Zasemer 1g là thuốc kháng sinh dạng bột pha tiêm dùng theo chỉ định và đơn kê của bác sĩ. Để dùng thuốc Amtim an toàn và hiệu quả thì bạn cần tham khảo tư vấn từ dược sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.
1. Zasemer 1g là thuốc gì?
Zasemer 1g thuộc danh mục thuốc kháng sinh kê đơn dùng theo đường tiêm/ truyền tĩnh mạch. Thuốc Zasemer 1g được sản xuất trong nước bởi Công ty cổ phần dược phẩm Am Vi - VIỆT NAM, theo số đăng ký VD – 23500 – 15.
Thành phần chính có trong Zasemer 1g là hoạt chất Ceftizoxim (dưới dạng Ceftizoxim natri) hàm lượng 1g. Vỏ hộp thuốc Zasemer 1g hình chữ nhật dọc, màu trắng có các đường kẻ ngang màu xanh đậm. Đóng gói Zasemer 1g hộp 1 lọ, hộp 10 lọ bột pha tiêm.
2. Tác dụng thuốc Zasemer 1g
Trong thuốc Zasemer 1g có chứa thành phần Ceftizoxim, một Cephalosporin thế hệ III, có độ bền cao với nhiều loại beta – lactam sản xuất bởi cả vi khuẩn Gram âm và Gram dương, in vitro và in vivo.
Cơ chế diệt khuẩn của Zasemer 1g đó là ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. Các chủng nhạy cảm như:
- Staphylococcus aureus;
- Staphylococcus epidermidis;
- Streptococcus agalactiae;
- Streptococcus pneumoniae
- Streptococcus pyogenes;
- Enterobacter spp.;
- Escherichia coli;
- Haemophilus influenzae (bao gồm cả chủng kháng ampicilin);
- Klebsiella pneumoniae;
- Morganella morganii;
- Neisseria gonorrhoeae;
- Proteus mirabilis;
- Proteus vulgaris;
- Providencia rettgeri;
- Pseudomonas aeruginosa;
- Serratia marcescens;
- Bacteroides spp.;
- Peptococcus spp.;
- Peptostreptococcus spp.
Ceftizoxim là hoạt chất có trong Zasemer 1g không hấp thu qua đường tiêu hoá nên phải tiêm dưới dạng muối natri. 1 giờ sau khi tiêm bắp liều 0,5g và 1g Zasemer 1g thì nồng độ đỉnh trong huyết tương là 14 và 30mcg/ml. Thời gian bán thải của Ceflizoxim trong huyết tương khoảng 1.7h, kéo dài hơn ở trẻ em và người suy thận.
Zasemer 1g có thể phân phối rộng trong các mô, dịch thể, nồng độ đạt được trong dịch não tuỷ khi màng não bị viêm.
3. Chỉ định và chống chỉ định dùng thuốc Zasemer 1g
Thuốc Zasemer 1g được chỉ định cho các đối tượng nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm với Ceftizoxim như:
- Lậu không biến chứng;
- Viêm vùng chậu;
- Nhiễm trùng máu;
- Viêm màng não;
- Viêm phổi;
- Viêm phế quản;
- Giãn phế quản;
- Viêm thận;
- Viêm bàng quang;
- Viêm niệu đạo;
- Viêm phúc mạc;
- Viêm túi mật;
- Viêm tuyến tiền liệt;
- Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn;
- Viêm tủy xương;
- Viêm khớp nhiễm trùng;
- Viêm phần phụ;
- Nhiễm trùng sau chấn thương.
Chống chỉ định:
- Không dùng Zasemer 1g cho các đối tượng dị ứng với các thành phần trong thuốc.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên dùng Zasemer 1g.
4. Liều dùng – Cách sử dụng Zasemer 1g
Để dùng Zasemer 1g an toàn bạn cần dùng đúng cách, đúng liều dưới chỉ dẫn của bác sĩ/ dược sĩ.
Người lớn và trẻ trên 12 tuổi có liều dùng Zasemer 1g tuỳ vào tình trạng nhiễm khuẩn:
- Nhiễm khuẩn không biến chứng: Dùng Zasemer 1g theo liều 2 lọ/ ngày tiêm cách nhau 12h;
- Nhiễm trùng trung bình - nặng: Dùng Zasemer 1g theo liều từ 3 – 6 lọ/ngày tiêm cách nhau 8h;
- Nhiễm trùng máu: Dùng Zasemer 1g theo liều từ 6 – 8 lọ/ngày, tiêm cách nhau 6 – 8h;
- Nhiễm trùng nặng đe dọa tính mạng: Dùng Zasemer 1g theo liều từ 12 lọ/ngày, tiêm cách nhau 4h;
- Điều trị lậu: Dùng Zasemer 1g liều đơn tiêm bắp;
Liều dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 12 tuổi:
- Tùy theo tình trạng nhiễm khuẩn, dùng Zasemer 1g theo liều từ 50 – 100 mg/kg trọng lượng cơ thể/ngày, tiêm cách nhau 6 – 12h.
- Nhiễm trùng nặng đe dọa tử vong, liều Zasemer 1g có thể tăng đến 150 – 200 mg/kg trọng lượng cơ thể/ngày.
Liều dùng cho trẻ đẻ non:
- Liều Zasemer 1g không vượt quá 50mg/kg trọng lượng cơ thể/ngày.
Ngoài ra, liều dùng thuốc Zasemer 1g cho đối tượng đặc biệt như suy thận cần tuỳ thuộc vào độ thanh thải Creatinin. Nếu độ thanh thải Creatinin 5 ml/phút thì dùng liều Zasemer 1g duy trì cần giảm 1⁄2 liều so với liều thông thường. Liều Zasemer 1g khởi phát phụ thuộc vào tính nhạy cảm của vi khuẩn và mức độ nặng/ nhẹ của nhiễm khuẩn
Về cách dùng, thuốc Zasemer 1g bào chế dạng bột pha tiêm do đó cách dùng đó là tiêm theo chỉ định, cụ thể:
- Tiêm bắp: Hoà tan 1g Ceftizoxim trong 3mg nước cất pha tiêm, tiến hành tiêm ở những vùng cơ bắp lớn;
- Tiêm tĩnh mạch: Hoà tan 1g Ceftizoxim trong 10ml nước cất pha tiêm, tiêm chậm trong 3 – 5 phút;
- Truyền tĩnh mạch: Pha Ceftizoxim như tiêm tĩnh mạch rồi pha loãng với 50 – 100ml một trong các dịch truyền như NaCl 0,9%, Dextrose 5 hoặc 10%, Dextrose 5% và NaCl 0.9%, 0.45% hoặc 0.2%, natri bicarbonat 5%. Ringer lactat, đường nghịch chuyển 10% trong nước, dextrose 5% trong Ringer lactat (chỉ dùng khi thuốc được hoà tan trong dung dịch natri bicarbonat 4%).
Dung dịch pha đã ổn định trong 24h trong nhiệt độ phòng và 96h trong tủ lạnh dưới 5 độ C.
5. Thận trọng khi dùng thuốc Zasemer 1g
Thận trọng khi dùng Zasemer 1g với các đối tượng sau:
- Suy thận;
- Tiền sử bệnh tiêu hoá (viêm đại tràng);
- Tiền sử quá mẫn với Penicillin và thuốc khác.
Ngoài ra, khi dùng Zasemer 1g cần chú ý một số cảnh báo sau:
- Cần theo dõi chức năng thận khi sử dụng Zasemer 1g, đặc biệt là đối tượng suy thận nặng;
- Dùng Zasemer 1g trong thời gian dài có thể làm tăng các chủng vi sinh vật không nhạy cảm, tăng nguy cơ kháng thuốc;
- Theo dõi thời gian prothorombin khi dùng Zasemer 1g ở người suy gan, suy dinh dưỡng hay dùng thuốc chống đông.
6. Tương tác thuốc với Zasemer 1g
Sử dụng thuốc Zasemer 1g cũng có thể gây tương tác nếu bạn dùng chung với các thuốc:
- Probenecid;
- Aminoglycosid.
Thông báo cho bác sĩ các loại thuốc bạn đang dùng khi có chỉ định dùng Zasemer 1g.
7. Tác dụng phụ thuốc Zasemer 1g
Khi dùng thuốc Zasemer 1g bạn cũng có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như:
- Nóng, rát, đau tại chỗ tiêm;
- Viêm mô tế bào;
- Co cứng cơ;
- Viêm tắc tĩnh mạch;
- Phát ban;
- Sốt;
- Sốc phản vệ;
- Tăng bạch cầu ưa oesin;
- Tăng tiểu cầu;
- Dương tính giả với phép thử Coombs;
- Thiếu máu;
- Tiêu chảy;
- Buồn nôn;
- Nôn.
Theo dõi và thông báo cho bác sĩ các tác dụng phụ không mong muốn khi dùng thuốc Zasemer 1g.
Zasemer 1g công dụng trong điều trị nhiễm khuẩn theo chỉ định của bác sĩ. Trong khi điều trị bằng thuốc Zasemer 1g nếu nhận thấy biểu hiện bất thường, bạn hãy thông báo với bác sĩ để được xử trí kịp thời.