quả chẩn đoán ung thư của mình. Lúc đầu, người bệnh có thể không quan tâm đến các vấn đề tình dục, nhưng sau một thời gian, người bệnh sẽ muốn trở lại cuộc sống bình thường như trước đây. Phải mất một khoảng thời gian khá dài với nhiều người bị ung thư đầu và cổ thì mới có thể thích nghi với việc các bộ phận trong cơ thể hoặc ngoại hình của mình thay đổi. Người bệnh nên chia sẻ với bác sĩ về tất cả những mối quan tâm của mình. - Các vấn đề tâm lý của bệnh nhân ung thư: Lo âu; Trầm cảm; Cảm giác không chắc chắn và suy nghĩ tiêu cực; Tức giận và sợ hãi.
4. Phòng ngừa tái phát sau điều trị ung thư đầu và cổ
Đối với nhiều người bị ung thư đầu và cổ, khả năng sống sót đóng vai trò như một động lực mạnh mẽ để thay đổi lối sống. Những người đang hồi phục sau ung thư đầu và cổ được khuyến khích tuân theo các hướng dẫn đã được thiết lập để có sức khỏe tốt, chẳng hạn như:
- Liệu pháp nuốt: Các vấn đề về nuốt là một tác dụng phụ phổ biến của điều trị ung thư đầu và cổ. Liệu pháp nuốt có thể giúp bệnh nhân học các bài tập có thể giúp họ duy trì phạm vi chuyển động và sức mạnh của họ. Sau khi điều trị ung thư, bệnh nhân có thể tìm hiểu xem họ có bất kỳ thay đổi nào trong cổ họng hay không và tìm hiểu các cách để làm cho việc nuốt dễ dàng hơn hoặc tốt hơn.
- Sức khỏe răng miệng: Nhiều bệnh nhân ung thư đầu và cổ gặp phải các triệu chứng bên trong miệng. Bác sĩ có thể giúp bạn giải quyết nhiều vấn đề về răng miệng, bao gồm khô miệng, loại bỏ răng, vệ sinh sạch sẽ, v.v.
- Thính học: Bệnh nhân có thể được kiểm tra thính lực trước và sau khi điều trị ung thư để xác định xem có bất kỳ thay đổi nào hay không. Các bác sĩ thính học có thể điều trị chứng mất thính lực và các vấn đề khác như ù tai, chóng mặt.
- Vật lý trị liệu: Nhiều bệnh nhân bị ung thư đầu và cổ gặp phải các vấn đề về cơ xương, bao gồm giới hạn cử động hoặc đau, hạn chế mở hàm hoặc tư thế sai. Thông qua vật lý trị liệu, họ có thể học các liệu pháp để cải thiện khả năng thể chất và giảm bớt đau đớn.
- Chuyên gia dinh dưỡng: Một số bệnh nhân có thể cần phải sửa đổi chế độ ăn uống của họ để đối phó với các tác dụng phụ như vấn đề nuốt. Các chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp họ học cách nạp đủ calo.
Bác sĩ cũng có thể giúp bạn lập một kế hoạch tập thể dục thích hợp dựa trên nhu cầu, khả năng thể chất và mức độ thể dục của bạn. Do vậy, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn để phát triển một kế hoạch chăm sóc tử vong phù hợp nhất với nhu cầu của bạn.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Tài liệu tham khảo: Cancer.net, Oncolink.org