Virus cúm thường gây bệnh nhiều nhất vào mùa đông hoặc đôi khi cũng có thể xảy ra ngoài mùa cúm thông thường. Ngoài virus cúm thì các loại virus khác cũng có thể gây ra bệnh hô hấp với triệu chứng tương tự như cúm. Vì vậy, để biết nguyên nhân chính xác của bệnh cần phải thực hiện xét nghiệm cúm.
1. Bệnh cúm mùa
Bệnh cúm mùa là một bệnh truyền nhiễm ở đường hô hấp do virus cúm gây ra và lây lan trực tiếp từ người sang người. Bệnh cúm mùa ảnh hưởng đến hệ hô hấp chủ yếu là mũi và cổ họng và bệnh bùng phát phần lớn theo mô hình mùa có thể dự đoán được và xảy ra hàng năm. Bệnh cúm mùa có thể tấn công vào bất cứ lúc nào trong năm và thường theo mùa. Mùa cúm kéo dài từ mùa thu đến mùa xuân, cao điểm trong những tháng của mùa đông.
Bệnh cúm mùa ở trẻ em thường diễn ra trong khoảng 1 tuần, nhưng ở một số trẻ mắc bệnh nghiêm trọng hơn và có thể cần phải nhập viện để điều trị. Bởi vì cúm có thể dẫn đến nhiễm trùng phổi (viêm phổi) và nghiêm trọng hơn là tử vong.
2. Chẩn đoán bệnh cúm mùa
Xét nghiệm cúm có độ nhạy, độ đặc hiệu và chính xác cao phải được thực hiện trong các phòng thí nghiệm chuyên ngành, chẳng hạn như các xét nghiệm được tìm thấy trong bệnh viện hoặc phòng thí nghiệm y tế công cộng. Ngoài ra, còn có xét nghiệm cúm có sẵn để phát hiện virus cúm trong bệnh phẩm hô hấp. Phổ biến nhất được gọi là xét nghiệm chẩn đoán cúm nhanh (RIDTs). Các xét nghiệm cúm khác được gọi là các xét nghiệm phân tử nhanh chóng, phát hiện vật liệu di truyền của virus. Xét nghiệm phân tử nhanh cho kết quả sau 15-20 phút và chính xác hơn RIDT.
Các xét nghiệm cụ thể theo thứ tự ưu tiên:
- RT-PCR, đây là phương pháp xét nghiệm có độ nhạy cao nhất và đặc trưng nhất để kiểm tra virus cúm. Phương pháp này cho kết quả trong vòng 4-6 giờ. Phương pháp RT-PCR cho thấy độ nhạy cao hơn so với phương pháp nuôi cấy virus, và phương pháp này rất hữu ích để phân biệt nhanh giữa các loại cúm. RT-PCR cũng là xét nghiệm ưu tiên đối với các mẫu bệnh phẩm thu được từ những người có tiền sử phơi nhiễm với động vật mắc cúm (ví dụ như cúm A(H5N1)).
- Miễn dịch huỳnh quang. Kháng thể huỳnh quang trực tiếp hoặc nhuộm kháng thể huỳnh quang gián tiếp để phát hiện kháng nguyên cúm được sử dụng làm xét nghiệm sàng lọc. Miễn dịch huỳnh quang cho thấy độ nhạy và độ đặc hiệu thấp hơn một chút so với phân lập virus trong nuôi cấy tế bào, nhưng kết quả có sẵn trong vài giờ sau khi nhận mẫu. Hiệu suất của xét nghiệm này phụ thuộc vào chuyên môn của kỹ thuật viên phòng thí nghiệm và chất lượng của mẫu thu thập được (tức là mẫu bệnh phẩm phải bao gồm các tế bào biểu mô đường hô hấp).
- Xét nghiệm nhanh (RIDTs). Phương pháp xét nghiệm nhanh hoạt động bằng cách phát hiện các bộ phận của virus (kháng nguyên) kích thích phản ứng miễn dịch. Các xét nghiệm này có thể cung cấp kết quả trong khoảng 10-15 phút, nhưng không chính xác như các xét nghiệm cúm khác. Do đó, vẫn có thể bị cúm, mặc dù kết quả xét nghiệm nhanh là âm tính. Hiệu suất của xét nghiệm này phụ thuộc nhiều vào tuổi của người bệnh, thời gian mắc bệnh, loại mẫu bệnh phẩm và loại virus cúm. Với độ nhạy và độ đặc hiệu thấp nên việc sử dụng các xét nghiệm tiếp theo với RT-PCR hoặc nuôi cấy virus nên được cân nhắc để nhận định các kết quả xét nghiệm âm tính.
- Phân lập virus (trong nuôi cấy tế bào chuẩn và nuôi cấy lớp) không phải là xét nghiệm sàng lọc, nhưng trong thời gian hoạt động của cúm thấp hay cúm đầu mùa/cúm cuối mùa (cuối mùa xuân, mùa hè và đầu mùa thu), nên thực hiện trên mẫu bệnh phẩm hô hấp thu thập từ những người nghi ngờ cúm xuất hiện trong vòng 5 ngày sau khi phát bệnh. Đặc biệt là nếu những người đó được biết là có liên quan về mặt dịch tễ với dịch cúm. Trong mùa cúm, nên tiến hành nuôi cấy virus với các mẫu bệnh phẩm hô hấp thu được từ một nhóm người cho mục đích giám sát virus thông thường và để xác nhận một số kết quả xét nghiệm âm tính từ xét nghiệm kháng nguyên và miễn dịch huỳnh quang nhanh.
- Xét nghiệm huyết thanh thường không được khuyến cáo để phát hiện bằng chứng nhiễm virus cúm ở người để kiểm soát bệnh cấp tính. Dữ liệu xét nghiệm huyết thanh cúm cho một mẫu huyết thanh duy nhất có thể được giải thích đáng tin cậy. Các mẫu huyết thanh pha loãng là cần thiết để xác định chuẩn độ kháng thể (bằng cách ức chế hemagglutinin, ELISA hoặc cố định bổ sung, chỉ có sẵn trong các phòng thí nghiệm tham khảo), nhưng kết quả không thể đạt được một cách kịp thời và sẽ không ảnh hưởng đến quản lý lâm sàng. Mẫu huyết thanh ghép chỉ hữu ích cho chẩn đoán hồi cứu và cho mục đích nghiên cứu.
Để giải thích chính xác kết quả xét nghiệm các bác sĩ lâm sàng cần phải hiểu thêm về các hạn chế của xét nghiệm cúm, đặc biệt là xét nghiệm sàng lọc như miễn dịch huỳnh quang hay xét nghiệm nhanh cũng như mức độ hoạt động của cúm trong dân cư được xét nghiệm. Các bác sĩ lâm sàng cũng nên xem xét rằng các kết quả xét nghiệm cúm dương tính không loại trừ nhiễm trùng và đánh giá vi khuẩn đối với nhu cầu tiềm năng của kháng sinh.
- Kết quả xét nghiệm sàng lọc dương tính rất có thể là thực sự dương tính trong các giai đoạn hoạt động cúm cao điểm trong quần thể được thử nghiệm.
- Kết quả xét nghiệm sàng lọc dương tính rất có thể là dương tính giả trong các giai đoạn hoạt động cúm thấp trong cộng đồng được thử nghiệm, bao gồm cúm đầu mùa và cúm cuối mùa. Một xét nghiệm xác nhận như PCR hoặc nuôi cấy virus nên được xem xét.
- Kết quả xét nghiệm sàng lọc âm tính rất có thể là thực sự âm tính trong thời gian hoạt động cúm thấp trong quần thể được thử nghiệm.
- Kết quả xét nghiệm sàng lọc âm tính rất có thể là âm tính giả trong các giai đoạn hoạt động cúm cao điểm trong thử nghiệm cộng đồng. Một xét nghiệm xác nhận, chẳng hạn như PCR hoặc nuôi cấy virus nên được xem xét.
Cúm là bệnh do virus rất phổ biến và dễ lây lan trong cộng đồng. Tuy phần lớn bệnh nhân mắc cúm là nhẹ và tự khỏi nhưng cũng có đối tượng sẽ gặp nguy hiểm khi mắc cúm. Vì vậy, việc chẩn đoán bệnh cúm vô cùng quan trọng, không chỉ dựa vào triệu chứng mà còn phải sử dụng kết quả xét nghiệm từ đó mới có kết quả chính xác cho việc lựa chọn phác đồ điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nghiêm trọng do cúm gây ra.
Trung tâm vắc-xin – Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City và chuỗi Bệnh viện, phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp dịch vụ tiêm vắc-xin phòng cúm.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: Cdc.gov; Who.int