Công dụng thuốc Viibryd

Viibryd có thành phần chính là Vilazodone, thuộc nhóm thuốc hướng thần kinh. Thuốc Viibryd được sử dụng phổ biến trong điều trị các trường hợp trầm cảm nặng (MDD). Tìm hiểu các thông tin cơ bản như thành phần, chỉ định, chống chỉ định, liều dùng và tác dụng phụ của thuốc Viibryd sẽ giúp người bệnh nhân nâng cao kết quả điều trị.

1. Thuốc Viibryd là thuốc gì?

Thuốc Viibryd được bào chế dưới viên nén hàm lượng khác nhau như 20, 40, 60 và 80 mg, với thành phần chính bao gồm:

  • Hoạt chất: Vilazodone (dạng Vilazodone hydrochloride).
  • Tá dược: Lactose monohydrate, Magnesium stearate, Microcrystalline cellulose, Colloidal silicon dioxide, Titanium dioxide, Polyvinyl alcohol, Titanium dioxide, Bột Talc, Polyethylene glycol, FD&C Yellow, FD&C Blue và FD&C Red vừa đủ 1 viên nén.

Dược lực học:

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa hiểu cơ chế tác dụng chống trầm cảm của Vilazodone hydrochloride, nhưng một số bằng chứng cho răng cơ chế này liên quan đến việc ức chế chọn lọc tái hấp thu Serotonin từ đó tăng cường hoạt động Serotonergic ở thần kinh trung ương. Ngoài ra, hoạt chất Vilazodone hydrochloride cũng là chất chủ vận tại các thụ thể Serotonergic 5-HT1A, tuy vậy các dữ liệu nghiên cứu về tác dụng này trên sự dẫn truyền Serotonergic và vai trò của quá trình trên đối với tác dụng chống trầm cảm của Vilazodone hydrochloride vẫn chưa được hiểu rõ.

2. Thuốc Viibryd có tác dụng gì?

Thuốc Viibryd được chỉ định điều trị cho các bệnh nhân bị rối loạn trầm cảm nặng (MDD).

Rối loạn trầm cảm nặng (Major depressive disorder - MDD) bao gồm một hoặc nhiều giai đoạn nổi bật và xuất hiện mỗi ngày trong ít nhất 2 tuần các triệu chứng chán nản hoặc thất vọng gây cản trở hoạt động bình thường hằng ngày và bao gồm ít nhất 5 trong 9 triệu chứng sau:

  • Tâm trạng chán nản;
  • Mất hứng thú với các hoạt động bình thường;
  • Thay đổi về cân nặng hoặc/và cảm giác thèm ăn;
  • Buồn ngủ hoặc mất ngủ;
  • Tâm thần kích thích hoặc chậm phát triển trí tuệ;
  • Mệt mỏi;
  • Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi;
  • Giảm khả năng tập trung hay suy nghĩ chậm lại;
  • Ý định tự sát.

3. Chống chỉ định của thuốc Viibryd

  • Dị ứng quá mẫn với bất cứ thành phần của thuốc Viibryd.
  • Tiền sử dị ứng với các thuốc khác có chứa Vilazodone hydrochloride.
  • Người đang điều trị bằng thuốc ức chế Monoamine Oxidase (MAOIs) hoặc sử dụng thuốc MAOIs trong vào ít nhất 14 ngày trước khi dùng Viibryd.
  • Phụ nữ mang thai hay phụ nữ đang cho con bú.
  • Người lớn tuổi hoặc trẻ em.
  • Người suy giảm chức năng gan, chức năng thận nặng.

4. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Viibryd:

Khuyến cáo sử dụng thuốc Viibryd trong bữa ăn.

Liều dùng

  • 7 ngày đầu: Uống 10 mg/lần/ngày.
  • 7 ngày tiếp theo: Uống 20 mg/lần/ngày.
  • Liều duy trì: Uống 40 mg/lần/ngày.

5. Lưu ý khi sử dụng Viibryd:

Điều trị bằng thuốc Viibryd với liều cao hoặc kéo dài, có thể gây ra các tác dụng phụ như:

  • Tâm thần: Mất ngủ, hay gặp ác mộng, bồn chồn, hoảng sợ, cơn hưng cảm.
  • Thần kinh: Tác dụng an thần, đau đầu, đau nửa đầu, hoa mắt, chóng mặt, rối loạn phát triển thần kinh, cảm giác dị cảm, run chi.
  • Rối loạn thị giác: Khô mắt, nhìn mờ, đục thủy tinh thể.
  • Tim mạch: Đau ngực, đánh trống ngực, ngoại tâm thu thất.
  • Rối loạn tiêu hóa: Giảm vị giác, khô miệng, khó tiêu, đầy hơi, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, viêm dạ dày ruột.
  • Tiết niệu: Tiểu ra máu.
  • Sinh dục: Chậm xuất tinh, giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương.
  • Da và mô mềm: Ra mồ hôi nhiều về đêm, biểu hiện dị ứng trên da như ban da, phù mạch, mày đay, ngứa.
  • Toàn thân: Mệt mỏi, suy nhược cơ thể, sốc phản vệ, suy đa tạng.

Nên ngừng thuốc khi phát hiện những triệu chứng trên hoặc các bất thường khác sau khi uống thuốc Viibryd và nhanh chóng thông báo với bác sĩ điều trị về việc sử dụng Viibryd hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Lưu ý sử dụng thuốc Viibryd ở các đối tượng sau:

  • Đối với những bệnh nhân bị rối loạn trầm cảm nặng (MDD) đã được điều trị bằng thuốc Viibryd, một số trường hợp đã được ghi nhận các triệu chứng của trầm cảm trở nên nặng hơn và có thể xuất hiện hành vì và ý định tự tử hoặc xuất hiện những thay đổi bất thường khác trong hành vi. Vì thế, tất cả những trường hợp đang được điều trị bằng thuốc Viibryd trong vài tháng đầu tiên của liệu trình hoặc hoặc vào những thời điểm thay đổi liều lượng, hoặc tăng hoặc giảm liều thuốc cần được theo dõi sát và chặt chẽ để kịp thời phát hiện những bất thường trên để kịp thời xử trí.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc Viibryd ở những người có tiền sử hoặc đang mắc hội chứng ác tính do thuốc an thần (NMS), hội chứng Serotonin, co giật, rối loạn đông máu, chảy máu bất thường, hạ Natri máu, rối loạn lưỡng cực Mania/Hypomania.
  • Phụ nữ có thai: Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phân loại hoạt chất Vilazodone hydrochloride trong thuốc Viibryd thuộc nhóm C, là nhóm có bằng chứng về nguy cơ trên thai kỳ. Vì thế, chống chỉ định sử dụng thuốc Viibryd trên phụ nữ mang thai.
  • Phụ nữ đang cho con bú: Các nghiên cứu cho rằng hoạt chất Vilazodone hydrochloride có trong thuốc Viibryd có thể đi qua sữa mẹ, tuy nhiên tác dụng của hoạt chất này trên trẻ bú sữa mẹ vẫn chưa được hiểu rõ. Vì thế, việc sử dụng Viibryd chỉ nên được xem xét nếu lợi ích mang lại lớn hơn nguy cơ có thể xảy ra đối với trẻ.
  • Người làm nghề lái xe hay công nhân vận hành máy móc có thể gặp phải một số rối loạn thần kinh hay chức năng thị giác sau khi sử dụng thuốc Viibryd, do đó khuyến cáo không dùng thuốc Viibryd trước vào trong khi làm việc.

6. Tương tác thuốc Viibryd:

Tương tác với các thuốc khác:

  • Tránh sử dụng kết hợp thuốc Viibryd với các loại thuốc khác có thể ảnh hưởng đến hệ thống dẫn truyền thần kinh Serotonergic như: MAOI, SSRIs, SNRIs, Triptans, Tramadol, Buspirone, Tryptophan.
  • Tránh sử dụng kết hợp thuốc Vilazodone sau vì có thể gây rối loạn đông máu, làm tăng nguy cơ chảy máu bất thường:

Trên đây là những thông tin cần thiết về thành phần, công dụng, liều dùng và lưu ý của thuốc Viibryd. Bệnh nhân và người nhà nên đọc kỹ hướng dẫn có trên bao bì thuốc Viibryd, đồng thời tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi quyết định sử dụng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe