Thuốc Vacocalcium SC được chỉ định bổ sung calci cho các đối tượng đang tăng trưởng, mang thai, cho con bú, hạ calci huyết. Để đảm bảo hiệu quả điều trị, người dùng cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, đồng thời tham khảo thêm nội dung thông tin về công dụng thuốc Vacocalcium SC trong bài viết sau đây.
1. Thuốc Vacocalcium SC có tác dụng gì?
1.1. Thuốc Vacocalcium SC là thuốc gì?
Vacocalcium SC là thuốc sản xuất bởi Công ty CP Dược Vacopharm lưu hành ở Việt Nam và được đăng ký với SĐK VD-17627-12.
Thuốc có thành phần:
- Calci gluconat 500mg.
- Vitamin D3 200UI.
- Tá dược vừa đủ 01 viên bao đường (Lactose, Tinh bột màu, Polyvinyl pyrrolidon, Natri tinh bột glycolat, Magnesi stearat, Talc, Đường RE, Titan dioxyd, Eudragit L-100, Gôm Arabic, Sáp carnauba, Sáp ong, Ethanol 96%).
1.2. Thuốc Vacocalcium SC chữa bệnh gì?
Thuốc Vacocalcium SC có tác dụng trong điều trị các tình trạng sau:
- Hạ calci huyết cấp (tetani trẻ sơ sinh, do thiểu năng cận giáp, do hội chứng hạ calci huyết, tái khoáng hóa sau phẫu thuật tăng năng cận giáp, hiếu vitamin D) và dự phòng thiếu calci huyết khi thay máu.
- Ðiều trị bằng thuốc chống co giật trong thời gian dài (tăng hủy vitamin D).
- Chế độ ăn thiếu calci, đặc biệt trong thời kỳ nhu cầu calci tăng: Thời kỳ tăng trưởng, thời kỳ mang thai, thời kỳ cho con bú, người cao tuổi.
- Tăng kali huyết và magnesi huyết.
- Quá liều thuốc chẹn calci hoặc ngộ độc ethylen glycol.
- Sau truyền máu khối lượng lớn chứa calci citrat gây giảm Ca++ máu.
2. Cách sử dụng thuốc Vacocalcium SC
Cách dùng Vacocalcium SC thuốc:
- Thuốc Vacocalcium SC được sử dụng qua đường uống.
Liều dùng của thuốc Vacocalcium SC:
- Người lớn: 1 viên/ lần, ngày 2-3 lần.
- Trẻ em: tuân theo sự chỉ dẫn của Thầy thuốc.
Xử lý khi quên liều:
Trong trường hợp bạn quên một liều khi đang trong quá trình dùng thuốc hãy dùng càng sớm càng tốt (thông thường có thể uống thuốc cách 1-2 giờ so với giờ được bác sĩ yêu cầu). Tuy nhiên, nếu thời gian đã gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm đã quy định. Lưu ý không dùng gấp đôi liều lượng đã quy định.
Xử trí khi quá liều:
- Dấu hiệu và triệu chứng ban đầu của ngộ độc vitamin D: Là dấu hiệu và triệu chứng của tăng calci máu. Nồng độ calci máu vượt quá 2,6 mmol/lít (10,5 mg/100ml) được coi là tăng calci máu.
- Biểu hiện: Yếu, mệt, ngủ gà, đau đầu, chán ăn, miệng khô, vị kim loại, buồn nôn, nôn, chuột rút ở bụng, táo bón, tiêu chảy, chóng mặt, ù tai, ngoại ban, đau cơ, đau xương và dễ bị kích thích.
- Xử trí: Bù dịch bằng truyền tĩnh mạch natri clorid 0,9%. Theo dõi nồng độ kali, magie trong máu và thay máu sớm để đề phòng biến chứng trong điều trị.
Điều trị nhiễm độc vitamin D3: Ngừng thuốc, ngừng bổ sung calci, duy trì khẩu phần ăn có ít calci, uống nhiều nước hoặc truyền dịch. Nếu cần, dùng corticosteroid hoặc thuốc lợi tiểu tăng thải calci như Furosemid và Acid ethacrynic để giảm nồng độ calci trong huyết thanh.
Nếu ngộ độc vitamin D cấp, vừa mới uống, tiến hành gây nôn hoặc rửa dạ dày. Nếu thuốc đã qua dạ dày, điều trị bằng dầu khoáng có thể thúc đẩy thải trừ vitamin D qua phân.
3. Lưu ý khi dùng thuốc Vacocalcium SC
- Suy hô hấp hoặc nhiễm toan máu; tăng calci huyết có thể xảy ra khi chức năng thận giảm, cần thường xuyên kiểm tra calci huyết, tránh nhiễm toan chuyển hóa (chỉ dùng 2 - 3 ngày sau đó chuyển sang dùng các muối calci khác).
- Sarcoidosis hoặc thiểu năng cận giáp (có thể gây tăng nhạy cảm với vitamin D); suy chức năng thận, bệnh tim, sỏi thận, xơ vữa động mạch.
- Phụ nữ có thai và cho con bú: Nếu khẩu phần ăn không đủ calci và vitamin hoặc thiếu tiếp xúc với bức xạ tử ngoại, nên bổ sung theo liều khuyến cáo (RDA) là 400UI vitamin D/ngày (hay 2 viên/ngày)
- Người lái xe và vận hành máy móc: Thuốc không ảnh hưởng đến đối tượng này.
4. Tác dụng phụ của thuốc Vacocalcium SC
- Hạ huyết áp (chóng mặt), giãn mạch ngoại vi, táo bón, đầy hơi, buồn nôn, nôn, đỏ da, nổi ban, đau hoặc nóng nơi tiêm, cảm giác ngứa buốt. Đỏ bừng và/ hoặc có cảm giác ấm lên, nóng.
- Vã mồ hôi, loạn nhịp, rối loạn chức năng tim cấp, mệt, ngủ gà, đau đầu, chán ăn, khô miệng, vị kim loại, buồn nôn, nôn, chuột rút ở bụng, táo bón, tiêu chảy, chóng mặt và dễ bị kích thích.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn mà bạn gặp phải khi sử dụng thuốc.
5. Tương tác thuốc Vacocalcium SC
- Những thuốc sau đây ức chế thải trừ calci qua thận: Các Thiazid, Clopamid, Ciprofloxacin, Chlorthalidon, thuốc chống co giật. Calci làm giảm hấp thu Demeclocyclin, Doxycyclin, Metacyclin, Minocyclin, Oxytetracyclin, Tetracyclin, Enoxacin, Fleroxacin, Levofloxacin, Lomefloxacin, Norfloxacin, Ofloxacin, Pefloxacin, sắt, kẽm và những chất khoáng thiết yếu khác.
- Không nên dùng đồng thời vitamin D với Phenobarbital và/hoặc Phenytoin (và có thể với những thuốc khác gây cảm ứng men gan) vì những thuốc này có thể làm giảm nồng độ 25 - hydroxyergocalciferol và 25 - hydroxy - colecalciferol trong huyết tương, tăng chuyển hóa vitamin D thành những chất không có hoạt tính.
- Không nên dùng đồng thời vitamin D với corticosteroid vì corticosteroid cản trở tác dụng của vitamin D.
6. Cách bảo quản thuốc Vacocalcium SC
- Thời gian bảo quản thuốc là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
- Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ < 30°C.
- Để xa tầm tay trẻ em.
Trên đây là thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Vacocalcium SC. Việc sử dụng thuốc Vacocalcium SC theo đúng chỉ định của bác sĩ sẽ giúp bạn đảm bảo an toàn sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị bệnh.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.