Cùng con học nói - Giai đoạn trẻ từ 0-1 tuổi

Bài viết bởi Thạc sĩ Nguyễn Thị Yến - Chuyên viên Âm ngữ trị liệu Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Time City

Học nói là một quá trình lâu dài và tự nhiên, được bắt đầu ngay từ khi em bé mới sinh ra. Con sẽ được trải nghiệm việc lắng nghe âm thanh lời nói từ mẹ và những người xung quanh. Từ đó, trẻ sẽ học được cách bắt chước và phát ra các âm thanh bập bẹ, các từ, cụm từ rồi nói thành câu. Sẽ thật tuyệt vời nếu bạn hiểu con và được đồng hành cùng con trong từng chặng đường phát triển, đặc biệt là trong việc “học nói” ở những năm tháng đầu đời. Chúng ta cùng nhau khám phá những mẹo nhỏ giúp bạn học nói cùng con trong giai đoạn từ sơ sinh đến 1 tuổi ở bài viết sau đây.

1.Học nói cùng con từ khi mới sinh đến 3 tháng tuổi

1.1. Đặc điểm ngôn ngữ - giao tiếp của trẻ

Giai đoạn này, em bé sẽ có những trải nghiệm ngôn ngữ đầu tiên bằng việc lắng nghe âm thanh từ giọng nói của mẹ và những người chăm sóc. Con sẽ quay đầu lại phía có âm thanh hoặc giọng nói và phản ứng lại bằng cách cười hoặc phát ra những tiếng ọc ọc nhỏ hay âm “ư ư” kết hợp với việc ngọ nguậy tay chân.

Trẻ sẽ khóc hoặc phát ra các âm thanh khác nhau cho các nhu cầu khác nhau của mình như: đói, mệt, bị ướt,... Trẻ tỏ ra thích thú và bắt đầu có phản hồi nhiều hơn với âm thanh lời nói quen thuộc từ mẹ. Trẻ thể hiện sự quan tâm đến khuôn mặt của người khác và lúc này cũng đã có giao tiếp mắt.

1.2. Cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ có thể làm gì?

Thời điểm này, việc tạo cơ hội để trẻ lắng nghe những âm thanh đa dạng, những lời nói nhẹ nhàng, yêu thương không chỉ giúp bé có những trải nghiệm âm thanh, lời nói quý giá mà con giúp bồi dưỡng tình cảm của cha mẹ và trẻ. Theo đó, cha mẹ có thể thực hiện các điều sau đây:

  • Hãy hát cho trẻ nghe: Những bài hát ru, những bài đồng dao, những bài hát vui nhộn,... là những gợi ý tốt dành cho bạn. Thậm chí, bạn có thể bắt đầu hát khi bé còn đang ở trong bụng mẹ, (thai giáo) bé sẽ nghe thấy tiếng nói của bạn.
  • Nói chuyện với trẻ: Hãy ở bên cạnh và trò chuyện với trẻ thật nhiều. Trẻ sẽ chưa thể hiểu được lời bạn nói nhưng con sẽ thích nghe giọng nói và nụ cười của bạn. Trẻ cũng sẽ quan tâm tới giọng nói và thích nhìn vào người khác khi người đó ở gần và nói chuyện cùng trẻ.

Ngoài ra, việc lên kế hoạch, sắp xếp và thiết lập một khu vực yên tĩnh là điều vô cùng cần thiết. Theo đó, cha mẹ cần hạn chế ti vi, đài hoặc các tiếng ồn khác. Điều này sẽ giúp con tập trung hơn vào việc lắng nghe âm thanh giọng nói của mẹ và người chăm sóc.

2. Học nói cùng con từ 3 đến 6 tháng tuổi

2.1. Đặc điểm ngôn ngữ - giao tiếp của trẻ

Trẻ sẽ có phản hồi nhiều hơn với âm thanh. Con bắt đầu biết “trò chuyện” bằng cách giao tiếp mắt và luân phiên phát âm với người lớn. Con biết tạo ra nhiều loại âm thanh khác nhau để thể hiện cảm xúc của mình. Trẻ có thể sẽ phát ra các âm bập bẹ “da, da, da” để thu hút sự chú ý của người khác.


Giai đoạn trẻ 3-6 tháng tuổi có thể học nói với các âm bập bẹ
Giai đoạn trẻ 3-6 tháng tuổi có thể học nói với các âm bập bẹ

2.2. Cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ có thể làm gì?

Giai đoạn này, trẻ đang học cách để kết nối và trò chuyện với mọi người. Do vậy, hãy khuyến khích và tạo nhiều cơ hội hơn để bé “giao tiếp”, bằng cách:

  • Hãy ôm lấy con, ghé sát gần bé và trò chuyện thật vui vẻ như thể bé đang tham gia câu chuyện và hiểu được hết những gì bạn nói.
  • Khi bé bập bẹ học nói, hãy bắt chước tất cả những âm thanh đó và cố gắng gán ý nghĩa cho âm thanh của bé, biến âm thanh đó trở nên có ý nghĩa.
  • Luôn giữ cuộc trò chuyện thật vui vẻ khi bé học nói.
  • Nếu trẻ cố gắng tạo ra âm thanh giống bạn, hãy mỉm cười, khen ngợi và khích lệ trẻ thật nhiều.

XEM THÊM: Các mốc tập nói của trẻ sơ sinh

3. Học nói cùng con từ 6 đến 9 tháng tuổi

3.1. Đặc điểm ngôn ngữ - giao tiếp của trẻ

Tuy rằng, giai đoạn này bé chưa học nói các con vật nhưng trẻ đã bắt đầu học nói, bập một cách đa dạng hơn, sử dụng và kết hợp nhiều loại âm thanh hơn khi giao tiếp. Cụ thể:

  • Trẻ có thể dõi theo hoặc nhìn về phía đồ vật hoặc người quen thuộc khi được gọi tên.
  • Trẻ tham gia vào các giao tiếp hai chiều như: chơi với đồ chơi hoặc chơi cùng với người lớn.
  • Trẻ thích bắt chước các âm thanh mà trẻ nghe thấy được.
  • Trẻ yêu thích việc tương tác với người khác và có thể duy trì được tương tác khi chơi đùa.
  • Trẻ biết thay đổi cảm xúc theo giọng nói của người lớn. Ví dụ: cười khi nghe thấy giọng nói vui vẻ, khóc khi nghe thấy tiếng nói tức giận.

3.2. Cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ có thể làm gì?

Bé học nói các con vật trong giai đoạn này rất hiếm, tuy nhiên cha mẹ có thể chơi cùng con, cùng con khám phá thế giới động vật bằng các cách sau đây:

  • Chơi các trò chơi như: Ú òa, kiến bò, nhện giăng tơ... hoặc các trò chơi có nhịp điệu, đòi hỏi một số vận động của cơ thể sẽ giúp trẻ phát triển khả năng chú ý, phối hợp tay – mắt trong khi chơi.
  • Cho trẻ khám phá các loại đồ chơi có nhiều chất liệu khác nhau như: sách vải sột soạt, xúc xắc, đồ chơi phát ra âm thanh, tiếng kêu của các con vật....để giúp con có nhiều trải nghiệm giác quan hơn. Hãy ở bên cạnh và nói cho trẻ biết con đang khám phá đồ chơi như thế nào. Ví dụ: con ấn tay xuống, còi xe kêu bíp bíp...
  • Đưa ra một vài câu hỏi đơn giản như “Gấu bông đâu rồi?” và hướng dẫn trẻ nhìn về phía có đồ vật khi con chưa trả lời. Điều này vừa giúp kéo dài cuộc trò chuyện vừa giúp trẻ tập trung chú ý hơn.

Từ 6 đến 9 tháng tuổi, cha mẹ có thể dạy con học nói cùng với các trò chơi
Từ 6 đến 9 tháng tuổi, cha mẹ có thể dạy con học nói cùng với các trò chơi

4. Học nói cùng con từ 9 đến 12 tháng tuổi

4.1. Đặc điểm ngôn ngữ - giao tiếp của trẻ

Giai đoạn từ 9-12 tháng tuổi là giai đoạn bé học nói, ví dụ:

  • Trẻ bắt đầu sử dụng các âm “ma ma”, “da da” một cách có ý nghĩa để phục vụ nhu cầu nào đó của con.
  • Trẻ hiểu và làm theo được những yêu cầu đơn giản như: lại đây, đưa bóng cho mẹ,...
  • Trẻ có thể tạo ra một chuỗi âm thanh dài với mục đích để giao tiếp với người khác.
  • Trẻ bắt chước lời nói của người lớn và có thể nói được 1 hoặc 2 từ.
  • Trẻ bập bẹ học nói theo các âm thanh có nhịp điệu.
  • Trẻ sẽ tìm kiếm mẹ hoặc người thân khi có ai đó hỏi “Mẹ/ người thân đâu?”
  • Khi bạn chỉ cho trẻ thấy những thứ mới lạ hoặc thú vị, trẻ sẽ nhìn theo tay chỉ của bạn.

Ngoài ra, trẻ sẽ sử dụng cử chỉ điệu bộ như: chỉ tay, xua tay, lắc đầu,... kết hợp với việc phát ra âm thanh để cho bạn biết trẻ muốn gì. Ví dụ: trẻ giơ tay lên đòi bế, trẻ đưa một món đồ chơi để bạn biết rằng con muốn chơi,...

4.2. Cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ có thể làm gì?

Ở giai đoạn này một số bé đã bắt đầu học nói các con vật, vì thế cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ hãy:

  • Hãy tạo ra thật nhiều hoạt động thú vị, vui vẻ và lôi cuốn trẻ tham gia. Sử dụng các trò chơi tương tác xã hội như: cù kỳ, kiến bò, nu na nu nống,... hoặc các bài đồng dao ngắn, bài hát trẻ thích và dạy trẻ “nói vuốt đuôi” theo lời bài hát.
  • Gọi tên tất cả những cử chỉ điệu bộ hoặc hành động của bé. Ví dụ, bé giơ tay lên, bạn sẽ nói “bế”; bé xua tay, bạn hãy nói “con không thích”,...
  • Tăng cường ngôn ngữ hiểu bằng cách hướng dẫn trẻ tham gia và thực hiện theo một số yêu cầu đơn giản liên quan đến hoạt động hằng ngày, hoạt động chơi vận động hoặc trò chơi trẻ thích như: đá bóng, ném bóng, đưa bóng cho mẹ,...
  • Hướng dẫn bé thực hiện một số hành động giao tiếp như: vẫy tay tạm biệt, hôn gió,...

Ngoài ra, bạn có thể tạo ra một cuốn album ảnh gia đình và chia sẻ nó với trẻ. Hãy giới thiệu với các thành viên trong gia đình với con. Trẻ sẽ rất thích khi được xem ảnh và lắng nghe bạn kể về từng thành viên trong gia đình.

Điều quan trọng nhất trong tất cả các hoạt động bạn thực hiện với con đó chính là “Niềm Vui” – niềm vui cho cả trẻ và bạn. Con sẽ học trong chính những lúc con chơi thật vui vẻ cùng bạn. Hãy cố gắng tìm kiếm hoặc nghĩ ra một trò chơi hay một bài hát có tiết tấu thú vị mà con yêu thích và chơi cùng con. Thậm chí, bạn còn có thể tự “sáng tác” ra bài hát hoặc câu chuyện, chỉ cần đó là điều mà trẻ thích. Như vậy, những việc bạn đang làm chính là đang hỗ trợ con có những trải nghiệm “học nói” thật tuyệt rồi đó.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe