Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Đặng Thị Ngọc Chương - Bác sĩ Nhi - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.
Ngôn ngữ ký hiệu dành cho trẻ em là một ngôn ngữ ký hiệu chuyên biệt được sử dụng để giao tiếp với bé chưa biết nói ngày càng trở nên phổ biến trong vài thập kỷ qua. Loại ngôn ngữ này nhằm giúp trẻ bày tỏ nhu cầu và mong muốn của bản thân, từ đó tránh được sự thất vọng và giận dữ bằng cách thu hẹp khoảng cách khi bố mẹ nói chuyện với con.
1. Cách thức hoạt động của ngôn ngữ ký hiệu của trẻ
Không có gì ngạc nhiên khi trẻ sơ sinh có thể học cách đưa ra các ký hiệu. Khả năng hiểu biết về ngôn ngữ và kỹ năng vận động của trẻ đều phát triển nhanh hơn nhiều so với khả năng nói. Và trẻ em đều rất thích bắt chước: Ví dụ, hầu hết trẻ sơ sinh phát hiện ra cách vẫy tay có nghĩa là "tạm biệt" và chỉ tay thật lâu vào vật mà trẻ muốn có nghĩa là "nhìn này", trước khi trẻ có thể nói.
Ý tưởng để giúp tiến thêm một bước nữa và dạy trẻ sơ sinh từ vựng về các ký hiệu được lấy cảm hứng từ chuyên gia về phát triển ở trẻ em Joseph Garcia.
Ông phát hiện ra rằng những đứa trẻ có cha mẹ khiếm thính học ngôn ngữ ký hiệu dễ nghe như thế nào và ông cũng nhận thấy rằng những đứa trẻ này tỏ ra ít đòi hỏi hơn những đứa trẻ không biết ngôn ngữ ký hiệu vì chúng có thể thể hiện suy nghĩ và nhu cầu của bản thân dễ dàng hơn.
Vậy tại sao các bậc cha mẹ cho trẻ sơ sinh không bị điếc nhưng lại không được hưởng những lợi ích của ký hiệu? Cuối cùng, Garcia nghĩ rằng, nếu một em bé có thể đưa ra ký hiệu vào những gì mình muốn thay vì la hét, mọi người trong gia đình sẽ hạnh phúc hơn.
Mặc dù đưa ra ký hiệu cho trẻ không chắc chắn sẽ làm giảm bớt việc trẻ khóc hay có những cơn giận dữ ở những trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi đã được dạy để đưa ra các ký hiệu thành công.
2. Những lợi ích của cách giao tiếp với trẻ chưa biết nói
Tăng cường kỹ năng giao tiếp sớm
Trong quá trình sinh hoạt hằng ngày, trẻ sơ sinh rất muốn giao tiếp với những người xung quanh và việc đưa ký hiệu là một cách tuyệt vời để giúp con bạn làm điều đó.
Các chuyên gia cho biết: “Khi các kỹ năng vận động tinh của trẻ phát triển sớm hơn khả năng nói, trẻ sẽ bắt đầu vỗ tay, vẫy tay và chỉ tay từ khoảng sáu đến tám tháng tuổi.
Trước sinh nhật đầu tiên, trẻ sẽ học được 30 đến 60 ký hiệu đơn giản. Tuy nhiên, các chuyên gia nhấn mạnh rằng, việc đưa ra ký hiệu không nên được sử dụng thay thế cho lời nói.
Khi bạn nói chuyện bình thường với con, bạn chỉ cần sử dụng một ký hiệu để nhấn mạnh nội dung chính mà chúng ta cố gắng giao tiếp với trẻ, ví dụ “Con có muốn uống sữa không?”.
Một liều thuốc tốt cho lòng tự trọng
Với việc đưa ra ký hiệu, em bé của bạn học cách truyền đạt những nhu cầu và ý kiến của mình rất lâu trước khi có thể nói, vì vậy bạn có thể dễ dàng đáp ứng được các nhu cầu này của bé.
Có thể thông báo nhu cầu và được đáp ứng các nhu cầu này là một phần rất lớn trong sức khỏe và lòng tự trọng của trẻ. Điều này cũng làm tăng lòng tự trọng của cha mẹ, bởi vì thật tuyệt vời khi có thể biết con bạn muốn gì mà không cần phải suy đoán quá nhiều.
Làm giảm sự thất vọng
Nhiều nghiên cứu khác nhau đã chỉ ra rằng việc đưa ra ký hiệu có thể giúp giảm bớt những cơn giận dữ của con bạn khi học nói.
Thời kỳ mà khi đó trẻ bắt đầu chống đối, ương bướng và phá phách đạt đỉnh điểm vào khoảng 17 tháng tuổi, phần lớn là do sự khác biệt giữa nhu cầu và mong muốn của con bạn và khả năng tự hiểu của bé.
Trẻ sẽ học tốt hơn ở trường
Kết nối âm thanh của một từ với một ký hiệu hình ảnh có thể giúp trẻ hiểu từ đó nhanh hơn.
Khi người lớn đưa ra ký hiệu, các chuyên gia khuyến cáo rằng, nên kết nối từ được nói với một ký hiệu trực quan, giúp bé ghi nhớ và học từ đó nhanh hơn. Những đứa trẻ đưa ra được ký hiệu có vốn từ vựng nhiều hơn so với những trẻ không biết đưa ra ký hiệu. Ngoài ra, trẻ 5 tuổi biết và sử dụng càng nhiều từ thì sẽ càng học tốt hơn.
Bố mẹ gắn bó với con hơn
Bé đưa ra được ký hiệu là một cách tuyệt vời để tăng mức độ tương tác giữa bạn và con bạn, và có thể giúp thúc đẩy sự phát triển toàn diện của bé.
Khi những nỗ lực đưa ra ký hiệu của con bạn được công nhận và nhận được lời khen, con bạn sẽ phát triển mạnh mẽ hơn.
Trẻ háo hức trò chuyện
Đã có rất nhiều ý kiến khác nhau về việc liệu đưa ra ký hiệu có làm tăng tốc độ phát triển giọng nói của trẻ hay không. Và mặc dù chưa có kết luận nào, nhưng việc đưa ra ký hiệu của trẻ chưa được phát hiện có bất kỳ tác hại đến khả năng nói chuyện của trẻ.
Tuy nhiên, sự thật không thể bàn cãi là con bạn có thể học cách đưa ra ký hiệu nhiều từ trước khi biết nói và việc này không thể kìm hãm khả năng phát triển lời nói của trẻ.
Làm cho bạn tự tin hơn
Một trong những lợi ích tốt nhất của việc trẻ đưa ra ký hiệu là nó sẽ khiến bạn cảm thấy như mình đang làm rất tốt công việc nuôi dạy con cái. Hiểu bé muốn gì sẽ khiến bạn cảm thấy hiểu nhiều về bé hơn, từ đó đưa bạn và con đến gần nhau hơn.
3. Cách giao tiếp với con bạn trước khi bé biết nói
Cũng như với bất kỳ kỹ năng mới nào, điều quan trọng là bạn phải thực hiện theo tốc độ của bé. Thời điểm tốt nhất để bắt đầu là khi bé bắt đầu phát triển mong muốn giao tiếp thực sự. Điều này thường xảy ra vào khoảng 8 hoặc 9 tháng tuổi, khi bạn có thể nhận thấy bé hòa đồng hơn, bắt đầu nói bập bẹ và sử dụng tiếng động và nét mặt để thu hút sự chú ý của bạn.
Bắt đầu bằng ký hiệu cho thứ mà bé quan tâm. Rất nhiều bé nhanh chóng nhận ra ký hiệu "nhiều hơn" liên quan đến thức ăn. Mỗi khi bạn sử dụng từ này, hãy cho bé thấy ký hiệu đó là gì.
Luôn sử dụng cùng một ký hiệu, lặp đi lặp lại nhiều lần và nhấn mạnh từ khóa cùng với ký hiệu, để bé có thể nhìn và nghe rõ ràng mối liên hệ.
Bé có thể tự mình thử ký hiệu sau vài ngày hoặc có thể mất vài tuần, do đó bạn hãy kiên nhẫn chờ đợi. Bạn lưu ý, khi thực hiện hướng dẫn trẻ đưa ra ký hiệu, hãy làm cho nó vui nhất có thể. Trẻ sơ sinh có nhiều khả năng học hỏi từ những điều mà trẻ cảm thấy thích thú.
Khi trẻ có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe, cha mẹ có thể đưa trẻ đến hệ thống Y tế Vinmec để được khám và điều trị kịp thời.
Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.
Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.
Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:
Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ
Nguồn tham khảo: babycenter.com
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong